Kinh nghiệm quản lý thuế ở một số địa phƣơng và bài học đối với Chi cục

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội (Trang 35)

3.1 .Đối tượng nghiên cứu

1.3 Kinh nghiệm quản lý thuế ở một số địa phƣơng và bài học đối với Chi cục

cục thuế huyện Chƣơng Mỹ

1.3.1 Kinh nghiệm quản lý thuế ở một số địa phương

1.3.1.1 Kinh nghiệm quản lý thuế tại Chi cục thuế Quận Long Biên

Năm 2016 Chi cục thuế Quân Long Biên được giao nhiệm vụ thu Ngân sách hết sức nặng nề, với chỉ tiêu thu 2.586 tỷ đồng. Xác định năm 2016, tình hình sản xuất kinh doanh vẫn còn gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách trên địa bàn.

Song được sự quan tâm lãnh đa ̣o, chỉ đạo kịp thời của của Quận ủy - HĐND - UBND quận, sự chỉ đa ̣o sát sao của Cu ̣c thuế Hà Nội, Chi cục thuế Quận Long Biên đã thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thuế, hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước được Cục thuế thành phố Hà Nội và HĐND quận giao. Tổng số thu thực hiện năm 2016: 3.267,7 tỷ đồng. Tỷ lệ hoàn thành dự toán pháp lệnh đạt: Tỷ lệ hoàn thành dự toán thu PL % = 3.267,7 2.586 x 100 = 126%

Tỷ lệ hoàn thành

dự toán thu PĐ % =

3.267,7

3320 x 100% = 102%

Trong đó có môt số khoản thu cao:

- Thuế ngoài quốc doanh thực hiện năm 1.004,6 tỷ đồng, đạt 129% dự toán pháp lệnh, đạt 136% so cùng kỳ.

- Thuế TNCN thực hiện năm 244,8 tỷ đồng, đạt 143% dự toán Pháp Lệnh, đạt 146% so cùng kỳ

- Thu tiền sử dụng đất thực hiện năm 1.195,4 tỷ đồng; đạt 14% dự toán pháp lệnh, đạt 79% so cùng kỳ

- Tiền thuê đất thực hiện năm 362,1 tỷ đồng, đạt 101% dự toán pháp lệnh, đạt 93% so cùng kỳ

- Thuế sử dụng đất PNN thực hiện năm 30,2 tỷ đồng, đạt 108% dự toán Pháp Lệnh, đạt 99% so cùng kỳ

- Lệ phí trước bạ thực hiện năm 378,6 tỷ đồng, đạt 107% dự toán pháp lệnh, đạt 117% so cùng kỳ

Để đạt được mục tiêu trên, chi cục thuế đã phối hợp và triển khai mạnh mẽ các giải pháp thúc đẩy tăng thu như: Chi cục đã triển khai nhiều giải pháp tăng thu, chống thất thu ngân sách nhà nước; đẩy mạnh công tác kiểm tra; tích cực triển khai các giải pháp đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế; tăng cường công tác hỗ trợ người nộp thuế, tăng cường công tác quản lý nội ngành, đảm bảo kỷ luật, kỷ cương của cơ quan; thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính thuế; tăng cường phối hợp với các ngành chức năng để tìm giải pháp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn ổn định sản xuất

1.3.1.2 Kinh nghiệm quản lý thuế tại Chi cục thuế Quận Hà Đông

Chi cục thuế quận Hà Đông đã xây dựng chương trình kiểm tra, kế hoạch thanh tra tại doanh nghiệp, trên cơ sở đánh giá, phân loại rủi ro dựa trên nguồn dữ liệu kê khai của các doanh nghiệp đang quản lý, kết hợp với thông tin thu thập được trong quá trình quản lý, giám sát hồ sơ kê khai thuế, phù hợp với nguồn nhân lực, giúp cho công chức thanh tra, kiểm tra chủ động trong việc triển khai nhiệm vụ. Tăng cường thanh tra,

kiểm tra thuế đúng pháp luật, đúng quy trình nhằm phát hiện, xử lý và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật thuế, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế, đồng thời khai thác nguồn thu cho NSNN; Đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra kê khai (hồ sơ khai thuế hàng tháng, quý), phân tích rủi ro tại bàn (đối với hồ sơ chuẩn bị thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp), đảm bảo công tác kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế thiết thực, hiệu quả.

Chỉ đạo các Đoàn thanh tra, kiểm tra phải thay đổi từ nhận thức đến phương pháp và cách thức phân tích rủi ro chi tiết hơn, chuyên sâu. Tăng cường ứng dụng tin học đối với công tác thanh tra, kiểm tra như xây dựng ứng dụng tự động kết xuất dữ liệu cần thiết phục vụ cho kiểm tra tại bàn giúp cán bộ thuế có nhiều thời gian tập trung vào khâu đánh giá rủi ro. Sử dụng ứng dụng iHTKK cho công tác xác minh đối chiếu hóa đơn đối với những doanh nghiệp đã kê khai qua mạng, giảm bớt thời gian tiến hành xác minh hóa đơn qua đường hành chính.

Chi cục thuế xây dựng và triển khai thực hiện quy chế giám sát các đoàn thanh tra, kiểm tra. Gửi Thư ngỏ hoàn thuế, Thư ngỏ Thanh tra kiểm tra thuế tới toàn bộ doanh nghiệp có đề nghị hoàn thuế và doanh nghiệp được thanh tra kiểm tra thuế, qua đó tuyên truyền về quyền lợi của doanh nghiệp và trách nhiệm của cơ quan thuế. Ban hành số điện thoại đường dây tiếp nhận thông tin phản ánh về các hành vi tiêu cực của cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế.

1.3.1.3 Kinh nghiệm quản lý thuế tại chi cục thuế huyện Kim Sơn, Ninh Bình

Chi cục thuế huyện Kim Sơn - tỉnh Ninh Bình đã đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế như tích cực phối hợp với với Ban Tuyên giáo huyện uỷ, cơ quan đài phát thanh truyền thanh huyện nhằm tuyên truyền về thuế với mục tiêu nâng cao sự hiểu biết về chính sách pháp luật thuế cho cộng đồng xã hội, nâng cao tính chủ động, tự giác, tự khai, tự nộp thuế, thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT. Tổ chức thành công “Tuần lễ đến với người nộp thuế” trong toàn ngành nhằm tăng cường tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế; tổ chức tiếp nhận ý kiến của người nộp thuế và gải đáp vướng mắc; tổ chức “Hội nghị gặp gỡ, lắng nghe và giải đáp ý kiến vướng mắc của người nộp thuế” kết hợp giới thiệu tổng

quan những nội dung chính sách thuế sửa đổi, bổ sung:Luật QLT, thuế GTGT, TNDN, TNCN, TTĐB

1.3.2 Bài học có thể vận dụng đối với Chi cục thuế huyện Chương Mỹ

Từ kinh nghiệm quản lý thuế của các chi cục thuế, có thể liên hệ rút ra những bài học kinh nghiệm với Chi cục thuế huyện Chương Mỹ.

Thứ nhất, công tác thu ngân sách:

Tranh thủ sự chỉ đạo kịp thời của HĐND, UBND huyện, cấp ủy đảng, chính quyền UBND các xã, thị trấn đối với công tác quản lý thuế trên địa bàn, đặc biệt là công tác lập bộ, duyệt bộ; công tác đôn đốc thu và chống thất thu ngân sách.Tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp công tác, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ thu NSNN, phấn đấu thu đảm bảo thực hiện vượt dự toán Hội đồng nhân dân huyện giao.

Thứ hai, công tác thanh tra kiểm tra:

Tăng cường công tác kiểm tra theo chuyên đề, theo đối tượng, phối hợp với các cơ quan liên ngành thực hiện kiểm tra phòng chống gian lận thương mại, gian lận về giá, buôn lậu; phát hiện ngăn chặn và xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là vi phạm về hóa đơn.

Thứ ba, công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế

Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế cần được chú trọng ngày khâu chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về thuế mới cho người nộp thuế, người dân, các cơ quan, tổ chức trên địa bàn; tổ chức các Hội nghị đối thoại với người nộp thuế; Tiếp nhận, hướng dẫn xữ lý các thủ tục hồ sơ và giải đáp các vướng mắc kịp thời cho người nộp thuế, người dân, các cơ quan, tổ chức trên địa bàn; tổ chức các Hội nghị đối thoại với người nộp thuế; Tiếp nhận, hướng dẫn xữ lý các thủ tục hồ sơ và giải đáp các vướng mắc. Tiếp tục tuyên truyền vận động, đôn đốc các doanh nghiệp mới thành lập và đang hoạt động thực hiện tốt dịch vụ kê khai và nộp thuế điện tử. Từ đó làm cho NTT nắm bắt chế độ, chính sách thuế kịp thời, ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế ngày được nâng lên

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

Thu thập thông tin dữ liệu là một công việc quan trọng cần thiết cho bất kỳ hoạt động nghiên cứu khoa học nào. Các nhà nghiên cứu khoa học luôn đọc và tra cứu tài liệu có trước để làm nền tảng cho nghiên cứu khoa học. Đây là nguồn kiến thức quý giá được tích lũy qua quá trình nghiên cứu mang tính lịch sử lâu dài.

- Mục đích của việc thu thập dữ liệu nhằm

+ Giúp cho người nghiên cứu nắm được phương pháp của các nghiên cứu đã thực hiện trước đây.

+ Làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình.

+ Có thêm kiến thức rộng, sâu về lĩnh vực đang nghiên cứu. + Tránh trùng lặp với các nghiên cứu trước đây.

+ Giúp người nghiên cứu xây dựng luận cứ để chứng minh giả thuyết nghiên cứu khoa học.

- Nguồn thu thập để làm nghiên cứu được tìm thấy từ các nguồn tài liệu

+ Luận cứ khoa học, khái niệm,... có thể thu thập được từ giáo trình, tài liệu chuyên ngành, sách chuyên khảo,..

+ Các số liệu, tài liệu đã công bố được tham khảo từ các bài báo trong tạp chí khoa học, tập san, báo cáo chuyên đề khoa học,...

+ Số liệu thống kê được thu thập từ các báo cáo giao ban, báo cáo số thu nhanh, báo cáo tổng kết năm....

+ Tài liệu lưu trữ, văn kiện, hồ sơ, văn bản về luật, chính sách,...

+ Thông tin trên truyền hình, truyền thanh, báo chí,... mang tính đại chúng cũng được thu thập và được xử lý để làm luận cứ khoa học chứng minh cho vấn đề khoa học.

Các tài liệu này được thu thập, xử lý theo phương pháp tổng quan, hệ thống hóa, kế thừa có chọn lọc và trên cơ sở đó vận dụng vào phân tích, đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh hướng tới công tác quản lý thuế tại chi cục thuế huyện Chương Mỹ . Từ đó

rút ra những tồn tại, nguyên nhân, nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế trên địa bàn huyện Chương Mỹ.

Đề tài sử dụng phương pháp thu thập thông tin từ nguồn dữ liệu trong các báo cáo, tài liệu của ngành, cụ thể là của chi cục thuế huyện Chương Mỹ gồm:

+ Các văn bản luật, chính sách về thuế.

+ Đề án, kế hoạch, phương hướng nhiệm vụ của Tổng cục thuế và Cục thuế TP. Hà Nội cũng như của Chi cục thuế huyện Chương Mỹ về công tác quản lý thuế trong những năm gần đây.

+ Báo cáo tổng kết công tác thuế hàng năm của Chi cục thuế huyện Chương Mỹ.

+ Báo cáo công tác quản lý thuế hàng tuần, tháng, quý, năm của ngành nói chung và Chi cục thuế Chương Mỹ nói riêng.

+ Các văn bản phối hợp về thuế của các ban ngành có liên quan trên địa bàn huyện Chương Mỹ (UBND huyện, Bảo hiểm xã hội, Phòng tài chính kế hoạch huyện...).

+ Tạp chí, sách báo, đề tài khoa học của ngành thuế. + Các văn bản khác có liên quan.

Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở Chương 1 và Chương 3: Từ việc tham khảo các tài liệu lý luận khoa học, sách báo tạp chí kinh tế, các tài liệu liên quan từ thực tiễn được như các quy định pháp luật, chính sách quản lý thuế… Các tài liệu này được thu thập, xử lý theo phương pháp tổng quan, hệ thống hóa, kế thừa có chọn lọc và trên cơ sở đó vận dụng vào phân tích, đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh hướng tới công tác quản lý thuế tại địa phương. Từ đó rút ra những nguyên nhân tồn tại của công tác quản lý thuế trên địa bàn huyện Chương Mỹ.

2.2 Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp, xử lý dữ liệu

Tác giả sử dụng các phương pháp như phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp tổng hợp số liệu , phương pháp so sánh v à phương pháp đánh giá.

Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết được tác giả sử dụng sau khi thu thập được các dữ liệu thứ cấp về quản lý thuế: phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu cụ thể về đối tượng; sau đó tổng hợp, liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã phân tích để tạo ra hệ thống lý thuyết đầy đủ, sâu sắc về đối tượng.

Phương pháp tổng hợp số liệu được sử dụng để tổng hợp kết quả, số liệu định lượng về quản lý thuế từ các nguồn khác nhau thành các dạng văn bản word, bảng tính excel, bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ…

Phương pháp so sánh được sử dụng để đánh giá các xu hướng biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu qua các năm hoặc giữa các không gian khác nhau...

Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong quá trình phân tích thực trang quản lý thuế trên địa bàn huyên Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Từ việc thu thập các báo cáo giao ban hàng tháng, Báo cáo tổng kết hàng năm, dữ liệu trên ứng dụng quản lý thuế của ngành như TMS, QTN, QLT... sau đó dùng phương pháp so sánh để so sánh các chỉ tiêu về quản lý thuế qua các năm, tỷ lệ thu ngân sách, tỷ lệ nợ đọng thuế, tỷ lệ kê khai thuế... thông qua các số tuyệt đối, số tương đối được thể hiện thông qua các bảng biểu số liệu

Phương pháp đánh giá: dựa trên các số liệu đã phân tích để đưa ra nhìn nhận, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu. Từ đó nhìn nhận những kết quả và hạn chế trong quản lý thuế, tìm được nguyên nhân và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý này.

Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt, đan xen trong quá trình nghiên cứu luận văn. Từ việc nghiên cứu hệ thống chính sách pháp luật thuế, thực tiễn công tác quản lý thuế tại các chi cục thuế huyện Chương Mỹ và một số chi cục thuế khác trên phạm vi cả nước trong việc thực hiện quản lý thuế và thu ngân sách được đặt trong trong bối cảnh kinh tế xã hội có nhiều thay đổi để rút ra các lý luận bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thuế tại chương 4.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN CHƢƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và tổ chức bộ máy Chi cục thuế huyện Chƣơng Mỹ huyện Chƣơng Mỹ

3.1.1 Khát quát về tình hình kinh tế - xã hội huyện Chương Mỹ

Huyện Chương Mỹ nằm ở phía tây Nam Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phố Hà Nội 20 km; phía phía Tây giáp với huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình; phía nam giáp huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức; bắc giáp huyện Quốc Oai; phía đông giáp với quận Hà Đông, huyện Thanh Oai. Trên địa bàn huyện có quốc lộ 6A đi các tỉnh phía Tây Bắc dài 18km, đường tỉnh lộ 419, có tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua huyện với chiều dài 16,5km, có chuỗi đô thị Xuân Mai - Hòa Lạc - Sơn Tây. Với những ưu đãi về vị trí địa lý, huyện Chương Mỹ trở thành trung tâm giao thương kinh tế giữa các tỉnh vùng Tây Bắc với vùng Đông Bắc bộ. Chương Mỹ có diện tích tự nhiên là 232,26 km2, dân số 29,5 vạn người, mật độ trung bình 1.303 người/km2, với 32 đơn vị xã, thị trấn.

Trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 huyện Chương Mỹ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là huyện nằm trong vành đai phát triển của Thủ đô với đô thị vệ tinh Xuân Mai, thị trấn sinh thái Chúc Sơn. Khi được xây dựng sẽ là tiền đề tạo bước phát triển đột phá về kinh tế - xã hội của huyện.

Huyện Chương Mỹ có 2 thị trấn, 30 xã, trên 100 cơ quan, đơn vị Nhà nước của trung ương, thành phố đóng trên địa bàn; trên 1.500 doanh nghiệp, công ty đang tham gia hoạt động sản xuất và kinh doanh, góp phần chuyển dịch mạnh về cơ cấu kinh tế trong những năm qua.

Tình hình kinh tế - xã hội

Với những ưu đãi về điều kiê ̣n tự nhiên - xã hội nên huyện Chương Mỹtrở

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)