3.1 .Đối tượng nghiên cứu
3.1 Khái quát về tình hình kinh tế xã hội và tổ chức bộ máy Chi cục thuế huyện
3.1.1 Khát quát về tình hình kinh tế xã hội huyện Chương Mỹ
Huyện Chương Mỹ nằm ở phía tây Nam Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phố Hà Nội 20 km; phía phía Tây giáp với huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình; phía nam giáp huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức; bắc giáp huyện Quốc Oai; phía đông giáp với quận Hà Đông, huyện Thanh Oai. Trên địa bàn huyện có quốc lộ 6A đi các tỉnh phía Tây Bắc dài 18km, đường tỉnh lộ 419, có tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua huyện với chiều dài 16,5km, có chuỗi đô thị Xuân Mai - Hòa Lạc - Sơn Tây. Với những ưu đãi về vị trí địa lý, huyện Chương Mỹ trở thành trung tâm giao thương kinh tế giữa các tỉnh vùng Tây Bắc với vùng Đông Bắc bộ. Chương Mỹ có diện tích tự nhiên là 232,26 km2, dân số 29,5 vạn người, mật độ trung bình 1.303 người/km2, với 32 đơn vị xã, thị trấn.
Trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 huyện Chương Mỹ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là huyện nằm trong vành đai phát triển của Thủ đô với đô thị vệ tinh Xuân Mai, thị trấn sinh thái Chúc Sơn. Khi được xây dựng sẽ là tiền đề tạo bước phát triển đột phá về kinh tế - xã hội của huyện.
Huyện Chương Mỹ có 2 thị trấn, 30 xã, trên 100 cơ quan, đơn vị Nhà nước của trung ương, thành phố đóng trên địa bàn; trên 1.500 doanh nghiệp, công ty đang tham gia hoạt động sản xuất và kinh doanh, góp phần chuyển dịch mạnh về cơ cấu kinh tế trong những năm qua.
Tình hình kinh tế - xã hội
Với những ưu đãi về điều kiê ̣n tự nhiên - xã hội nên huyện Chương Mỹtrở thành trung tâm giao thương kinh tế giữa các tỉnh vùng Tây Bắc với vùng Đông Bắc bộ. Huyện nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ, có mạng lưới giao thông
thuận lợi, đặc biệt là có đường Quốc lộ 6 nối với vùng Tây Bắc nên đã tạo điều kiện cho Chương Mỹ trong mối quan hệ liên kết phát triển về kinh tế nội vùng và có nguồn cung nông, lâm sản nguyên liệu dồi dào.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên đi ̣a bàn huyê ̣n Chương Mỹ hàng năm luôn đạt ở mức cao từ 14 – 15%/năm. Đạt được kết quả trên là do lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ tăng trưởng mạnh; trong đó ngành công nghiệp đóng vai trò chủ đạo với mức tăng trưởng 22,3%/năm; ngành dịch vụ vẫn giữ vai trò mũi nhọn với tốc độ tăng trưởng 16,3%/năm; ngành nông nghiệp đạt 3,9%/năm.
Cơ cấu kinh tế huyện đã có bước chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng lên, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm.
Huyện Chương Mỹ hiện có 01 khu công nghiệp Phú Nghĩa với diện tích 170 ha; đã quy hoạch lại các cụm công nghiệp và trình Uỷ ban nhân dân thành phố, dự kiến xây dựng 04 cụm Công nghiệp: Ngọc Sơn (31ha), Phù Yên -Trường Yên (75ha), Văn Mỹ- Hoàng Văn Thụ (31ha), Nam Tiến Xuân (50ha); đã và đang thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước về đầu tư, xây dựng phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp có hiệu quả, tạo điều kiện cho trên 15.000 lao động có việc làm thường xuyên và hàng vạn lao động thời vụ.
Hiện nay, huyện Chương Mỹ có 33 làng nghề/ 214 làng trong toàn huyện, đạt 13.75%; Trong đó: Làng nghề mây tre đan là phổ biến nhất: 27 làng, chiếm 81,8 %; còn lại là các làng nghề chế biến nông sản, lâm sản, nghề làm nón lá, thêu may xuất khẩu, mộc.... Nghề mây tre giang đan là nghề truyền thống của huyện đã được phát triển và cung cấp cho nhiều nơi trong cả nước và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như: Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, các nước EU... huyện đang triển khai thực hiện phát triển làng nghề kết hợp với du lịch và đã được phê duyệt. Đây là một trong những dự án lớn của Thành Phố về làng nghề nhằm phát triển làng nghề gắn với du lịch làng nghề.