Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xóa đói giảm nghèo trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở bắc giang (Trang 55 - 60)

Các mặt hàng công nghiệp - TTCN trên địa bàn đã có sự đa dạng như xi măng, giấy, phân đạm, cá loại tấm lợp kim loại, dây điện, than, đá các loại, gạch ngói xây dựng…Tuy nhiên quy mô sản xuất vẫn nhỏ, chưa có sản phẩm mũi nhọn, năng lực, hiệu quả, sức cạnh tranh còn yếu, chủ yếu phục vụ thị trường tỉnh và trong nước, xuất khẩu sản phẩm công nghiệp còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, chủ yếu là mặt hàng tiểu thủ công, khai thác và sơ chế, ngành công nghiệp chế biến nông sản phát triển chậm, chưa thể hiện được ưu thế về nguồn nguyên liệu.

Số doanh nghiệp tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng nhưng mật độ phân bố không đều, tâp trung chủ yếu ở thành phố và khu vực phụ cận. Một số huyện miền núi như Sơn Động, Yên Thế, có rất ít các cơ sở sản xuất công nghiệp. Các doanh nghiệp tập trung nhiều ở thành phố Bắc Giang 567 DN, Việt Yên 241 DN, Lạng Giang 193 DN, trong khi Sơn Động chỉ có khoảng 47 DN, Yên Thế có 45 DN. Các doanh nghiệp tập trung chủ yếu gần quốc lộ 1A, có sự thuận lơi về mặt bằng và giao thông. Tuy nhiên trong tầm nhìn chiến lược lâu dài của tỉnh cần phân bố các cơ sở công nghiệp một cách hợp lí hơn, tạo điều kiện cho các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa có khả năng phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, thúc đẩy chuyển dịch kinh tế theo hướng hiện đại, giảm tỉ lệ nghèo đói.

* Tình hình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

Bắc Giang là tỉnh miền núi với cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, do đó công tác tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản có ý nghĩa quan trọng. Những năm qua, tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp tích cực để thu hút đầu tư, làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, giải quyết nhanh gọn thủ tục, tạo môi trường đầu tư; tranh thủ sự giúp đỡ của một số Bộ, ngành trung ương, đầu tư cho các chương trình, dự án và các doanh nghiệp. Tỉnh đã đôn đốc chỉ đạo xây dựng các đề án đầu tư theo danh mục,

tăng cường kiểm tra giám sát từ khâu chuẩn bị đầu tư đến các bước thi công, nghiệm thu, bàn giao quản lý, khai thác và sử dụng các công trình, do đó đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn đạt kết quả khá.

Trong giai đoạn 2000 - 2011 tổng vốn đầu tư đã đạt trên 6.950 tỷđồng. Trong đó vốn ngân sách Nhà nước do trung ương đầu tư trên địa bàn chiếm tỷ trọng chủ yếu dao động từ 32% đến 49% mỗi năm, ngoài ra vốn dự án giảm nghèo thuộc vốn địa phương quản lý cũng có tỷ trọng lớn chiếm bình quân mỗi năm 19,09% so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn. Nguồn vốn trên được đầu tư cho xây dựng nhiều công trình quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và XĐGN như cầu cống, đường giao thông, thuỷ lợi, điện, cơ sở hạ tầng thông tin - liên lạc, trường học, bệnh viện, trạm y tế và nhiều công trình văn hoá - xã hội khác mang lại hiệu quả rõ rệt, thể hiện:

- Hạ tầng giao thông được cải thiện, các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, được đầu tư nâng cấp, giao thông nông thôn từng bước được kiên cố hoá. Trong đó một số công trình trọng điểm phục vụ đi lại thuận lợi như đường quốc lộ 31 và 279, đường tỉnh lộ 291, 295, cầu sông Thương, cầu An Bá, cầu Lục Liễu…….

- Hệ thống lưới điện quốc gia được đầu tư xây dựng trong toàn tỉnh, đặc biệt là những xã vùng sâu, vùng xa.

- Đầu tư xây dựng mới các công trình thuỷ lợi. Sau 11 năm thực hiện, các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ được tập trung đầu tư xây dựng cung cấp nước phục vụ tưới tiêu, một số công trình được Nhà nước quan tâm đầu tư. Việc quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi phát huy hiệu quả tốt. Công trình (hồ chứa nước và đập tràn) được xây dựng tương đối đa dạng với quy mô khác nhau, phân bố rộng rãi khắp trên địa bàn. Mức khống chế tưới của các công trình phụ thuộc vào địa hình song đều đảm bảo kỹ thuật và chất lượng, đại đa số đã phát huy được tác dụng, hiệu quả, góp phần nâng cao diện tích

tưới tiêu chủ động lên trên 56%, do đó diện tích gieo cấy 2 vụ và 3 vụ tăng; năng suất, sản lượng lựơng thực tăng đáng kể.

- Hệ thống trường, lớp được đầu tư cải tạo và xây dựng mới như trường Trung học phổ thông số 2, số 3 Tân Yên, Sơn Động, Lục Ngạn, Trung tâm Giáo dục thường xuyên; các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ở các xã; tỷ lệ phòng học được xây dựng kiên cố đạt 89%, đáp ứng tốt hơn nhu cầu giảng dạy và học tập của nhân dân.

- Các công trình công cộng, công trình phúc lợi như trụ sở làm việc các cơ quan, Đài tưởng niệm, Bến xe khách, hệ thống đèn chiếu sáng… được đầu tư đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt của tỉnh.

- Đã tiến hành quy hoạch mở rộng thành phố Bắc Giang về phía Bắc và đầu tư phát triển một số thị trấn tai các huyện, thị tứ, bộ mặt nông thôn từng bước đổi mới. Các xã ĐBKK được quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thông qua các chương trình, dự án như chương trình 135, dự án giảm nghèo, định canh định cư 661 và các dự án khác, hàng năm mỗi huyện được đầu tư xây dựng từ 10 đến 20 tỷ đồng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, XĐGN, cải thiện đời sống nhân dân.

- Hệ thống thông tin liên lạc phát triển nhanh, 100% các xã, thị trấn đã có báo đọc trong ngày và có máy điện thoại phục vụ nhu cầu thông tin, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của cấp uỷ, chính quyền địa phương.

Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vẫn còn để xảy ra những hạn chế sau:

- Một số nội dung trong công tác đầu tư còn lúng túng, nhất là khâu tư vấn, khảo sát, thiết kế và thẩm định đầu tư.

- Một số yếu tố gây ảnh hưởng tới tiến độ đầu tư chậm được giải quyết như công tác khảo sát thiết kế, công tác quy hoạch chọn điểm đầu tư công trình chưa sát thực, lập thủ tục hồ sơ để trình duyệt chậm.

- Việc thi công xây dựng một số công trình còn kéo dài, hoàn thành không đúng tiến độ, giám sát thi công yếu nên khi thi công xong, công trình chưa phát huy tác dụng hiệu quả hoặc phải bổ sung, điều chỉnh hạng mục gây lãng phí.

2.1.2.4. Lĩnh vực dịch vụ

Khu vực dịch vụ đã có những bước tiến khá vững chắc. Năm 1997, khi tái lập tỉnh, GDP do khu vực dịch vụ tạo ra là 818,05 tỷ đồng (theo giá thực tế), chiếm 29,7% tổng GDP trên địa bàn thì đến năm 2005 chiếm 34,6% GDP; năm 2010, GDP dịch vụ đạt 6.014 tỷ đồng, gấp 4,3 lần năm 2001, chiếm 33,9% GDP toàn tỉnh.

Biểu đồ 2.6: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn

Trong 10 năm (2001 - 2010), tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế của tỉnh không những không tăng mà còn giảm. Năm 2001, ngành dịch vụ chiếm 36,1% cơ cấu kinh tế, đến năm 2005 và năm 2010 tương ứng là 34,6% và 32,5%. Tuy nhiên, tốc độ tăng GDP ngành dịch vụ 5 năm trở lại đây có xu hướng tăng. Năm 2005, GDP ngành dịch vụ (giá hiện hành) gấp 1,8 lần năm 2001 thì năm 2010 gấp 2,2 lần năm 2000 [23; tr. 25].

Dịch vụ của tỉnh phát triển còn mang tính tự phát là chủ yếu, tập trung vào các ngành dịch vụ có chất lượng và trình độ phục vụ thấp, sử dụng nhiều lao động chưa qua đào tạo. Những ngành dịch vụ “chủ chốt” có tính chất quyết định cho sự phát triển của tỉnh như: dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ thương mại... mới bước đầu được hình thành và phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xóa đói giảm nghèo trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở bắc giang (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)