Tổ chức sử dụng vốn vào hoạt động của SKYPEC

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý vốn tại Công ty TNHH MTV nhiên liệu Hàng không Việt Nam (Trang 64 - 69)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Phân tích thực trạng quản lý vốn tại SKYPEC

3.2.3. Tổ chức sử dụng vốn vào hoạt động của SKYPEC

Huy động đƣợc vốn cho kinh doanh đã là một vấn đề đã khó nhƣng sử dụng chúng sao cho có hiệu quả lại là một vấn đề còn khó hơn. Vấn đề đặt ra ở đây chính là khâu tổ chức thực hiện quản lí và sử dụng vốn.

Phân tích hoạt động phân phối vốn của SKYPEC trong thời gian qua thông qua việc phân tích tình hình sử dụng VCĐ (TSCĐ) và VLĐ (TSLĐ) của công ty.

3.2.3.1. Thực trạng tổ chức quản lý sử dụng VCĐ tại SKYPEC

Nhƣ đã đề cập trong chƣơng 1, ta biết VCĐ của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tƣ ứng trƣớc về TSCĐ mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ

Bảng 3.10: Thực trạng sử dụng TSCĐ tại SKYPEC

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

TSCĐ 301.554 275.362 321.668

(Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2015-2017 của SKYPEC)

Theo nhƣ phân tích ở trên, thì TSCĐ chỉ chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn trong cơ cấu tổng tài sản. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2015-2017, giá trị TSCĐ cũng nhƣ tỷ trọng của nó đã tăng. Tỷ trọng TSCĐ trên tổng nguồn vốn năm 2015 đạt 6,64% , năm 2016 giảm còn 5,85%, đến năm 2017 giảm về 5,59%. Việc giảm nhƣ vậy của TSCĐ chủ yếu do mức khấu hao tăng lên của các TSCĐ.

Phƣơng khấu hao TSCĐ đƣợc Công ty áp dụng là phƣơng pháp khấu hao đƣờng thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ƣớc tính. Thời gian khấu hao theo quy định tại Thông tƣ số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.

TSCĐ của Công ty ngoài nhà cửa, vật kiến trúc, kho bể chứa nhiên liệu, máy móc hóa nghiệm, các phần mềm quản lý... thì chủ yếu là phƣơng tiện vận tải gồm:

- 31 xe ô tô từ 4 chỗ đến 24 chỗ. - 04 xe ô tô tải.

- 61 xe tra nạp nhiên liệu bay. - 71 xe vận chuyển nhiên liệu bay.

Số xe ô tô này chủ yếu nhập khẩu từ Mỹ, Hàn Quốc, đƣợc bảo dƣỡng định kỳ và sửa chữa tại 03 trung tâm dịch vụ kỹ thuật và 02 trạm sửa chữa của SKYPEC. Điều này giúp cho phƣơng tiện vận tải của Công ty đƣợc chủ động bảo dƣỡng định kỳ đồng thời kịp thời sửa chữa khi các phƣơng tiện vận tải gặp trục trặc, đảm bảo việc tra nạp nhiên liệu bay cho các khách hàng đƣợc đúng hạn.

3.2.3.2. Thực trạng quản lý, sử dụng VLĐ của SKYPEC

Để phân tích thực trạng quản lý VLĐ của doanh nghiệp, ta có thể đề cập ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên trong phạm vi đề tài này, tác giả đi sâu phân tích vào các khía cạnh:

- Quản lý vốn tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền. - Quản lý các khoản phải thu.

- Quản lý hàng tồn kho.

Quản lý vốn tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền của SKYPEC

Vốn tiền mặt có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động SXKD của công ty, nó đáp ứng kịp thời cho các nhu cầu chi tiêu của công ty nhƣ: mua sắm thanh toán, đảm bảo sự an toàn trong hoạt động của kinh doanh. Tuy nhiên, phải tính toán lƣợng vốn bằng tiền mặt phải hợp lý để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của công ty.

Bảng 3.11: Biến động tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền của SKYPEC

Đơn vị: triệu đồng

CHỈ TIÊU Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Năm 2016/2015 Năm 2017/2016 Số tuyệt đối Số tƣơng đối (%) Số tuyệt đối Số tƣơng đối (%) Tiền mặt 1.108 1.114 1.682 6 0,54 568 50,99

Tiền gửi ngân

hàng 349.212 277.873 492.986 -71.339 -20,43 215.113 77,41 Khoản tƣơng

đƣơng tiền 985.000 622.000 997.000 -363.000 -36,85 375.000 60,29

Tổng cộng 1.335.320 900.987 1.491.668

(Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2015 - 2017 của SKYPEC)

Từ bảng số liệu trên, ta thấy lƣợng vốn tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền của công ty có xu hƣớng giảm vào năm 2016 và tăng mạnh lại vào năm 2017 và đây là khoản chiếm tỉ trọng lớn nhất trong VLĐ. Tại thời điểm cuối năm 2016 lƣợng vốn tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền là 900,9 tỉ đồng, so với năm 2015 thì đã giảm trên 434 tỉ đồng tƣơng ứng với tỉ lệ giảm 32,53%. Năm 2017, do sản lƣợng hàng bán tăng 15,22% và giá Platt’s tăng hơn 16% nên lƣợng vốn tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền tăng 591 tỷ đồng tƣơng ứng 65,56%. Trong khoản mục này, lƣợng tiền mặt qua các năm luôn chiếm tỉ trọng thấp nhất từ 0,08% năm 2015 đến 0,12% năm 2016 và 0,11% năm 2017. Trong xu thế phát triển hiện nay, đây là điều dễ hiểu

và hoàn toàn hợp lý đối với một doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhƣ SKYPEC. Vì tiền mặt thì có tính thanh khoản cao, nhƣng nếu quản lý không chặt chẽ sẽ dẫn đến tình trạng thất thoát, sử dụng lãng phí, sử dụng sai mục đích, còn tiền gửi ngân hàng có sự tham gia quản lý bới các ngân hàng là các tổ chức tài chính có chuyên môn, nên việc quản lý tiền chặt chẽ hơn, từ đó tránh đƣợc việc thất thoát, hay sử dụng tiền lãng phí, sai mục đích. Hiện nay, doanh nghiệp gửi tiền trong ngân hàng đƣợc hƣởng lãi gửi tiền và giúp cho việc thanh toán nhanh chóng, an toàn, thuận tiện và văn minh hơn. Các khoản tƣơng đƣơng tiền của công ty trong giai đoạn 2015-2017 tuy có giao động với biên độ lớn, nhƣng trong năm tài chính luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, điều đó chứng tỏ công ty có chú trọng vào việc các khoản đầu tƣ ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng nhằm đem lại lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tài chính.

Quản lý các khoản phải thu của SKYPEC

Bảng 3.12: Các khoản phải thu của SKYPEC giai đoạn 2015-2017

Đơn vị tính: triệu đồng

CHỈ TIÊU Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Năm 2016/2015 Năm 2017/2016 Số tuyệt đối Số tƣơng đối (%) Số tuyệt đối Số tƣơng đối (%) Phải thu khách hàng 960.490 985.027 1.497.059 24.537 2,55 512.032 34,20 Trả trƣớc ngƣời bán 2.613 2.307 60.289 -306 -11,71 57.982 96,17 Phải thu ngắn hạn khác 929.835 696.099 278.459 -233.736 -25,14 -417.640 -149,98 Dự phòng các

khoản phải thu NH khó đòi

-29.098 -29.098 -37.608 0 0 -8.510 22,63

Tổng cộng 1.863.840 1.654.335 1.798.199

Trong thời kỳ kinh tế hiện nay, việc khách hàng mua hàng của doanh nghiệp và trả tiền sau là điều không thể tránh khỏi đồng thời cũng là chính sách bán hàng của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy đƣợc doanh số nhiều hơn. Số tiền phải thu của khách hàng của công ty tăng dần qua các năm, năm 2016 tăng nhẹ 2,55% ngƣợc chiều so với doanh thu của năm, năm 2017 tăng 34,20%. Điều này chứng tỏ công ty đã chú trọng thêm vào chính sách bán hàng cho các khách hàng cũ và mới của mình nhằm thúc đẩy doanh số, cụ thể là gia hạn thêm thời gian trả tiền, đồng thời cũng báo hiệu cho công ty thấy rằng, công ty cần phải quản lý tốt hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa các khoản phải thu khách hàng, tránh bị chiếm dụng vốn.

Hiện nay, Công ty đang sử dụng hình thức hóa đơn giấy tự in. Việc hóa đơn xuất bán phải luân chuyển từ 17 sân bay trên toàn quốc đến các chi nhánh của công ty sau đó mới chuyển về văn phòng Công ty - nơi phát hành bộ chứng từ xuất bán nhiên liệu bay yêu cầu khách hàng thanh toán tiền - đã tiêu tốn một khoảng thời gian không nhỏ, ảnh hƣởng đến việc rút ngắn thời hạn thu hồi công nợ phải thu của khách hàng, tăng lƣợng vốn bị các khách hàng chiếm dụng.

Qua các năm, tỷ trọng của khoản mục phải thu khách hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khoản mục các khoản phải thu ngắn hạn, năm 2015 là 51,53%, năm 2016 là 59,54%, năm 2017 là 83,25%, tuy có mang lại nhiều lợi ích nhƣng cũng tồn tại nhiều rủi ro, bất lợi trong kinh doanh, khi số nợ quá hạn nhiều thì sẽ có nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi và phải trích dự phòng nhƣ năm 2015-2016 trích nợ dự phòng khó đòi 29 tỷ, năm 2017 trích nợ dự phòng khó đòi 37,61 tỷ đồng.

Đến khoản trả trƣớc cho ngƣời bán, qua các năm, khoản mục này có biến động nhƣng luôn chiếm tỷ trọng thấp nhất trong các khoản phải thu ngắn hạn, khoảng 0,14% năm 2015-2016 và đạt 3,35% năm 2017. Điều này chứng tỏ công ty có biện pháp giữ mức trả trƣớc cho ngƣời bán ổn định và lâu dài và có biến động theo nhu cầu đầu tƣ xây dựng cơ bản.

Tiếp theo là khoản phải thu ngắn hạn khác, chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong các khoản phải thu ngắn hạn và giảm mạnh qua các năm và chủ yếu là các khoản thuế nhập khẩu, thuế gia trị gia tăng của hàng tạm nhập tái xuất, năm 2016 khoản

mục này giảm 234 tỷ đồng tƣơng ứng giảm 25,14% so với năm trƣớc, năm 2017 tiếp tục giảm 418 tỷ đồng tƣơng đƣơng giảm 149,98%. Nhƣ vậy, công ty đang bị ứ đọng vốn khá lớn ở các khoản thuế tạm nộp. SKYPEC đã có rất nhiều cố gắng trong việc rút ngắn thời gian hoàn thuế hàng tạm nhập tái xuất nhiên liệu bay giảm khoản phải thu ngắn hạn đáng kể, hạn chế bị chiếm dụng vốn, giảm chi phí sử dụng vốn và tăng hiệu quả quản lý vốn.

Quản lý hàng tồn kho của SKYPEC

Do công ty kinh doanh nhiên liệu bay nên việc quản lý hàng tồn kho là hết sức cần thiết và phải đƣợc ƣu tiên hàng đầu. Qua xem xét bảng 3.2, cho thấy trong giai đoạn 2015-2017, hàng tồn kho của công ty biến động theo hƣớng tăng. Hàng tồn kho năm 2016 tăng thêm 846 tỷ đồng so với năm trƣớc, năm 2017 tăng 286 tỷ đồng so với năm 2016. Nguyên nhân hàng tồn kho tăng cao do sản lƣợng hàng bán của năm 2016 tăng 20,59% so với năm 2015, năm 2017 tăng 15,22% so với năm trƣớc, giá Plats và tỷ giá dollar Mỹ tăng mạnh - là hai yếu tố ảnh hƣởng lớn đến giá trị hàng hóa làm hàng tồn kho năm 2016-2017 tăng lớn nhất từ trƣớc tới nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý vốn tại Công ty TNHH MTV nhiên liệu Hàng không Việt Nam (Trang 64 - 69)