Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp, xử lý dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội (Trang 40 - 42)

3.1 .Đối tượng nghiên cứu

2.2 Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp, xử lý dữ liệu

Tác giả sử dụng các phương pháp như phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp tổng hợp số liệu , phương pháp so sánh v à phương pháp đánh giá.

Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết được tác giả sử dụng sau khi thu thập được các dữ liệu thứ cấp về quản lý thuế: phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu cụ thể về đối tượng; sau đó tổng hợp, liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã phân tích để tạo ra hệ thống lý thuyết đầy đủ, sâu sắc về đối tượng.

Phương pháp tổng hợp số liệu được sử dụng để tổng hợp kết quả, số liệu định lượng về quản lý thuế từ các nguồn khác nhau thành các dạng văn bản word, bảng tính excel, bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ…

Phương pháp so sánh được sử dụng để đánh giá các xu hướng biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu qua các năm hoặc giữa các không gian khác nhau...

Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong quá trình phân tích thực trang quản lý thuế trên địa bàn huyên Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Từ việc thu thập các báo cáo giao ban hàng tháng, Báo cáo tổng kết hàng năm, dữ liệu trên ứng dụng quản lý thuế của ngành như TMS, QTN, QLT... sau đó dùng phương pháp so sánh để so sánh các chỉ tiêu về quản lý thuế qua các năm, tỷ lệ thu ngân sách, tỷ lệ nợ đọng thuế, tỷ lệ kê khai thuế... thông qua các số tuyệt đối, số tương đối được thể hiện thông qua các bảng biểu số liệu

Phương pháp đánh giá: dựa trên các số liệu đã phân tích để đưa ra nhìn nhận, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu. Từ đó nhìn nhận những kết quả và hạn chế trong quản lý thuế, tìm được nguyên nhân và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý này.

Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt, đan xen trong quá trình nghiên cứu luận văn. Từ việc nghiên cứu hệ thống chính sách pháp luật thuế, thực tiễn công tác quản lý thuế tại các chi cục thuế huyện Chương Mỹ và một số chi cục thuế khác trên phạm vi cả nước trong việc thực hiện quản lý thuế và thu ngân sách được đặt trong trong bối cảnh kinh tế xã hội có nhiều thay đổi để rút ra các lý luận bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thuế tại chương 4.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)