Kết quả thực hiện xoá đói giảm nghèo những năm qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xóa đói giảm nghèo trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở bắc giang (Trang 70 - 72)

Biểu đồ 2.7 : giá trị sản xuất dịch vụ theo giá so sánh 1994

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Bắc Giang

2.2.3. Kết quả thực hiện xoá đói giảm nghèo những năm qua

- Trong những năm qua, nhờ có sự tập trung chỉ đạo, lãnh đạo của tỉnh uỷ và sự nỗ lực của các cấp uỷ cơ sở, UBND tỉnh và các cơ quan, ban ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 1997 - 2000 và giai đoạn 2001 - 2011. Vì vậy, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh liên tục giảm từ 2001 đến 2011 (tính theo chuẩn nghèo cũ), bình quân mức giảm tỷ lệ hộ nghèo đạt 4,17%/năm, mỗi năm giảm trung bình 8.155 hộ.

- Các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, nước sạch sinh hoạt, nhà ở, văn hoá, thông tin, truyền thanh, truyền hình được quan tâm đầu tư hỗ trợ nên mức độ tiếp thu của hộ nghèo ngày một tốt hơn. Mạng lưới y tế từ huyện đến thôn bản được củng cố và tăng cường: Đã cấp hơn 600 nghìn thẻ Bảo hiểm y tế, chữa bệnh miễn phí cho hộ nghèo và 17 xã ĐBKK; bệnh nhân là người

nghèo, trẻ em và các đối tượng chính sách xã hội được quan tâm khám và điều trị, số tiền được miễn giảm hàng trăm triệu đồng. Con em người nghèo đi học được cấp sách giáo khoa, miễn giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng khác.

Chương trình xoá phòng học tạm, học nhờ thực hiện đạt hiệu quả, hệ thống mạng lưới, quy mô, loại hình trường lớp được củng cố phát triển, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Bảng 2.7. Một số chỉ tiêu phát triển xã hội

Đơn vị 2006 2007 2008 2009

Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh % 25,04 21,28 17,78 14,36 Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh % 67,00 72,00 80,00 83,00 Tỷ lệ hộ nghe được đài truyền thanh % 100,00 100,00 100,00 100,00 Tỷ lệ hộ xem được đài truyền hình % 95,00 96,00 97,00 97,80

(Nguồn: Cục Thống kê Bắc Giang)

- Hầu hết các hộ nghèo có điều kiện tiếp cận tốt với các dịch vụ hỗ trợ phát triển sản xuất để vươn lên vượt nghèo. Đến tháng 12/2011 đã có 64.860 hộ nghèo được vay vốn bằng 331.270 triệu đồng. Trong đó có 18 hộ vay đi xuất khẩu lao động nước ngoài với 190 triệu đồng, số còn lại vay vốn phát triển sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ...

- Dự án hỗ trợ đời sống và PTKT hộ gia đình đồng bào dân tộc 17 xã ĐBKK và 3 xã (ngoài chương trình 135) đã hỗ trợ cho 1.338 hộ với số tiền 1.222,84 triệu đồng.

- Dự án nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác XĐGN ở các xã, thị trấn. Trong 5 năm qua đã chi hàng trăm triệu đồng, mở được 212 lớp tập huấn cho 2.362 lượt cán bộ XĐGN của xã và thôn bản.

Thông qua việc thực hiện chương trình về XĐGN, nhận thức, năng lực, trách nhiệm của các xã, thị trấn và người nghèo được nâng lên, một số nhiệm vụ XĐGN đã tạo được phong trào mạnh mẽ trong toàn tỉnh theo phương

châm xã hội hoá, thu hút sự tham gia của toàn xã hội. Nổi bật là vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các ngành đoàn thể từ huyện đến cơ sở, đã phát động phong trào sâu rộng, tổ chức các cuộc vận động như "ngày vì người nghèo"; vận động hỗ trợ giúp nhau về giống, vốn sản xuất; triển khai thực hiện Nghị quyết liên tịch giữa ngành ngân hàng với tổ chức đoàn thể trong việc tín chấp cho vay vốn; vận động giúp hộ nghèo cải thiện về nhà ở đã được các xã, thị trấn đặc biệt quan tâm, đến năm 2011 toàn tỉnh đã hỗ trợ được 5.504 hộ nghèo cải thiện nhà ở với tổng số tiền là 33.368.150 triệu đồng; phong trào phát triển kinh tế gia đình được đẩy mạnh và xác định là hướng đột phá chính để đảm bảo giảm nghèo vững chắc.

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông thôn được quan tâm chỉ đạo chuyển dịch theo hướng tích cực, nông nghiệp đã từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Chỉ đạo tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, mở 450 lớp tập huấn cho 24.000 lượt người nghèo tham gia, tổ chức trên 150 hội nghị đầu bờ, hội thảo tham quan học tập kinh nghiệm. Kết quả đã tạo ra những bước thay đổi rõ rệt trong sản xuất nông - lâm nghiệp, thuỷ sản; các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao được ứng dụng; ngành nghề và dịch vụ tiếp tục được phát triển mở rộng, đã góp phần chuyển đổi lao động, tạo việc làm tăng thu nhập cho người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xóa đói giảm nghèo trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở bắc giang (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)