Giai đoạn từ năm 2000 đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xóa đói giảm nghèo trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở bắc giang (Trang 47 - 61)

Biểu đồ 2.7 : giá trị sản xuất dịch vụ theo giá so sánh 1994

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Khái quát về quá trình tăng trưởng kinh tế ở Bắc Giang

2.1.2. Giai đoạn từ năm 2000 đến nay

2.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung

- Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế tăng theo giá so sánh năm 1994 bình quân tăng 11,08%/năm. Trong đó, nông nghiệp tăng bình quân là 4,35%/năm, công nghiệp xây dựng tăng 18,7%/năm, dịch vụ tăng 10,5%/năm. Năm 2011, tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế đạt 18.049,1 tỷ đồng tăng

gấp 2 lần so với năm 2005 (9.015,1 tỷ đồng). Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh cao hơn các tỉnh lân cận như Thái Nguyên (9,36%), và tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước trong năm 2011 là 5,89%. Cùng với những thành tích tăng trưởng đáng khích lệ thu nhập bình quân GDP\người năm 2011 của tỉnh đã đạt 18,1 triệu đồng, tạo thêm được khoảng 2.5 vạn việc làm mới [23; tr. 65].

2642 7565 15450 19392 25314 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 2000 2005 2009 2010 2011 Tỷ đồng

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang)

Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng GDP 2000-2011

Bảng 2.2. Bảng giá trị sản xuất theo giá so sánh 1994 phân theo khu vực kinh tế

(Đơn vị: tỷ đồng)

Năm Tổng số Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

2005 9.015,1 4.241,0 2.628,4 2.145,7

2009 14.342,8 4.907,4 5.678,2 3.757,2

2010 15.947,2 5.086,0 6.702,2 4.159,0

Sơ bộ 2011 18.049,1 5.352,1 8.113,9 4.583,1

Nhìn vào bảng 2.1 và 2.2 ta thấy cơ cấu kinh tế chung của tỉnh đã có sự chuyển dịch theo hướng hiện đại, theo hướng giảm dần tỉ trọng của ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng của ngàng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ trong tổng thể nền kinh tế. Năm 2000 tỷ trọng công nghiệp là 22,37%, nông nghiệp là 46,11%, dịch vụ là 31.52%. Trong giai đoạn 2000 - 2005, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng rất cao trong toàn bộ nền kinh tế, công nghiêp - xây dựng, dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp hơn. Tuy nhiên trong giai đoạn này cơ cấu kinh tế cũng bắt đầu chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ trọng của ngành nông nghiệp. Tỉ trọng của ngành nông nghiệp giảm từ 46,11% năm 2000 xuống còn 34,11% năm 2006 và tiếp tục giảm xuống 26,91% năm 2011. Ngược lại với ngành nông nghiệp, tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng rất nhanh, trở thành ngành có tỉ trọng cao nhất, năm 2000 là 22,37%, đến năm 2011 con số náy đã tăng lên 47,96%, tăng 25,59%, đây là con số đáng khích lệ. Ngành dịch vụ vẫn duy trì ổn định, tỉ trọng dao động trong khoảng từ 27% đến 32 %. Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chậm hơn so với mức trung bình của cả nước (tương ứng là nông nghiệp: 22%. Công nghiệp – xây dựng: 40,79% và dịch vụ: 37,19%)

Bảng 2.3. Tốc độ phát triển (năm trước =100) -%

Năm Tổng số Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

2005 111,2 105,2 124,8 110,7

2009 107,9 103,5 110,9 109,2

2010 111,2 103,6 118,0 110,7

Sơ bộ 2011 113,2 105,2 121,1 110,2

(Nguồn: Cục thống kê Bắc Giang)

Xuất khẩu hàng hóa trong những năm qua phát triển khá mạnh, giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2011 đạt 180.972 nghìn USD vượt hơn 151.979 nghìn USD so với năm 2000. Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là hàng công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp và hàng nông lâm sản…Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Đài Loan, và các nước ASEAN. Tổng kim ngạch nhập khẩu trong nhưng năm qua cũng tăng rất nhanh. Giá trị kim ngạch nhập khẩu năm 2010 là 170.822 nghìn USD, tăng 145.207 nghìn USD so với năm 2000. Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là tư liệu sản xuất như máy móc, thiết bị,dụng cụ, phụ tùng, nguyên, nhiên, vật liệu và số lượng nhỏ hàng hóa tiêu dùng…Trước đây, các hoạt động nhập khẩu chủ yếu do các doanh nghiệp quốc doanh đảm nhiệm nhưng từ năm 2000 đến nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển mạnh mẽ nên phần lớn các mặt hàng này đều do các công ty trách nhiệm hữu hạn và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đảm nhiệm [23].

Kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh trong thời gian từ năm 2000 đến nay có tốc độ tăng khá cao, nhưng chưa vững chắc, tốc độ tăng trưởng của hoạt động xuất nhập khẩu không ổn định. Hàng hóa xuất khẩu của vùng sản xuất phân tán, chất lượng thấp, giá cao sức cạnh tranh kém, đầu tư cho sản xuất để tạo nguồn hàng chất lượng cao còn hạn chế, nhất là đầu tư vào sản xuất chế biến nông sản, vốn là thế mạnh của địa phương.

Cơ cấu hàng xuất khẩu bắt đầu chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỉ trọng mặt hàng qua chế biến, tỷ trọng hàng nông sản xuất khẩu thô giảm xuống, tăng dần tỷ trọng các mặt hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Tuy vậy chưa có mặt hàng xuất khẩu chủ lực chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu.

Hệ thống sản xuất hàng hóa xuất khẩu và kinh doanh xuất nhập khẩu của nhiều thành phần kinh tế đã hình thành. Nhiều hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu đã được áp dụng như trực tiếp, ủy thác, tiểu ngạch, chuyển khẩu. Số đơn vị xuất nhập khẩu trực tiếp tăng lên nhưng vốn hoạt động còn ít, kinh nghiệm hoạt động kinh doanh còn hạn chế.

2.1.2.2. Tình hình phát triển nông nghiệp

Giai đoạn 2000 - 2011, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt khá: Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 2.232 tỷ đồng năm 2000 lên 5.733 tỷ đồng năm 2011, đạt tốc độ tăng bình quân 4,35%/năm. Trong đó ngành trồng trọt tăng 8,54%/năm, chăn nuôi tăng bình quân 11%/năm, dịch vụ nông nghiệp tăng nhanh phục vụ kịp thời cho ngành nông nghiệp. Như vậy, cùng với quá trình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của tỉnh, cơ cấu ngành trong nông nghiệp cũng có những chuyển dịch theo hướng hiện đại. Trong đó tăng dần tỉ trọng của ngành chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp và giảm dần tỉ trọng của trồng trọt. Tỷ trọng của trồng trọt giảm từ 65,22% (năm 2000) xuống còn 49,6% (năm 2011). Tỷ trọng chăn nuôi tăng dần theo từng năm, năm 2000 chăn nuôi chiếm 30,11%, năm 2005 tăng lên 34,5%, và đến năm 2011 tăng lên 48,5%. Bình quân mỗi năm ngành chăn nuôi tăng khoảng 3,2%. Năm 2011, cơ cấu ngành nông nghiệp bao gồm: trồng trọt luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trên 49,6%, còn lại là chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp, trong đó dịch vụ nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 2,4% so với tổng giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp [23; tr. 95] (Xem bảng dưới)

Bảng 2.4. Cơ cấu ngành nông nghiệp 2004 - 2011

Năm Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ

2004 100 66,08 30,11 3,10

2009 100 50,1 47,0 2,9

2010 100 48,3 48,5 3,2

2011 100 49,6 48,0 2,9

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu ngành nông nghiệp 2000 - 2011

2232 3292 4897 5182 5773 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 2000 2005 2007 2009 2011

Ngoài những kết quả đạt được như ở trên, trong phát triển nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2011 cũng tồn tại một số vấn đề sau:

- Nông nghiệp phát triển chưa vững chắc, một số mô hình chậm được nhân ra diện rộng, chăn nuôi phát triển nhanh nhưng chưa tương xứng với tiềm năng.

- Trong sản xuất ngành trồng trọt, bước đầu mới đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm tại chỗ, chưa chuyển mạnh sang hướng sản xuất hàng hoá. Giá trị sản phẩm cây ăn quả, nhất là cây vải thiều đạt thấp nên phát triển bị hạn chế.

Những tồn tại, hạn chế trên chủ yếu là do các nguyên nhân sau:

- Trong sản xuất nông nghiệp còn chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên, một bộ phận người dân chưa tích cực chuyển đổi tập quán canh tác lạc hậu, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất, còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước.

- Việc chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ phát triển kinh tế nông nghiệp có lúc chưa tập trung cao đối với từng nhiệm vụ cụ thể nên một số lĩnh vực hiệu quả đạt thấp. Công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền cơ sở và ngành chức năng có lúc thiếu cụ thể, chưa sâu sát tới cơ sở.

2.1.2.3. Tình hình phát triển công nghiệp – xây dựng

* Tình hình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn

Trong những năm qua, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (TTCN) trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển và theo chiều hướng tăng khá. Từ khi tái lập tỉnh đến nay, Bắc Giang có 5 khu CN được thành lập, với quy mô 1.209 ha và 33 cụm công nghiệp với tổng diện tích trên 654,9 ha. Với việc tích cực thực hiện các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Đến hết năm 2010, trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 600 dự án đầu tư, trong đó 507 dự án đầu tư trong nước, vốn đăng ký 28.175 tỷ đồng

và 93 dự án đầu tư nước ngoài, vốn đăng ký 613,5 triệu USD. Vốn thực hiện các dự án đầu tư trong nước ước đạt 38,3%; các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 37,2% vốn đăng ký.

Giai đoạn 2006 - 2010, thu hút đầu tư đạt được những kết quả quan trọng, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần đẩy nhanh tốc độ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tích cực. Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn (2006 - 2010) đạt 29.199 tỷ đồng (giá hiện hành) tăng 4,1 lần so với giai đoạn (2001 - 2005). Riêng năm 2010 đạt 9.839,3 tỷ đồng, gấp 4,2 lần so với năm 2005. Đóng góp của các doanh nghiệp vào ngân sách cả giai đoạn đạt 1.623 tỷ đồng, gấp 4,15 lần so với giai đoạn (2001 - 2005) Giá trị xuất khẩu cả giai đoạn đạt 886,03 triệu USD gấp 4,5 lần so với giai đoạn (2001 - 2005).

Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn tiếp tục được quan tâm phát triển. Giá trị sản xuất khu vực TTCN và ngành nghề nông thôn năm 2010 đạt 530 tỷ đồng, gấp 2,2 lần năm 2005, chiếm 13,5% tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Đến nay, toàn tỉnh đã có 435 làng có nghề, chiếm 17% số làng của tỉnh; trong đó có 33 làng đạt tiêu chí làng nghề theo quy định. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp ngày càng đa dạng, nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu, đời sống lao động khu vực làng nghề ổn định và phát triển.

Tốc độ tăng trưởng ngành này đạt trung bình 18,7% giai đoạn 2000 - 2011. Tổng số các doanh nghiệp hoạt động công nghiệp là 1.538 DN, trong đó DNNN là 30, ngoài nhà nước là 1.456 và khu vực đầu tư vốn nước ngoài là 52 DN, tạo thêm hàng vạn việc làm mới trong toàn tỉnh. Tính tới năm 2011, số người lao động hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp là 83.336 người. Nguồn vốn hoạt động trong ngành công nghiệp tăng mạnh trong nhiều năm liên tục, năm 2011 ước tính vào khoảng 28.791.061 triệu đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN (toàn bộ là giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh) tăng từ 693.488 triệu đồng năm 2005 lên 2.701.590 triệu đồng năm 2011, đạt tốc độ tăng bình quân 37.48%/năm. Trong đó kinh tế tập thể tăng nhanh nhất với tốc độ

34,80%/năm. Kinh tế tư nhân tăng mạnh, năm 2000 giá trị sản xuất công nghiệp của kinh tế tư nhân chỉ đạt 1105 triệu đồng, nhưng từ năm 2005 bắt đầu có sự tăng trưởng mạnh mẽ đạt 5.605 triệu đồng, đến năm 2009 con số này đã tăng lên 17.362 triệu đồng. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng có những bước chuyển rõ rệt cả về số doanh nghiệp lẫn giá trị sản xuất, năm 2005 giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực này là 69.314 triệu đồng thì đến năm 2011 lên tới 1.538.814 triệu đồng. Tốc độ phát triển của khu vực này rất cao, ổn định trong nhiều năm tạo thêm hàng vạn việc làm mỗi năm. Trong giai đoạn 2000 - 2011 tỉnh Bắc Giang cũng triển khai và đưa vào hoạt động nhiều khu công nghiệp mới như KCN Đình Trám, KCN Song Khê, Nội Hoàng, KCN Quang Minh, các cụm công nghiệp nhỏ ở các huyện trong tỉnh… tạo thêm nhiều việc làm và tạo một diện mạo mới cho ngành công nghiệp của tỉnh. Các đối tác đầu tư chủ yếu là Trung Quốc, Hàn Quốc, và một số quốc gia châu Âu như Hà Lan, Pháp... Tốc độ phát triển trung bình của khu vực này qua các năm rất cao, khoảng 57,08%/năm. Thu nhập bình quân của người lao động trong khu vực này đạt khoảng 3 triệu đồng/tháng, giúp ổn định đời sống dân cư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chung và góp phần xóa đói giảm nghèo. Hàng năm, khu vực này đóng góp vào ngân sách nhà nước khoảng 50 tỷ đồng.

545 1342 3005 4013 5350 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 1997 2005 2009 2010 2011

(Nguồn: Thống kê kinh tế - xã hội Bắc Giang)

Các mặt hàng công nghiệp - TTCN trên địa bàn đã có sự đa dạng như xi măng, giấy, phân đạm, cá loại tấm lợp kim loại, dây điện, than, đá các loại, gạch ngói xây dựng…Tuy nhiên quy mô sản xuất vẫn nhỏ, chưa có sản phẩm mũi nhọn, năng lực, hiệu quả, sức cạnh tranh còn yếu, chủ yếu phục vụ thị trường tỉnh và trong nước, xuất khẩu sản phẩm công nghiệp còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, chủ yếu là mặt hàng tiểu thủ công, khai thác và sơ chế, ngành công nghiệp chế biến nông sản phát triển chậm, chưa thể hiện được ưu thế về nguồn nguyên liệu.

Số doanh nghiệp tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng nhưng mật độ phân bố không đều, tâp trung chủ yếu ở thành phố và khu vực phụ cận. Một số huyện miền núi như Sơn Động, Yên Thế, có rất ít các cơ sở sản xuất công nghiệp. Các doanh nghiệp tập trung nhiều ở thành phố Bắc Giang 567 DN, Việt Yên 241 DN, Lạng Giang 193 DN, trong khi Sơn Động chỉ có khoảng 47 DN, Yên Thế có 45 DN. Các doanh nghiệp tập trung chủ yếu gần quốc lộ 1A, có sự thuận lơi về mặt bằng và giao thông. Tuy nhiên trong tầm nhìn chiến lược lâu dài của tỉnh cần phân bố các cơ sở công nghiệp một cách hợp lí hơn, tạo điều kiện cho các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa có khả năng phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, thúc đẩy chuyển dịch kinh tế theo hướng hiện đại, giảm tỉ lệ nghèo đói.

* Tình hình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

Bắc Giang là tỉnh miền núi với cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, do đó công tác tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản có ý nghĩa quan trọng. Những năm qua, tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp tích cực để thu hút đầu tư, làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, giải quyết nhanh gọn thủ tục, tạo môi trường đầu tư; tranh thủ sự giúp đỡ của một số Bộ, ngành trung ương, đầu tư cho các chương trình, dự án và các doanh nghiệp. Tỉnh đã đôn đốc chỉ đạo xây dựng các đề án đầu tư theo danh mục,

tăng cường kiểm tra giám sát từ khâu chuẩn bị đầu tư đến các bước thi công, nghiệm thu, bàn giao quản lý, khai thác và sử dụng các công trình, do đó đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn đạt kết quả khá.

Trong giai đoạn 2000 - 2011 tổng vốn đầu tư đã đạt trên 6.950 tỷđồng. Trong đó vốn ngân sách Nhà nước do trung ương đầu tư trên địa bàn chiếm tỷ trọng chủ yếu dao động từ 32% đến 49% mỗi năm, ngoài ra vốn dự án giảm nghèo thuộc vốn địa phương quản lý cũng có tỷ trọng lớn chiếm bình quân mỗi năm 19,09% so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn. Nguồn vốn trên được đầu tư cho xây dựng nhiều công trình quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và XĐGN như cầu cống, đường giao thông, thuỷ lợi, điện, cơ sở hạ tầng thông tin - liên lạc, trường học, bệnh viện, trạm y tế và nhiều công trình văn hoá - xã hội khác mang lại hiệu quả rõ rệt, thể hiện:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xóa đói giảm nghèo trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở bắc giang (Trang 47 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)