Định hƣớng phát triển đến năm 2025

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý vốn tại Công ty TNHH MTV nhiên liệu Hàng không Việt Nam (Trang 87 - 90)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Định hƣớng phát triển đến năm 2025

4.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội

Kinh tế - xã hội năm 2018 diễn ra trong bối cảnh đầy bất ổn, đối mặt với nhiều rủi ro lớn với các nhân tố khó lƣờng. Sự bất ổn của thị trƣờng tài chính toàn cầu với việc giảm giá đồng Nhân dân tệ và tăng trƣởng sụt giảm của kinh tế Trung Quốc đã tác động mạnh tới kinh tế thế giới. Sự trỗi dậy của làn sóng bảo hộ thƣơng mại, thể hiện ở việc nƣớc Anh rời khỏi thị trƣờng chung Châu Âu, Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP), đề xuất đàm phán lại các điều khoản của NAFTA (Hiệp định Thƣơng mại tự do Bắc Mỹ), cuộc chiến thƣơng mại Mỹ - Trung, các nƣớc phƣơng Tây đang lâm vào tình trạng chia rẽ nội bộ sâu sắc về vấn đề toàn cầu hóa và thƣơng mại, đến hàng loạt biện pháp bảo hộ hàng hóa của các nƣớc, thƣơng mại toàn cầu sụt giảm. Có thể nói, chƣa bao giờ thế giới lại dựng lên những rào cản với mậu dịch tự do nhiều nhƣ hiện nay. Xu hƣớng này có thể làm dấy lên một cuộc chiến tranh thƣơng mại mới, tác động tiêu cực đến tăng trƣởng kinh tế toàn cầu. Việt Nam với tƣ cách là nền kinh tế theo đuổi tự do thƣơng mại và đầu tƣ, hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và thế giới sẽ đối mặt với không ít thách thức từ xu hƣớng này.

Trong nƣớc, bên cạnh những thành tựu kinh tế đã đạt đƣợc, còn kinh tế giai đoạn 2011-2017 còn nhiều hạn chế nhƣ: cơ cấu đầu tƣ chậm thay đổi, hiệu quả đầu tƣ thấp, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nƣớc tiến triển chậm, năng lực quản trị điều hành của doanh nghiệp thấp, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng lớn nhƣng chƣa đƣợc hƣởng lợi từ các chính sách hỗ trợ để phát triển …. (Nghị quyết số 24/2016/QH14). Giá cả trên thị trƣờng thế giới biến động, nhất là tỷ giá dollar Mỹ tăng cao gây áp lực đến cân đối ngân sách Nhà nƣớc, nhƣng đồng thời là yếu tố thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa.

Xuất phát từ tình hình trong nƣớc và thế giới, Chính phủ đã kịp thời ban hành các Nghị quyết với nhóm giải pháp, nhiệm vụ cụ thể, trong đó trọng tâm và trực tiếp là Nghị quyết số 142/2016/QH13 ngày 12/04/2016 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2016 - 2020; Nghị quyết số 24/2016/QH 14 ngày 08/11/2016 về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 -2020; Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trƣờng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hƣớng đến 2020; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/05/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Để hoàn thành tốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Đảng và Nhà nƣớc đã đề ra, một trong các giải pháp chính là nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty TNHH MTV nói riêng phải đƣợc chú trọng hơn nữa.

4.1.2. Mục tiêu và định hƣớng phát triển của công ty đến năm 2025

Mục tiêu

Với bất kỳ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trƣờng đều có một mục tiêu chung mà kết quả của quá trình SXKD muốn đạt đến là lợi nhuận. Mục tiêu này càng quan trọng bởi lẽ SKYPEC đã nhận thức đƣợc ƣu thế của công ty trong lĩnh vực kinh doanh. SKYPEC đƣa ra các phƣơng hƣớng, biện pháp, chiến lƣợc kinh doanh trong các năm tiếp theo nhằm tăng doanh số bán hàng, tăng năng suất lao động, đồng thời đẩy mạnh hoạt động khai thác, nghiên cứu thị trƣờng, mở rộng quan hệ buôn bán với các nƣớc trên thế giới... nhằm nâng cao hiệu quả và lợi nhuận của SKYPEC lên so với các năm trƣớc. Cụ thể:

+ Phải đạt tỷ lệ xuất khẩu ra nƣớc ngoài đạt 80%.

+ Kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân hàng năm 10 - 20%. + Đảm bảo và tăng trƣởng vốn, kinh doanh có lãi.

+ Nộp ngân sách nhà nƣớc theo luật định. + Đảm bảo và tăng trƣởng vốn.

+ Đảm bảo mức thu nhập cho ngƣời lao động ổn định, đẩy mạnh hỗ trợ đào tạo cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

+ Tìm ra nhiều thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài trong việc xuất nhập khẩu mặt hàng xăng dầu.

+ Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty một cách tối đa nhất.

+ Tận dụng một cách có hiệu quả cá yếu tố nguồn lực đầu vào, giảm thiểu tới mức thấp nhất chi phí kinh doanh.

- Nhằm nâng cao hiệu quả và lợi nhuận của Công ty lên so với các kỳ trƣớc đây, cụ thể kế hoạch sản xuất kinh doanh từ năm 2018 đến hết năm 2025 của công ty nêu rõ:

+ Sản lƣợng năm sau tăng 10% so với năm trƣớc. + Doanh thu năm sau tăng 15% so với năm trƣớc.

+ Phải đạt kim ngạch xuất nhập khẩu năm sau cao hơn năm trƣớc 5-10%. + Nộp ngân sách nhà nƣớc theo luật định.

+ Thu nhập bình quân ngƣời lao động năm sau tăng 3% so với năm trƣớc. + Tăng cƣờng nghiên cứu thị trƣờng, tìm ra các khách hàng quốc tế tiềm năng mới nhằm mở rộng hoạt động SXKD.

Định hƣớng phát triển kinh doanh của công ty đến năm 2025

Trong thế kỷ 21, nền kinh tế thế giới cũng nhƣ nền kinh tế Việt Nam sẽ có những dấu hiệu chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân toàn cầu ngày một tăng lên, điều này sẽ thúc đẩy lƣợng khách du lịch nƣớc ngoài gia tăng. Đồng thời với sự phát triển của thƣơng mại Quốc tế, làm mở rộng các mối quan hệ thƣơng mại giữa các quốc gia với nhau bất kể những hạn chế về không gian và thời gian. Những nhân tố này tác động tích cực góp phần thúc đẩy phát triển ngành Giao thông vận tải và ngành Hàng không dân dụng. Trƣớc những biến đổi theo chiều hƣớng tích cực của ngành Hàng không dân dụng, SKYPEC - đơn vị kinh doanh nhiên liệu hàng không hàng đầu trên thị trƣờng Việt Nam - đã nhận thức đƣợc điều này. Trong những năm qua, Công ty luôn tổ chức công tác nghiên cứu thị trƣờng, khách hàng... đồng thời luôn kiểm tra chặt chẽ, đánh giá những kết quả hoạt động SXKD của mình qua các năm để rút ra các bài học kinh nghiệm cho những năm sau. Dựa vào

kết quả hoạt động SXKD qua các năm, phân tích, dự đoán các biến đổi trong những năm tới, Công ty đề ra một loạt những định hƣớng cho các năm tiếp theo nhƣ sau:

+ Chú trọng tới các công tác mở rộng thị trƣờng Quốc tế, nâng cao thị phần Quốc tế, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa thông qua việc tạm nhập tái xuất, vì các bạn hàng Quốc tế là nguồn đem lại nhiều lợi nhuận cho Công ty trong những năm qua, chủ yếu là những hãng hàng không quốc tế có chuyến bay tới Việt Nam.

+ Kiểm soát chặt chẽ, triệt để để tiết kiệm các chi phí SXKD. Áp dụng cơ chế khoán phí, định mức các khoản chi phí đối với các đơn vị trực thuộc. Sử dụng có hiệu quả hơn chi phí kinh doanh và phấn đấu cắt giảm một số khoản chi tiêu không cần thiết khác, góp phần tăng lợi nhuận, tích luỹ vốn để tái SXKD mở rộng.

+ Đầu tƣ triệt để vào việc xây dựng các kho cảng đầu nguồn, đầu tƣ vào việc mua sắm, nâng cấp trang thiết bị máy móc, phƣơng tiện vận tải tra nạp nhiên liệu, các kho bể. Đầu tƣ xây dựng và đƣa kho cảng Liên Chiểu vào hoạt động, nhằm giảm bớt chi phí trong công tác vận chuyển, bảo quản, bơm rót, tra nạp nhiên liệu. + Tăng cƣờng công tác quản lý các khoản phải thu, quản lý hàng tồn kho đồng thời chú trọng đặc biệt đến khâu hoàn thuế nhập khẩu, nhằm giảm tối đa lƣợng vốn bị ứ đọng cũng nhƣ lƣợng vốn bị chiếm dụng.

+ Coi việc nâng cao chất lƣợng nhân sự của công ty là nguyên tắc sống còn. Xây dựng các khóa đào tạo hiệu quả, tiếp tục triển khai kế hoạch nâng mặt bằng trình độ ngoại ngữ cho toàn bộ ngƣời lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý vốn tại Công ty TNHH MTV nhiên liệu Hàng không Việt Nam (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)