Tổ chức thực hiện nội dung Quản lý thuế:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội (Trang 58 - 77)

3.1 .Đối tượng nghiên cứu

3.2 Thực trạng công tác Quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện Chƣơng Mỹ

3.2.3- Tổ chức thực hiện nội dung Quản lý thuế:

a. Quản lý thông tin về người nộp thuế.

Quản lý thông tin NNT là khâu đầu tiên của quá trình quản lý thu thuế, quản lý thông tin NNT tốt sẽ tạo tiền đề định hướng cho quản lý doanh thu tính thuế, chi phí hợp lý, hợp lệ trong việc xác định thu nhập chịu thuế. Cũng thông qua công tác quản lý thông tin NNT, Chi cục thuế sẽ nắm vững được tình hình hoạt động các doanh nghiệp trên địa bàn huyện, giúp cho việc lập kế hoạch thu thuế sát với thực tế, tránh được tình trạng bỏ sót nguồn thu cũng như phục vụ tốt hơn cho công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế.

Hệ thống thông tin về người nộp thuế là tất cả các thông tin tài liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế, bao gồm các thông tin định danh, thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, kê khai, nộp thuế tình hình tuân thủ pháp luật thuế, giải quyết khiếu lại, tố cáo về thuế và các thông tin khác do người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân khác tự nguyện cung cấp hoặc cung cấp theo yêu cầu bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thông tin về người nộp thuế được thu thập từ các nguồn: thông tin, tài liệu do người nộp thuế hoặc tổ chức cá nhân được người nộp thuế ủy quyền kê khai, cung cấp, thông tin tài liệu do cơ quan quản lý thuế thu thập trong quá trình theo dõi đăng ký, kê khai nộp thuế; giải quyết hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, xóa nợ, kiểm tra, thanh tra, điều tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm về thuế và quản lý sử dụng hóa đơn của người nộp thuế, thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế; thông tin về chính sách và tình hình phát triển kinh tế.

Cơ quan thuế có trách nhiệm xây dựng hệ thống thông tin người nộp thuế thống nhất từ trung ương đến địa phương; đảm bảo cơ sở dữ liệu tập trung về trung ương; xây dựng chế độ thông tin, báo cáo thường xuyên, định kỳ giữa cơ quan thuế các cấp.

Chi cục thuế, Công chức quản lý thuế phải giữ thông tin bí mật của người nộp thuế theo quy định của pháp luật và chỉ được cung cấp thông tin của người nộp thuế

cho các cơ quan: Điều tra viên, viện kiểm soát, tòa án, thanh tra, kiểm toán nhà nước và các cơ quan quản lý khác theo quy định của pháp luật.

Công khai thông tin vi phạm pháp luật của người nộp thuế trên phương tiện thông tin đại chúng trong các trường hợp sau: trốn thuế, gian lận thuế, trây ỳ không nộp thuế đúng thời hạn; vi phạm pháp luật về thuế làm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế của tổ chứ, cá nhân khác; không thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

Chi cục thuế huyện Chương Mỹ thực hiện quản lý thông tin người nộp thuế từ năm 2014-2016 dựa trên các ứng dụng của ngành như: ihtkk, TTR, BCTC, TPH, QLT, QLN, TMS....

Hệ thống ứng dụng Quản lý thuế:

Từ tháng 12/2014 Thành phố Hà Nội đã áp dụng phần mềm quản lý thông tin người nộp thuế trên phần mềm TMS(Tax Management System), huyện Chương Mỹ cũng đã tiền hành theo sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo để áp dụng hệ thống quản lý thuế tập trung TMS vào sử dụng để quản lý người nộp thuế. Hệ thống TMS thay thế những ứng dụng hỗ trợ trong công tác quản lý thuế đang vận hành, đáp ứng toàn bộ các khâu xử lý dữ liệu cho các quy trình nghiệp vụ: Tiếp nhận hồ sơ thuế, đăng ký cấp mã số thuế, xử lý tờ khai tính thuế, tính nợ và xử lý phạt chậm nộp tiền thuế và theo dõi tình hình thu nộp thuế của từng đối tượng nộp thuế; in thông báo thuế, xử lý các kết quả truy thu, quyết định miễn, giảm, hoàn thuế; cung cấp một số thông tin hỗ trợ cho công tác kiểm tra, thanh tra thuế; xử lý chứng từ nộp tiền thuế để chấm bộ thuế; tổng hợp lập các báo cáo thuế, thống kê thuế, báo cáo ấn chỉ và lưu trữ hồ sơ thuế theo chế độ quy định.

Ứng dụng quản lý ấn chỉ thuế:

Đã trợ giúp theo dõi, xử lý việc in ấn, quản lý kho ấn chỉ; theo dõi tình hình sử dụng hoá đơn, ấn chỉ trong từng đơn vị, từng đối tượng nộp thuế; xử lý việc thanh toán ấn chỉ giữa các cấp trong ngành thuế, thanh toán với cơ quan ngoài, với doanh nghiệp, tính phí phát hành; theo dõi tổn thất và xử lý tổn thất ấn chỉ; phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra; truyền nhận dữ liệu giữa các cấp phục công tác tra cứu, đối chiếu khai thác số liệu ấn chỉ trên mạng máy tính toàn ngành.

Ứng dụng thanh tra kiểm tra: Phục vụ cho công tác lập kế hoạch, theo dõi tiến độ thực hiện kế hoach thanh tra, kiểm tra; lưu giữ các kết quả thanh tra, kiểm tra thuế, tổng hợp và kết xuất các báo cáo theo quy định.

Ứng dụng Báo cáo tài chính doanh nghiệp: Lưu giữ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp bao gồm: Bảng cân đối tài sản, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ; hỗ trợ cán bộ thuế phân tích các chỉ tiêu về vốn, lợi nhuận, tình hình thanh toán của các doanh nghiệp từ đó đưa ra những quyết định xử lý phù hợp.

Ứng dụng trao đổi thông tin giữa cơ quan Thuế - Hải quan – Kho bạc viết tắt là chương trình (TCS) đã tạo được nhiều tiện ích cho sự đối chiếu số thu kịp thời chính xác, giảm thủ tục hành chính thuế, tạo điều kiện cho người nộp thuế.

Nhìn chung, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế đã đem lại những hiệu quả tích cực cho công tác quản lý thuế như: Góp phần tăng thu, cải tiến quy trình quản lý thuế, cung cấp thông tin thu - nộp thuế nhanh chóng, xoá bỏ cơ chế quản lý thuế khép kín, tăng cường sự kiểm tra chéo giữa các bộ phận quản lý thu, giảm mối quan hệ trực tiếp giữa người nộp thuế thuế với cơ quan thuế. Hiệu quả nổi bật của ứng dụng tin học thể hiện ở những mặt sau:

Xử lý thông tin chính xác hơn, đáp ứng nhu cầu cơ bản của tính thuế, kịp thời nắm được tình hình nộp thuế và nợ thuế hàng ngày của từng tổ chức cá nhân nộp thuế, tính phạt nộp chậm kịp thời theo đúng Luật; trợ giúp phát hiện các trường hợp không kê khai thuế, kê khai bất hợp lý có dấu hiệu trốn thuế, giảm bớt thao tác xử lý thủ công.

Tăng tính tuân thủ của Luật thuế, tự giác kê khai nộp thuế và ý thức thực hiện nghĩa vụ thuế của tổ chức, cá nhân nộp thuế thông qua việc sử dụng mã số thuế, xử lý tính thuế và tính phạt trên máy tính.

Hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra thuế: Tin học hỗ trợ phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ về hành vi gian lận thuế để cung cấp phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra thuế nhằm ngăn chặn, hạn chế các hành vi gian lận về thuế, chống thất thu ngân sách.

Hỗ trợ công tác chỉ đạo: Hệ thống thông tin đăng ký thuế, cấp mã số thuế và quản lý thuế trên máy tính đã cung cấp các thông tin nhanh phục vụ lãnh đạo, chỉ

đạo của các cấp trong ngành thuế được thuận lợi hơn. Hệ thống thông tin mã số thuế còn được khai thác cung cấp phục vụ nhu cầu quản lý khác của các cơ quan nhà nước như: Kho bạc, Hải quan, Thống kê, Thương mại và các cơ quan pháp luật v.v...

b. Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế

Nghiệp vụ quản lý đăng ký, kê khai thuế, ấn định thuế tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ thuộc Đôi NV-DT-KK-KTT&TH. Với nhiệm vụ được phân công Đội đã thực hiện công việc đúng theo Quyết định 879/QĐ-TCT ngày 15/5/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế và Quyết định 329/QĐ-TCT ngày 27/03/2014 của Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Thuế về việc ban hành Quy trình quản lý đăng ký thuế với công việc cục thể đã đạt được kết quả như sau:

Bảng 3.5 Công tác quản lý đăng ký Ngƣời nộp thuế tại Chi cục thuế huyện Chƣơng Mỹ năm 2014-2016

TT Đối tượng NNT Đơn vị

tính Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

I Doanh nghiệp

1 Doanh nghiệp đang quản

lý DN 1.081 1.058 1.257 2 Cấp mới DN 155 277 314 3 Bỏ kinh doanh DN 198 303 352 4 Tạm ngừng kinh doanh DN 50 65 69 5 Giải thế DN 28 23 17 II Hộ kinh doanh 1 Hộ đã cấp mã Hộ 3.086 3.217 3.629 2 Hộ chưa cấp mã Hộ 1.849 1.912 2.110 3 Hộ KD đóng cửa Hộ 119 146 182

(Nguồn: Đội Tổng hợp NVDT-KKKTT&TH-Chi cục Thuế huyện Chương Mỹ)

Tính đến ngày 30/12/2014 tổng quản lý đối tượng 6.070 trong đó: 1.081 DN trong đó: Câp mới 155DN, bỏ kinh doanh 198 DN, tạm ngừng kinh doanh 50 DN, Giải thể 28 DN; Hộ kinh doanh: 4.935 hộ: hộ đã cấp MST 3.086, hộ chưa cấp mã 1.849(hộ thu nhập thấp).

Năm 2015 bộ phận Đăng ký thuế tiếp nhận hơn 2730 bộ hồ sơ cấp mã số thuế, 895 tờ khai mẫu 08 bổ sung tài khoản ngân hàng từ bộ phận một cửa, thực hiện cấp 601 mã PNN, cấp 3.223 mã BĐS, TNCN, cập nhật đóng 303 DN bỏ địa chỉ KD, 10 DN chờ làm thủ tục giải thể, đóng cửa giải thể đã quyết toán là 13 DN, 123 hộ KD đóng cửa. Tính đến 31/12/2015 số doanh nghiệp đang quản lý là 1.058 DN trong đó DN tư nhân:67 DN; Công ty TNHH là 687 DN; Công ty cổ phần là 270 DN, các tổ chức khác là 34 đơn vị.

Năm 2016 bộ phận Đăng ký thuế tiếp nhận hơn 661 bộ hồ sơ cấp mã số thuế, 895 tờ khai mẫu 08 bổ sung tài khoản ngân hàng từ bộ phận một cửa, thực hiện cấp 194 mã PNN, cấp 1.553 mã BĐS, TNCN, cập nhật đóng 252 DN bỏ địa chỉ KD, 10 DN chờ làm thủ tục giải thể, đóng cửa giải thể đã quyết toán là 7 DN, 136 hộ KD đóng cửa. Tính đến 31/12/2016 số doanh nghiệp đang quản lý là 1.257 DN trong đó DN tư nhân:62 DN; Công ty TNHH là 809 DN; Công ty cổ phần là 341 DN, các tổ chức khác là 45 đơn vị

* Công tác kê khai thuế

Tích cực đôn đốc DN nộp tờ kai đầy đủ, đúng hạn thực hiện phát hành thông báo đôn đốc các doanh nghiệp chưa nộp hồ sơ khai thuế.

Năm 2014 Công tác kê khai, kế toán thuế được thực hiện theo đúng chế độ, đúng quy trình, tăng cường đôn đốc DN nộp tờ khai, kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế của NNT, tỷ lệ NNT nộp hồ sơ khai thuế đạt 95% trong đó có 12.199 lượt DN đã nộp, số kê khai đúng hạn 11.884 lượt, số DN kê khai chậm 2.056 lượt tờ khai (trong đó: 295 lượt chậm), xử phạt chậm nộp 271 lượt DN, số tiền phạt 353 triệu đồng.

Triển khai kê khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử đã được Chi cục quan tâm, đên nay trên địa bàn đã có 1.021 doanh nghiệp đăng ký tài khoản kê khai qua mạng, đạt 96% số doanh nghiệp phải kê khai, so với cùng kỳ tăng 146%; nộp thuế điện tử có 56 DN đã đăng ký kê khai đạt 140% chỉ tiêu Cục thuế giao. Việc kê khai

qua mạng và nộp thuế điện tử đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí về thời gian trong việc giao dịch thực hiện nghĩa vụ thuế đồng thời giảm tải cho cơ quan thuế trong việc tiếp nhận thủ tục hành chính thuế góp phần thực hiện thắng lợi chương trình cải cách và hiện đại hoá ngành thuế.

Về kê khai thuế: số thuế phát sinh ghi thu năm 2014: 133.434 triệu/132.335 triệu (năm 2013) bằng 101% so với cùng kỳ. số đã nộp ngân sách năm 2014: 149.777/190.892 triệu (năm 2013) so với cùng kỳ bằng 78% sổ tuyệt đối giảm 41.115 triệu đồng Nguyên nhân năm 2014 thực hiện nội dung sửa đôi của Luật quản lý thuê, các Luật thuế thay đổi về chính sách thuế như Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 thì các DN kinh doanh nông sản không phai kê khai, tính nộp thuế GTGT cụ thể: Chương Mỹ số thuế GTGT đã nộp NS năm 2014: 11 tỷ, đạt chỉ còn 15%, giảm 85%, số tuyệt đôi giảm 64tỷ so vói cùng kỳ toàn huyện có 70 DN kinh doanh hàng nông sản (ngô, sắn) năm 2013 thuế GTGT đã nộp NSNN 77,4 tỷ. Nên kế hoạch năm 2014 giảm 82 tỷ dẫn đến số nộp ngân sách giảm

Công tác xử lý tờ khai, nhập biên lai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: Đến ngày 31/12/2014 Chi cục đã hoàn thành nhập vào ứng dụng 67.375 số biên lai thuế SD ĐPNN đạt 100% số phải nhập.

Năm 2015 Tỷ lệ NNT nộp tờ khai thuế qua mạng đạt trên 99% số doanh nghiệp phải kê khai qua mạng (8.009/8.010) lượt. Đã ban hành các văn bản hướng dẫn về việc rà soát, đối chiếu số liệu trong quản lý kê khai. Đặc biệt đối với thuế sử dụng đất Phi nông nghiệp, trong năm Chi cục đã ban hành văn bản phối hợp với các xã hướng dẫn rà soát số liệu về kê khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Qua đó đã kịp thời điều chỉnh những sai sót như sai tên, sai vị trí, sai nghĩa vụ thuế do chuyển nhượng…đồng thời in thông báo chuyển ủy nhiệm thu các xã để triển khai thu. Qua công tác rà soát, đối chiếu nghĩa vụ kê khai đã xác định nguyên nhân, giải đáp kịp thời với nhân dân và chính quyền các xã từ đó xác định trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị để khắc phục triệt để các nhầm lẫn sai sót.

Chất lươ ̣ng công tác quản lý kê khai kế toán thuế được nâng lên thông qua viê ̣c thường xuyên rà soát, theo dõi biến đô ̣ng của NNT, câ ̣p nhâ ̣t đầy đủ, kịp thời dữ liệu kê khai, nô ̣p thuế của NNT. Tăng cường công tác đôn đốc nộp tờ khai, kiểm tra, kiểm soát và kịp thời điều chỉnh các nhầm lẫn sai sót trong kê khai của NNT.

Năm 2016 Tỷ lệ NNT nộp tờ khai thuế qua mạng đạt 98% số doanh nghiệp phải kê khai qua mạng (5.728/5.862) lượt. Tỷ lệ hồ sơ khai thuế nộp đúng hạn luôn đạt trên 97%, trong năm 2016 đã xử lý 167 trường hợp vi phạm chậm nộp hồ sơ khai thuế với số tiền xử phạt 281,8 trđ.

* Ấn định thuế

Chi cục thuế huyện Chương Mỹ sử dụng biện pháp ấn định thuế khi người nộp thuế không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ, không trung thực.

Ấn định thuế áp dụng với những hộ kinh doanh có mức doanh thu thấp và không thực hiện đăng ký kinh doanh, kê khai thuế, không có mã số thuế. Việc ấn định thuế đối với đối tượng này rất khó kiểm soát. Do sự giám sát các hộ kinh doanh vẫn còn rất nhiều khó khăn, việc điều tra doanh thu mất rất nhiều thời gian, công sức và chi phí, sự bất hợp tác của hộ kinh doanh và cơ quan thuế. Hàng năm Chi cục thuế huyện Chương Mỹ có quyết đinh công bố ổn định thuế cho một số lượng lớn hộ kinh doanh, do tính chất kinh doanh của các hộ chủ yếu là các hộ thuần nông, các hộ nộp theo hình thức khoán chiếm tới 80% tổng số hộ đăng ký nộp thuế nên số thuế thu được từ các hộ khoán cũng chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số thuế phải nộp của các hộ kinh doanh cá thể. Thông qua hội đồng tư vấn thuế phường xã tháng 11 hàng năm Chi cục thuế ra soát lại tình hình thu nộp và điều chỉnh mức thuế tăng hoặc giảm mức thuế ấn định sao cho phù hợp với sự phát triển của từng ngành nghề và thực tế của người nộp thuế.

c. Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế * Hoàn thuế

Công tác hoàn thuế trong những năm qua của Chi cục thuế huyện Chương Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội (Trang 58 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)