Biểu đồ 2.7 : giá trị sản xuất dịch vụ theo giá so sánh 1994
7. Kết cấu của luận văn
3.1.2. Định hướng và mục tiêu giải quyết đói nghèo trong quá trình
trưởng kinh tế của tỉnh Bắc Giang
3.1.2.1. Định hướng chung
Ngày 13/01/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 05/2009/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 với quan điểm: “Huy động cao nhất mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về kinh tế…Phấn đấu đến năm 2020 chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa…Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động công nghiệp và dịch vụ….Gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội, xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm, giảm chênh lệch về mức sống giữa các khu vực, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; quan tâm xây dựng và phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội” [29].
Định hướng chung là giảm nhanh hộ nghèo, xã nghèo vững chắc và gắn với phát triển kinh tế bền vững, luôn duy trì tăng trưởng kinh tế cao và ổn định vì người nghèo, đảm bảo tốc độ tăng thu nhập của hộ nghèo trong tỉnh cao hơn tốc độ tăng thu nhập bình quân; tập trung nâng cao năng lực thị trường cho người nghèo, hỗ trợ hộ nghèo tiếp cận các nguồn lực phát triển kinh tế, tạo việc làm, đa dạng hóa thu nhập, tự mình thoát nghèo, vươn lên
làm giàu, cải thiện cuộc sống; hạn chế tốc dộ gia tăng khoảng cách chênh lệch và mức sống của các tầng lớp dân cư, giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo.
Tiếp tục thực hiện chủ trương và chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đi đôi với tích cực xóa đói giảm nghèo. Làm thay đổi một cách căn bản nhận thức của người nghèo từ thụ động chuyển sang chủ động tham gia vào thị trường, Nhà nước có cơ chế, chính sách khuyến khích hộ nghèo, xã nghèo từng bước thoát nghèo vươn lên no ấm.
Đầu tư tập trung của Nhà nước, của địa phương vào phát triển kinh tế - xã hội, phát triển kinh tế - văn hóa một số huyện trong tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao như Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động. Đồng thời, có chính sách khuyến khích xã nghèo, hộ nghèo vươn lên làm giàu, khắc phục tính thụ động, trông chờ vào Nhà nước.
Đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, ổn định và trên diện rộng, có lợi cho người nghèo, hình thành các trung tâm kinh tế ở các huyện, tăng cường giao lưu hàng hóa, đi đầu trong tăng trưởng là hướng quyết định nhất để giảm nghèo nhanh và bền vững.
Nâng cao năng lục thị trường và đa dạng hóa sinh kế của người nghèo trong vùng (ngoài thâm canh nông nghiệp, phát triển công nghiệp, kinh tế rừng, dịch vụ…); hỗ trợ, tạo cơ hội cho người nghèo, xã nghèo, vùng nghèo, tiếp cận nguồn lực phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập trên cơ sở phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất, nhất là thủy lợi, tiếp cận thị trường đất đai, tín dụng, khuyến nông, dạy nghề…coi đó là giải pháp cơ bản nhất để giảm nhanh hộ nghèo vững chắc gắn với tăng trưởng kinh tế.
Có biện pháp chủ động, giảm nguy cơ rủi ro cho người nghèo trước những bất trắc trong đời sống như thiên tai, bão lũ; rủi ro do cơ chế thị trường và rủi ro xã hội khác, trước hết là cho nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương (người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, người thất nghiệp…).
Tăng trưởng kinh tế gắn liền với xóa đói giảm nghèo trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế tổng hợp của tỉnh, liên kết và hợp tác với các tỉnh xung quanh và các vùng kinh tế trọng điểm của miền Bắc như: Lạng Sơn, Hà Nội, Quảng Ninh…Chủ động hội nhập, mở rộng giao lưu kinh tế trong và ngoài nước để phát huy lợi thế, phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và du lịch.
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tốc độ tăng GDP: Đưa nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 là 12%; giai đoạn 2016 - 2020 là 12%. Trong đó công nghiệp - xây dựng chiếm 35%; dịch vụ chiếm 35,5%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 30,5%.
- Tốc độ xuất khẩu gấp 2 lần so với tốc độ tăng GDP.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Phấn đấu đến năm 2012, tỷ trọng của các khu vực trong tổng GDP như sau: ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 35%; dịch vụ chiếm 34,5%; nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 30,5%; đến năm 2015, tỷ trọng này tương ứng là 44,7% - 35,1% - 20,3% và đến năm 2020 là 49,2% - 37,1% - 13,7%.
- GDP trên người: Phấn đấu giảm dần mức chênh lệch GDP/người so với trung bình cả nước và vượt mức các chỉ tiêu trong Nghị quyết số 37- NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2004 của Bộ Chính trị đối với vùng trung du miền núi phía Bắc.
- Chuyển dịch cơ cấu lao động: Vào năm 2020, lao động công nghiệp- XD từ 14,6% năm 2010 tăng lên 32,7% vào năm 2020, lao động dịch vụ từ 16,1% tăng lên 22,3% vào năm 2020.
- Đến năm 2020, tỉnh phấn đấu giảm nhanh tỉ lệ hộ nghèo, đến năm 2015 giảm còn 5,0-6,0%, và đến năm 2020 giảm còn 2,5 - 3,0%.
- Tỷ lệ người dân nông thôn được dùng nước sạch năm 2015 là 95%, thành thị là 100%.
- Giải quyết việc làm cho khoảng trên 25.000 lao động/năm. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 30 - 35% vào năm 2015
- 100% số xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia.
- Đến 2015, 97% trẻ em dưới 5 tuổi được đi học mẫu giáo trước khi vào lớp tiểu học, hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở, đạt mức giáo dục đại học và cao đẳng 200 sinh viên/10.000 dân.