Với người nộp thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội (Trang 103 - 108)

3.1 .Đối tượng nghiên cứu

4.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp

4.3.3 Với người nộp thuế

NNT cần phải thường xuyên nghiên cứu cập nhật chính sách thuế, cơ chế tài chính, Luật thuế mới và các văn bản liên quan để đơn vị không bị lạc hậu, nhất là trong nền kinh tế hiện nay khoa học ngành công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ nên bất kỳ ở đâu, ở trong nước hoặc ở nước ngoài, thông tin được chuyển đi trong vòng vài giây, vì thế chính sách, chế độ chính sách phải luôn phải thay đổi theo cho phù hợp. Vì vậy, doanh nghiệp cần quan tâm chính sách thuế là văn bản pháp luật đầu tiên phải cập nhật, sưu tầm.

NNT luôn luôn phải chấp hành nghiêm chỉnh Luật pháp thuế, phải đề cao ý thức tự giác trong việc kê khai nộp thuế đúng quy định.

Hiện nay, các doanh nghiệp thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế. Cơ chế này đòi hỏi tổ chức, cá nhân nộp thuế phải nâng cao tính tự giác và chính xác về khai

thuế, nộp thuế trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh của mình và chế độ chính sách về thuế quy định .

Chủ động liên hệ với cơ quan thuế để được hướng dẫn, tư vấn giải đáp các vướng mắc về chính sách và thủ tục hành chính thuế.

Chủ động tự tìm hiểu chính sách thuế, tự giác tuân thủ pháp luật thuế. Đó không chỉ là yêu cầu mà còn là sự cần thiết khách quan đối với NNT, để phát triển kinh doanh và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. NNT cần có sự liên hệ trao đổi với cơ quan thuế, cán bộ thuế khi gặp khó khăn, vướng mắc trong việc kê khai, thu nộp thuế để Cơ quan thuế có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ cho NNT trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN. Bên cạnh đó, trên cơ sở các vướng mắc này cơ quan thuế sẽ nghiên cứu để có hướng hoàn thiện các văn bản pháp luật thuế tạo điều kiện thuận lợi cho NNT.

Tổ chức thu thập, học tập, vận dụng các chính sách thuế mới kịp thời, có hiệu quả, tăng cường nhận thức chấp hành các Luật thuế, khi đã bước vào môi trường kinh doanh, tuyệt đối không nên xem “trốn thuế” là mục tiêu; cần chủ động tiếp cận với các Luật thuế, nghiêm túc triển khai công tác khai thuế, nộp thuế, thể hiện rõ trách nhiệm của NNT đối với nghĩa vụ thuế, nhiệt tình đóng góp ý kiến để hoàn thiện Luật thuế.

KẾT LUẬN

Thuế được sử dụng như một công cụ nhằm phân phối và phân phối lại thu nhập đồng thời phát huy các chức năng của thuế phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ thông qua hệ thống chính sách thuế và bộ máy quản lý thuế. Công tác quản lý thuế của nước ta đã trải qua nhiều thời kỳ gắn liền với những thay đổi của tình hình kinh tế xã hội đất nước. Nhìn chung công tác quản lý thuế trên phạm vi cả nước và ở huyện Chương Mỹ đã góp phần đưa chính sách thuế đi vào cuốc sống, góp phần huy động nguồn lực tài chính ngày càng tăng, đến nay Thuế và phí đã trở thành nguồn thu chủ yếu của NSNN.

Trong những năm qua, công tác quản lý thuế của Chi cục thuế huyện Chương Mỹ tuy đã có nhiều kết quả tích cực nhưng cũng còn nhiều mặt hạn chế cả về cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ thuế, công nghệ quản lý thuế, cơ sở vật chất và trang thiết bị, môi trường quản lý thuế.

Với đề tài: "Quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội ", Luận văn đã thực hiện đợc một số nội dung:

Thứ nhất, Luận văn đã tổng hợp được một số lý luận cơ bản về quản lý thuế hiện nay ở Việt Nam và quản lý thuế trên địa bàn địa phương; khái quát về tình hình kinh tế - xã hội huyện, về cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục thuế huyện Chương Mỹ.

Thứ hai, Luận văn đã có sự tổng hợp kinh nghiệm quản lý thuế tại một số chi cục thuế trong thành phố Hà Nội và tỉnh Nình Bình.

Thứ ba, Luận văn đã phân tích thực trạng công tác quản lý thuế tại chi cục thuế huyện Chương Mỹ từ đó đánh giá những thành công chủ yếu, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý thuế trên địa bàn huyện Chương Mỹ trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài Chính, 2005. Giáo trình Lý thuyết thuế. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài Chính.

2. Bộ Tư pháp, 2006. Giáo trình Luật Thuế Việt Nam. Hà Nội : Nhà xuất bản Tư Pháp.

3. Phan Huy Đường, 2012. Giáo trình Quản lý Nhà nước về kinh tế. Hà Nội : Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội

4. Lê Xuân Trường và Nguyễn Đình Chiến, 2013. Nhận diện các hành vi gian lận thuế. Tạp chí kinh tế và phát triển, Số 9.

5. Đặng Hạnh Thu, 2009. Quản lý và điều hành công tác thuế trong bối cảnh suy giảm kinh tế trong nước và suy thoái kinh tế toàn cầu. Tạp chí Cộng Sản , Số 803

6. Lê Anh Tuấn, 2005. Cải cách hành chính thuế những vấn đề đặt ra sau giai đoạn đầu triển khai. Tạp chí Thuế Nhà nước, Số tháng 8

7. Nguyễn Văn Dũng, 2014. Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục thuế tỉnh Hà Giang, LVTS Kinh tế.

8. Nguyễn Tuyết Mai, 2015. Tăng cường công tác Quản lý nợ trên địa bàn thành phố Hà Nội, LVTS Kinh tế. Đại học kinh tế Đại học quốc gia Hà Nội.

9.Vũ Thị Mai,2015 Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ Kinh doanh và quản lý

10. Nguyễn Công Thạch, 2013. Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế trên địa bàn huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai, LVTS Kinh tế.

11.Nguyễn Thu Thuỷ, 2006 Hoàn thiện quy trình quản lý thu thuế theo hướng hiện đại hoá ngành Thuế ở Việt Nam Luận văn thạc sĩ kinh tế

12. Chi cục thuế huyện Chương Mỹ, 2014. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác thuế năm 2014; Nhiệm vụ và giải pháp công tác thuế năm 2015

13. Chi cục thuế huyện Chương Mỹ, 2015. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác thuế năm 2015; Nhiệm vụ và giải pháp côhg tác thuế năm 2016

14. Chi cục thuế huyện Chương Mỹ, 2016. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác thuế năm 2016; Nhiệm vụ và giải pháp côhg tác thuế năm 2017.

15. Luật quản lý thuế 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012

16. Bộ tài chính, 2013. Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/203/ NĐ-CP ngày 22/7/2013của Chính Phủ. Hà Nội

17. Bộ tài chính, 2013. Thông tư Quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Hà Nội

18. Bộ tài chính, 2013. Thông tư hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Hà Nội

19. Tổng cục Thuế, 2011. Tài liệu Bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức mới. Hà Nội, Nhà xuất bản Tài chính.

- Tập II : Kiến thức khái quát về thuế, ngành thuế - Tập IV : Kiến thức về quản lý thuế

20. Tổng cục Thuế, 2010. Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của các Đội thuế thuộc Chi cục thuế số 504/QĐ- TCT.

21. Tổng cục Thuế, 2015. Quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế số 879/QĐ-TCT. Hà Nội

22. Tổng cục Thuế, 2015. Quy trình kiểm tra thuế. Hà Nội 23. Tổng cục Thuế, 2015. Quản lý nợ thuế. Hà Nội

24. Tổng cục Thuế, 2015. Quy trình cưỡng chế nợ thuế . Hà Nội 25. Tổng cục Thuế, 2011. Quy trình hoàn thuế. Hà Nội

Website:

1.http://www.mof.gov.vn: Tổng cục Thuế 2. http://www.caicachhanhchinh.gov.vn 3. http://translate.google.com.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)