3.1 .Đối tượng nghiên cứu
4.1.2 Định hướng hoàn thiện công tác quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện Chương
đại hoá nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định, thực hiện có hiệu quả cao trong công tác quản lý thuế.
4.1.2 Định hướng hoàn thiện công tác quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ Chương Mỹ
Trong thời gian tới, Chi cục thuế huyện Chương Mỹ tiếp cần tục hoàn thiện công tác quản lý thuế trên địa bàn theo các định hướng sau đây:
Thứ nhất là, quản lý thuế trên địa bàn huyện Chương Mỹ phải tuân thủ các quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật khác có liên quan.
Nguyên tắc của quản lý thuế là: Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Nộp thuế theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế. Việc quản lý thuế được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc quản lý thuế phải bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.
Chi cục thuế huyện Chương Mỹ, là tổ chức trực thuộc Cục thuế thành phố Hà Nội, là một cơ quan trong hệ thống ngành thuế của quốc gia, do đó phải tuân thủ các quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các qui định pháp luật khác có liên quan và các quy định của ngành Thuế mà cụ thể là Tổng cục Thuế, Cục thuế thành phố Hà Nội.
Thứ hai là, quản lý thuế trên địa bàn huyện Chương Mỹ phải căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện và khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn.
- Thuế là khoản tiền hay hiện vật mà người dân hoặc các tổ chức kinh doanh, tuỳ theo tài sản, thu nhập, nghề nghiệp… buộc phải nộp cho nhà nước theo mức quy định. Các khoản thu thuế được tập trung vào Ngân sách nhà nước là những khoản
thu nhập của nhà nước được hình thành trong quá trình nhà nước tham gia phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Do đó, Thuế phụ thuộc vào thực trạng của nền kinh tế như, GDP, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất, thu nhập, lãi suất,...
Vì vậy, quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ phải căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Thuế, cho dù dưới bất kỳ hình thức nào đều buộc người nộp thuế phải trích một khoản thu nhập của mình ra nộp cho Nhà nước. Như vậy, thu nhập của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân là nguồn gốc của thuế; không có thu nhập của doanh nghiệp, của tổ chức, cá nhân thì không thể có nguồn để nộp thuế.
Điều kiện và khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân là nhân tố căn bản, quyết định của thuế. Do đó, quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ phải căn cứ vào điều kiện và khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn.
Thứ ba là, quản lý thuế trên địa bàn huyện Chương Mỹ phải dựa trên kế hoạch trung hạn, kế hoạch hàng năm được xây dựng một cách khoa học.
Nhiệm vụ và quyền hạn của chi cục thuế nói chung và Chi cục thuế huyện Chương Mỹ nói riêng là rất nặng nề, phức tạp và khó khăn. Để hoàn thành nhiệm vụ khó khăn, phức tạp đó Chi cục thuế Chương Mỹ phải xây dựng kế hoạch trung hạn và kế hoạch hàng năm một cách khoa học, tỷ mỷ, sát tình hình thực tế với mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể, biện pháp sát hợp với địa phương để thực hiện.
Trên cơ sở kế hoạch được xây dựng một cách khoa học, tỷ mỷ, sát tình hình thực tế, việc tổ chức thực hiện kế hoạch một cách quyết liệt sẽ mang lại kết quả cao.
Thứ bốn là, quản lý thuế trên địa bàn huyện Chương Mỹ phải dựa vào việc cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin.
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Nộp thuế theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế. Việc quản lý thuế được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc
quản lý thuế phải bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.
Vì vậy, để quản lý thuế có hiệu quả phải đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong công tác quản lý thuế phù hợp với phương thức “Tự khai, tự tính, tự nộp thuế” của đối tượng nộp thuế; đảm bảo đơn giản, thuận tiện, giảm phiền hà cho người nộp thuế. Đặc biệt là, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế. Từng bước thực hiện chương trình hiện đại hoá ngành thuế theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế.