Biểu đồ 2.7 : giá trị sản xuất dịch vụ theo giá so sánh 1994
7. Kết cấu của luận văn
2.4. Một số bài học kinh nghiệm về tăng trưởng kinh tế gắn
giảm nghèo
Từ lý luận và thực tiễn TTKT gắn với XĐGN được tiến hành trên thế giới, ở một số địa phương trong nước và tại địa bàn nghiên cứu, có thể rút ra được một số bài học kinh nghiệm quý báu như sau:
- Một là, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao và ổn định tạo điều kiện cho XĐGN. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm được coi là những đóng góp quan trọng nhất để giảm nghèo. Với những thành tựu quan trọng đã đạt được về tăng trưởng kinh tế mà nguồn lực huy động cho đầu tư phát triển đã tăng khá. Cũng nhờ đó, vốn cho chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN tăng đáng kể qua các năm. Ngân sách nhà nước đầu tư trực tiếp cho chương trình giai đoạn 2005 - 2010 tăng đáng kể so với giai đoạn trước.
- Hai là, kết hợp tăng trưởng kinh tế với thực hiện các chương trình giảm nghèo. Nhờ có tăng trưởng kinh tế kết hợp với việc chỉ đạo thực hiện quyết liệt các chương trình giảm nghèo, chúng ta đã đạt được thành công đáng kể xét về mức giảm nghèo tương ứng với mỗi phần trăm tăng trưởng kinh tế. Thông qua hệ số co dãn giữa tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo, người ta cho rằng hình thái tăng trưởng của nước ta là bản chất vì người nghèo rõ rệt. Khi
quy mô nền kinh tế tăng lên khoảng gấp đôi trong giai đoạn từ 1993 đến 2002, tỷ lệ dân số sống trong nghèo đói giảm hơn một nửa. Nếu tính theo phần trăm, mức tăng sản lượng theo đầu người gần 5,9% đi cùng với mức giảm nghèo vào khoảng 7% có nghĩa là độ co dãn của giảm nghèo đối với tăng trưởng kinh tế lớn hơn 1. Như vậy, có thể kết luận là tăng trưởng có lợi cho người nghèo. Điều đó thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc thực hiện bình đẳng và hoà nhập xã hội [14; tr. 35].
XĐGN là một nhiệm vụ trọng tâm và được cụ thể bằng hàng loạt các chương trình mục tiêu quốc gia. Mặc dù chương trình mục tiêu quốc gia ra đời năm 1998, song các hoạt động XĐGN đã được tập trung chỉ đạo thực hiện như một chương trình mục tiêu quốc gia từ đầu những năm 1990. Đến nay chương trình bước sang giai đoạn mới 2010 - 2015 với nhiều nội dung mới và cách làm đa dạng. Đây được coi là chương trình hỗ trợ trực tiếp nhằm hỗ trợ người nghèo tiếp cận dễ dàng tới các dịch vụ sản xuất và dịch vụ xã hội cơ bản. Ngoài ra, một chương trình hỗ trợ gián tiếp, để phát triển kinh tế - xã hội tại các xã ĐBKK miền núi, vùng sâu, vùng xa đã được triển khai từ năm 1999 nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số, tạo điều kiện đưa các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, chậm phát triển, hoà nhập vào sự phát triển chung của đất nước, chương trình tập trung vào xây dựng kết cấu hạ tầng (điện, đường giao thông, trường học, trạm xá, và công trình thuỷ lợi, chợ...) cho các xã nghèo, vùng nghèo.
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội cần luôn luôn đảm bảo kết hợp hài hoà giữa TTKT với XĐGN sao cho TTKT phải tạo được tiền đề vật chất và nguồn lực thực hiện XĐGN và thực hiện công bằng xã hội, XĐGN phải tạo được nền tảng cơ sở vững chắc giúp kinh tế tăng trưởng bền vững. Các giải pháp, các chương trình, dự án, chính sách TTKT và XĐGN cần phải được kết hợp đồng thời hay lồng ghép một cách tối ưu và có hiệu quả không
để xảy ra tình trạng đầu tư phát triển mất cân đối gây tình trạng phân hoá giàu nghèo, bất ổn xã hội, suy thoái môi trường sinh thái, cản trở, kìm hãm và tác động xấu lẫn nhau trong quá trình TTKT và thực hiện XĐGN.
- Ba là, xã hội hoá các hoạt động XĐGN, đặc biệt về nguồn lực, nhân lực và vật lực. Nguồn lực của Nhà nước vừa có vai trò chủ đạo vừa mang tính xúc tác, nguồn lực từ cộng đồng quốc tế có vai trò quan trọng. Các phong trào "Ngày vì người nghèo"; chương trình "Những tấm lòng từ thiện", "Nối vòng tay lớn", "Một thế giới một trái tim", "Quỹ tình thương", " Nhà đại đoàn kết"... đã thu hút đông đảo sự quan tâm và giúp đỡ của các cá nhân, cộng đồng, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội trong nước và quốc tế. Cuộc vận động "Ngày vì người nghèo", tập trung xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo do Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì được phát động từ năm 2000 đến nay đã thực sự gây được tiếng vang trong nhân dân với số tiền huy động được lên tới gần nghìn tỷ đồng. Nhờ đó, nhiều hộ nghèo đã được hỗ trợ nhà ở bao gồm cả sửa chữa hoặc xây mới. Các tổ chức đoàn thể phát huy vai trò của mình đa dạng hoá mô hình hoạt động nhằm cải thiện điều kiện sống cho thành viên như mô hình tín dụng - tiết kiệm của phụ nữ, nông dân sản xuất giỏi, thanh niên làm kinh tế… Ngoài nguồn lực từ cộng đồng trong nước, cộng đồng quốc tế cũng đóng vai trò quan trọng cả về hỗ trợ tài chính cũng như kỹ thuật trong XĐGN. Qua đó, chúng ta đã tiếp thu được nhiều kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế thông qua hợp tác ở cả cấp vi mô và vĩ mô. Hàng loạt các kinh nghiệm, bài học đã được nhân rộng và đưa vào chính sách XĐGN ở nước ta như phương pháp lập kế hoạch có sự tham gia của người dân, giới trong XĐGN, cơ chế xác định đối tương, cơ chế tăng cường phân cấp cho địa phương, đặc biệt là cấp xã... Những kinh nghiệm và bài học quý báu đó đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của công cuộc XĐGN. Trong tương lai, công tác xã hội hoá sẽ tiếp tục được quan tâm và thúc đẩy nhằm tăng cường trách nhiệm xã
hội của mọi người dân trong việc giải quyết vấn đề nghèo đói ở nước ta.
- Bốn là, đổi mới công tác tổ chức, lập kế hoạch bảo đảm tính công khai, minh bạch và trách nhiệm, tạo điều kiện cho chính quyền địa phương chủ động, người dân được bàn bạc, thảo luận nhằm tạo ra sự đồng thuận và hợp tác trong quá trình triển khai chương trình XĐGN. Từ nhiều năm qua, các cơ quan quản lý Nhà nước đã có những bước tiến khá lớn và có chất lượng trong công tác điều hành thực hiện các chương trình, dự án. Sự tự chủ trong vấn đề phân bổ ngân sách, tổ chức thực hiện và quản lý chương trình trên cơ sở nhu cầu, kế hoạch và khả năng huy động nguồn lực của địa phương đã tạo điều kiện cho chính quyền cơ sở chủ động, tự quyết và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả của chương trình. Cơ chế này được các địa phương đón nhận tích cực vì nó đã thay thế cách lập và phân bổ ngân sách từ trên xuống như trước đây. Song trên thực tế quyền kiểm soát và ra quyết định mới chỉ thực hiện tại cấp tỉnh và huyện, cấp xã vẫn còn rất hạn chế.
- Năm là, nâng cao ý chí quyết tâm vượt nghèo, vươn lên làm giàu trong ý thức của người dân và đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là các xã nghèo, vùng nghèo. Hai yếu tố quan trọng nhất cho giảm nghèo, đó là Nhà nước tạo động lực giảm nghèo thông qua các chính sách phát triển kinh tế - xã hội và quyết tâm vươn lên của người dân. ý thức vượt nghèo của người dân phải được gắn liền với phương châm thực hiện các hoạt động của các chương trình giảm nghèo. Đó là phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Các chương trình giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng nghèo, xã nghèo bước đầu được người dân trong cộng đồng thôn, bản, làng, xã tham gia, thảo luận và quyết định, tuy chưa đồng bộ, nhưng điều đó cũng nói lên vai trò của người dân đã bắt đầu được đánh giá đúng. Người dân cũng từng bước nhận thức vai trò và trách nhiệm của chính họ trong việc tham gia thực hiện các chương trình giảm nghèo.
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT TỐT HƠN NỮA CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO, THÚC ĐẨY