Biểu đồ 2.7 : giá trị sản xuất dịch vụ theo giá so sánh 1994
7. Kết cấu của luận văn
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh công tác xóa đó
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách vĩ mô để thúc đẩy tăng
tế, tạo nguồn lực xóa đói giảm nghèo
Tăng trưởng kinh tế chính là điều kiện tốt để tăng nguồn lực cho XĐGN. Vì vậy, tăng trường kinh tế sẽ là tiền đề quan trọng cho XĐGN. Trong khi đó, sự tăng trưởng của từng vùng, từng hộ gia đình lại phụ thuộc rất lớn vào hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước như chính sách đầu tư TTKT; chính sách ổn định tiền tệ, kìm chế lạm phát; chính sách thương mại, tiêu thụ sản phẩm; chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; chính sách phát triển nguồn nhân lực; chính sách đất đai; chính sách khuyến nông - khuyến lâm; chính sách trợ cước, trợ giá giống, vật tư; chính sách miễn giảm thuế; chính sách tín dụng, cho vay vốn ưu đãi hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh... kể cả vấn đề cải cách hành chính. Do đó, việc đổi mới các chính sách vĩ mô nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng tác động tích cực đến mục tiêu XĐGN là một việc cần làm của các cơ quan và các Bộ, ngành trung ương. Cụ thể:
- Thứ nhất, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính sách, khuôn khổ pháp lý tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, có hiệu quả nhằm phát huy tối đa nội lực, giải phóng triệt để và phát triển lực lượng sản xuất ở tất cả các thành phần kinh tế, coi đó là chìa khoá mở đường cho sự tăng trưởng kinh tế.
Hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình, hợp tác xã kiểu mới, các hình thức kinh tế trang trại, các hình thức dân doanh khác thông qua các chính sách tạo mặt bằng sản xuất kinh doanh, tín dụng, thuế, đào tạo, thông tin thị trường, công nghệ sản xuất để thu hút nhiều lao động phổ thông, đặc biệt là lao động nghèo.
- Thứ hai, đổi mới, hoàn chỉnh khuôn khổ pháp lý nhằm đảm bảo sự ổn định môi trường đầu tư và tính công khai, minh bạch về chế độ, chính sách khuyến khích đầu tư theo hướng có lợi hơn cho vùng chậm phát triển, vùng nghèo, kể cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Thực tế những năm qua cho thấy, đầu tư trong nước có tác động mạnh đến XĐGN, đầu tư nước ngoài chưa có tác động mạnh, nhưng trong tương lai đầu tư nước ngoài cũng sẽ có một vị trí quan trọng đến XĐGN.
Điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng tăng đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn (phát triển theo diện rộng) hướng vào đa dạng hoá nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp, đất rừng; hỗ trợ chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông thôn, phát triển mạnh ngành nghề nông thôn, trước hết là công nghiệp chế biến nông - lâm - ngư nghiệp, thực phẩm, tiểu thủ công, mỹ nghệ, ngành nghề truyền thống, các loại dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống. Thông qua đó, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, phát triển nguồn nhân lực tạo việc làm cho thanh niên các gia đình nghèo. Một kết quả nghiên cứu mô hình ước lương của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội cho rằng lao động kỹ thuật tăng lên 1% có tác dụng giảm mức nghèo đói xuống 0,137% .
- Thứ ba, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt đối với xã nghèo, hộ nghèo bằng chính sách thuế, trợ giá, trợ cước và phí một cách hợp lý, khuyến khích và động viên các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, cá nhân, tổ chức tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá ở những
vùng nghèo, ký kết hợp đồng hỗ trợ phát triển sản xuất, bao tiêu sản phẩm theo nguyên tắc các bên cùng có lợi, đặc biệt cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ phát triển mạnh mạng lưới thị trường nông thôn, tìm kiếm thị trường xuất khẩu.
- Thứ tư, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hoàn thiện chính sách tài chính, tiền tệ, củng cố hệ thống thuế nhằm đảm bảo cân đối ngân sách quốc gia một cách vững chắc. Tăng số tỉnh, thành phố có kết dư ngân sách để có cơ sở hỗ trợ các địa phương nghèo. Thực hiện chính sách tiền tệ tích cực nhằm ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ TTKT, chủ động hội nhập kinh tế, thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Có chính sách và cơ chế cụ thể hỗ trợ các địa phương và hộ nghèo giảm thiệt thòi, rủi ro trong quá trình hội nhập kinh tế.
- Thứ năm, điều chỉnh lại cơ cấu chi tiêu công theo hướng tăng tỷ lệ chi tiêu cho cấp huyện và cấp xã về y tế, giáo dục - đào tạo, văn hoá thông tin. Từng bước thực hiện cam kết sáng kiến 20/20 (20% ngân sách Nhà nước dành cho phát triển các dịch vụ xã hội cơ bản). Sự điều chỉnh này sẽ có lợi hơn cho người nghèo, vì đa phần người nghèo sống ở vùng nông thôn và dịch vụ mà họ được trực tiếp thụ hưởng chủ yếu là ở cấp xã và cấp huyện.
Có chính sách bảo trợ người nghèo để tránh các tổn thương, bất lợi do quá trình cải cách doanh nghiệp Nhà nước, tài chính và tiền tệ cũng như khủng hoảng kinh tế, rớt giá tiêu thụ sản phẩm như lúa gạo, mía đường, trái cây...
Cần nhìn nhận nghèo đói như một vấn đề xã hội bức xúc. Đó chính là cách tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, văn hoá, nước sạch, kế hoạch hoá gia đình ... kể cả tiếng nói của người nghèo cũng được bình đẳng với những người không nghèo, vị thế xã hội của người nghèo được tôn trọng như các tầng lớp dân cư khác cũng được xem là một vấn đề xã hội quan trọng của nghèo đói.
- Thứ sáu, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện phân cấp đi đôi với tăng cường năng lực của bộ máy hành chính địa phương, tăng cường cơ chế trách nhiệm kiểm tra và giám sát các hoạt động tại cơ sở. Tổ chức thông tin hai chiều từ trung ương đến cơ sở nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc của các địa phương cũng như những nhu cầu của người nghèo chưa được đáp ứng, đặc biệt là nhu cầu bức xúc của phụ nữ và trẻ em. Khuyến khích sự tham gia của người dân trong quá trình XĐGN và phát triển kinh tế - xã hội theo quy chế dân chủ cơ sở.
Trong quá trình tăng trưởng kinh tế cần tập trung vào những vấn đề sau:
* Đẩy mạnh tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá
- Phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp, tăng tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp; từng bước công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
+ Về nông nghiêp, nông thôn:
Tiếp tục làm tốt việc đầu tư các mô hình kinh tế nông - lâm nghiệp, phát triển vùng nguyên liệu, nông sản thực phẩm tập trung đáp ứng nhu cầu công nghiệp chế biến, cung cấp cho khu công nghiệp, du lịch trong và ngoài tỉnh. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa giống mới có năng suất cao vào sản xuất, thâm canh tăng vụ, làm tốt công tác bảo vệ thực vật, phòng chống dịch bệnh, thông tin khuyến nông, dần hình thành hệ thống cung ứng dịch vụ kỹ thuật có hiệu quả. Đẩy mạnh quy hoạch phát triển chăn nuôi theo quy mô công nghiệp.
Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đẩy mạnh phong trào cánh đồng 50 triêu đồng/ha. Nhân rộng các mô hình sản xuất đã được tổng kết là có hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện tốt quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quản lý có hiệu quả quỹ đất công, bảo vệ môi trường sinh thái; xử lý kiên quyết, kịp thời các vụ việc vi phạm Luật Đất đai
ngay từ cơ sở. Tiếp tục chuyển đổi ruộng đất, thực hiện tốt dồn điền đổi thửa. + Về lâm nghiệp:
Thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án trồng rừng và phát triển lâm nghiệp; bảo vệ tốt diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; chuyển một phần diện tích rừng tài sinh không hiệu quả sang trồng rừng kinh tế; khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên rừng; kiên quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm các vụ vi phạm lâm luật, thực hiện tốt các biện pháp phòng chống cháy rừng.
- Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn. Tập trung chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp - TTCN, đặc biệt quan tâm phát triển các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp. Mở rộng liên kết, nâng cao chất lượng các loại dịch vụ như thông tin - liên lạc, giao thông vận tải, bảo đảm an ninh trật tự, tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển công nghiệp - TTCN và ngành nghề nông thôn.
Để đẩy mạnh phát triển công nghiệp - TTCN và ngành nghề nông thôn, trong thời gian tới cần tập trung vào các giải pháp chủ yếu sau đây:
+ Mở rộng và phát triển ngành nghề:
Tập trung chỉ đạo mở rộng phát triển công nghiệp - TTCN phù hợp với từng vùng, từng địa phương, gắn sản xuất với vùng nguyên liệu, quy hoạch các cụm công nghiệp để phát triển công nghiệp - TTCN và ngành nghề nông thôn, trên cơ sở giải quyết việc làm tại chỗ, chuyển hướng một bộ phận từ lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp.
Khuyến khích tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển, từng bước đổi mới tư duy thân thiện với các nhà đầu tư, mở rộng liên doanh, liên kết nâng cao các loại hình sản xuất dịch vụ, tạo mội trường thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển công nghiệp - TTCN và ngành nghề
nông thôn. Tổ chức liên doanh, liên kết làm sản phẩm tại nhà để cung cấp cho các đơn vị tiêu thụ.
Ổn định, hoàn thiện các mô hình sản xuất hiện có cho thích hợp với cơ chế thị trường và hoạt động có hiệu quả. Tích cực mở rộng các loại mặt hàng sản xuất, tạo công ăn, việc làm cho lao động nông nhàn ở địa phương.
Phối hợp với các doanh nghiệp và ngành hữu quan của tỉnh tổ chức các lớp tập huấn về kiến thức quản lý doanh nghiệp, quản lý kinh tế, đào tạo công nhân kỹ thuật, hướng nghiệp dạy nghề.
+ Làm tốt công tác quy hoạch cho sản xuất công nghiệp - TTCN và ngành nghề nông thôn
Triển khai quy hoạch các cụm công nghiệp, định hướng các dự án công nghiệp mới để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư sản xuất. Cụ thể, thực hiện tốt việc quy hoạch, thu hồi đất và giải phóng mặt bằng.
Đối với các xã, thị trấn cần tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất dài hạn. Trong đó quy hoạch đất cho sản xuất vật liệu xây dựng và phát triển ngành nghề. Thực hiện chuyển đổi mục đích một số diện tích đất để sản xuất gạch ở các xã có khả năng phát triển, đồng thời dành quỹ đất cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp - TTCN.
+ Triển khai thực hiện tốt công tác khuyến công
Hỗ trợ đầu tư cho những lĩnh vực trọng điểm như sản xuất hàng xuất khẩu, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản thực phẩm. Đồng thời, mở rộng các ngành nghề dịch vụ khác tạo điều kiện cho sản xuất phát triển. Hàng năm cân đối nguồn kinh phí khuyến công để hỗ trợ các ngành nghề mới và những cơ sở sản xuất có hiệu quả.
+ Tạo cơ chế thuận lợi nhằm thu hút đầu tư phát triển công nghiệp - TTCN và ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh. Các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, ngoài việc hưởng mức giá thuê đất thấp, thời gian ưu đãi theo quy
định hiện hành của Nhà nước, tỉnh cũng nên thực hiện miễn thuế đất trong 5 năm đầu và giảm 50% thuế đất cho 5 năm tiếp theo, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính và giải phóng mặt bằng để giao đất cho chủ đầu tư xây dựng.
Các xã, thị trấn cần tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, lao động, nguồn nguyên liệu… để kêu gọi đầu tư, tạo điều kiện cho công nghiệp - TTCN và ngành nghề nông thôn phát triển.
- Nâng cao chất lượng các hoạt động thương mại - dịch vụ.
+ Xây dựng và thực hiện tốt quy hoạch phát triển hệ thống thương mại dịch vụ; hoàn chỉnh xây dựng chợ trung tâm huyện, nâng cấp các chợ nông thôn; phát triển mạnh các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước, chống buôn lậu và gian lận thương mại, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Duy trì thông tin thị trường, hỗ trợ các doanh nghiệp, các nhà sản xuất tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhất là nông sản.
Nâng cao chất lương dịch vụ vận tải nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu giao lưu TTKT cũng như đi lại của nhân dân; phát triển mạnh dịch vụ bưu chính - viễn thông; đầu tư phát triển du lịch sinh thái, kết hợp du lịch văn hoá nhà sàn với lễ hội các dân tộc, khuyến khích phát triển hệ thống nhà nghỉ đáp ứng nhu cầu du lịch.
Tuy nhiên, trong thời gian trước mắt để đưa hoạt động thương mại, dịch vụ từng bước phát triển, cần sớm triển khai thực hiện tốt một số giải pháp sau:
+ Giải pháp về quản lý Nhà nước: Các cấp, các ngành cần tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc xây dựng kế hoạch của huyện, của xã, thị trấn; tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành, giữa ngành với các xã, thị trấn trong việc kiểm tra đề ra phương án xử lý các đối tương vi phạm Luật thương
mại. Hàng năm có tổng kết, đánh giá tìm ra những điểm mạnh, yếu kém để có biện pháp khắc phục kịp thời.
+ Giải pháp về vốn cho xây dựng cơ sở vật chất: Tăng cường hỗ trợ vốn cho xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động thương mại - dịch vụ phát triển. Trước mắt là xây dựng chợ, đường giao thông, đảm bảo các phương tiện, dụng cụ phục vụ kiểm tra chất lượng hàng hoá. Mặt khác, các huyện, xã, thị trấn có chỉ tiêu làm mới, mở rộng chợ cũng cần chủ động thu hồi đất, giải phóng mặt bằng nhanh chóng, đồng thời thực hiện tốt công tác thu tiền sử dụng đất, đây là nguồn vốn chủ yếu để xây dựng các chợ và kết hợp với sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước.
+ Giải pháp về cơ chế: UBND tỉnh và sở thương mại cần tiếp tục hoàn chỉnh về cơ chế, môi trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các tổ chức tham gia đầu tư, hỗ trợ phát triển mạng lưới thương mại - dịch vụ theo quy hoạch, tập trung khai thác có hiệu quả các trung tâm thương mại mới xây dựng. Từng bước mở rộng liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nhằm tiêu thụ nông sản và trao đổi nguồn hàng đảm bảo tốt nhu cầu mua sắm và tiêu thụ sản phẩm của nhân dân.
+ Giải pháp về giám sát thị trường: Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh bằng việc phân công cán bộ có năng lực, phẩm chất đạo đức tham gia vào việc quản lý Nhà nước, tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành và của ngành, của xã, thị trấn trong quản lý Nhà nước về hoạt động thương mại, dịch vụ.
* Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
Đầu tư nâng cấp các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, các cầu yếu trên địa