Biểu đồ cơ cấu ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xóa đói giảm nghèo trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở bắc giang (Trang 48 - 52)

Bảng 2.2. Bảng giá trị sản xuất theo giá so sánh 1994 phân theo khu vực kinh tế

(Đơn vị: tỷ đồng)

Năm Tổng số Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

2005 9.015,1 4.241,0 2.628,4 2.145,7

2009 14.342,8 4.907,4 5.678,2 3.757,2

2010 15.947,2 5.086,0 6.702,2 4.159,0

Sơ bộ 2011 18.049,1 5.352,1 8.113,9 4.583,1

Nhìn vào bảng 2.1 và 2.2 ta thấy cơ cấu kinh tế chung của tỉnh đã có sự chuyển dịch theo hướng hiện đại, theo hướng giảm dần tỉ trọng của ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng của ngàng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ trong tổng thể nền kinh tế. Năm 2000 tỷ trọng công nghiệp là 22,37%, nông nghiệp là 46,11%, dịch vụ là 31.52%. Trong giai đoạn 2000 - 2005, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng rất cao trong toàn bộ nền kinh tế, công nghiêp - xây dựng, dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp hơn. Tuy nhiên trong giai đoạn này cơ cấu kinh tế cũng bắt đầu chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ trọng của ngành nông nghiệp. Tỉ trọng của ngành nông nghiệp giảm từ 46,11% năm 2000 xuống còn 34,11% năm 2006 và tiếp tục giảm xuống 26,91% năm 2011. Ngược lại với ngành nông nghiệp, tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng rất nhanh, trở thành ngành có tỉ trọng cao nhất, năm 2000 là 22,37%, đến năm 2011 con số náy đã tăng lên 47,96%, tăng 25,59%, đây là con số đáng khích lệ. Ngành dịch vụ vẫn duy trì ổn định, tỉ trọng dao động trong khoảng từ 27% đến 32 %. Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chậm hơn so với mức trung bình của cả nước (tương ứng là nông nghiệp: 22%. Công nghiệp – xây dựng: 40,79% và dịch vụ: 37,19%)

Bảng 2.3. Tốc độ phát triển (năm trước =100) -%

Năm Tổng số Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

2005 111,2 105,2 124,8 110,7

2009 107,9 103,5 110,9 109,2

2010 111,2 103,6 118,0 110,7

Sơ bộ 2011 113,2 105,2 121,1 110,2

(Nguồn: Cục thống kê Bắc Giang)

Xuất khẩu hàng hóa trong những năm qua phát triển khá mạnh, giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2011 đạt 180.972 nghìn USD vượt hơn 151.979 nghìn USD so với năm 2000. Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là hàng công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp và hàng nông lâm sản…Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Đài Loan, và các nước ASEAN. Tổng kim ngạch nhập khẩu trong nhưng năm qua cũng tăng rất nhanh. Giá trị kim ngạch nhập khẩu năm 2010 là 170.822 nghìn USD, tăng 145.207 nghìn USD so với năm 2000. Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là tư liệu sản xuất như máy móc, thiết bị,dụng cụ, phụ tùng, nguyên, nhiên, vật liệu và số lượng nhỏ hàng hóa tiêu dùng…Trước đây, các hoạt động nhập khẩu chủ yếu do các doanh nghiệp quốc doanh đảm nhiệm nhưng từ năm 2000 đến nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển mạnh mẽ nên phần lớn các mặt hàng này đều do các công ty trách nhiệm hữu hạn và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đảm nhiệm [23].

Kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh trong thời gian từ năm 2000 đến nay có tốc độ tăng khá cao, nhưng chưa vững chắc, tốc độ tăng trưởng của hoạt động xuất nhập khẩu không ổn định. Hàng hóa xuất khẩu của vùng sản xuất phân tán, chất lượng thấp, giá cao sức cạnh tranh kém, đầu tư cho sản xuất để tạo nguồn hàng chất lượng cao còn hạn chế, nhất là đầu tư vào sản xuất chế biến nông sản, vốn là thế mạnh của địa phương.

Cơ cấu hàng xuất khẩu bắt đầu chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỉ trọng mặt hàng qua chế biến, tỷ trọng hàng nông sản xuất khẩu thô giảm xuống, tăng dần tỷ trọng các mặt hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Tuy vậy chưa có mặt hàng xuất khẩu chủ lực chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu.

Hệ thống sản xuất hàng hóa xuất khẩu và kinh doanh xuất nhập khẩu của nhiều thành phần kinh tế đã hình thành. Nhiều hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu đã được áp dụng như trực tiếp, ủy thác, tiểu ngạch, chuyển khẩu. Số đơn vị xuất nhập khẩu trực tiếp tăng lên nhưng vốn hoạt động còn ít, kinh nghiệm hoạt động kinh doanh còn hạn chế.

2.1.2.2. Tình hình phát triển nông nghiệp

Giai đoạn 2000 - 2011, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt khá: Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 2.232 tỷ đồng năm 2000 lên 5.733 tỷ đồng năm 2011, đạt tốc độ tăng bình quân 4,35%/năm. Trong đó ngành trồng trọt tăng 8,54%/năm, chăn nuôi tăng bình quân 11%/năm, dịch vụ nông nghiệp tăng nhanh phục vụ kịp thời cho ngành nông nghiệp. Như vậy, cùng với quá trình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của tỉnh, cơ cấu ngành trong nông nghiệp cũng có những chuyển dịch theo hướng hiện đại. Trong đó tăng dần tỉ trọng của ngành chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp và giảm dần tỉ trọng của trồng trọt. Tỷ trọng của trồng trọt giảm từ 65,22% (năm 2000) xuống còn 49,6% (năm 2011). Tỷ trọng chăn nuôi tăng dần theo từng năm, năm 2000 chăn nuôi chiếm 30,11%, năm 2005 tăng lên 34,5%, và đến năm 2011 tăng lên 48,5%. Bình quân mỗi năm ngành chăn nuôi tăng khoảng 3,2%. Năm 2011, cơ cấu ngành nông nghiệp bao gồm: trồng trọt luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trên 49,6%, còn lại là chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp, trong đó dịch vụ nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 2,4% so với tổng giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp [23; tr. 95] (Xem bảng dưới)

Bảng 2.4. Cơ cấu ngành nông nghiệp 2004 - 2011

Năm Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ

2004 100 66,08 30,11 3,10

2009 100 50,1 47,0 2,9

2010 100 48,3 48,5 3,2

2011 100 49,6 48,0 2,9

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xóa đói giảm nghèo trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở bắc giang (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)