Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý vốn tại Công ty TNHH MTV nhiên liệu Hàng không Việt Nam (Trang 44 - 47)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Thu thập tài liệu là công việc quan trọng trong nghiên cứu khoa học, là việc tác giả tiến hành ghi chép, cập nhật các thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu tại thời gian, địa điểm nhất định. Thu thập tài liệu để cung cấp số liệu cần thiết cho các bƣớc tiếp theo của quá trình nghiên cứu nhƣ: tổng hợp, phân tích, đánh giá...

Khi thực hiện nghiên cứu đề tài, tác giả đã tiến hành thu thập tài liệu từ các báo cáo tài chính của SKYPEC giai đoạn 2014-2017, đây là nguồn tài liệu thứ cấp đáng tin cậy, đã đƣợc thẩm định và công bố công khai. Ngoài ra, tác giả còn thu thập tài liệu từ các bài báo, tạp chí tài chính, kinh tế uy tín.

2.2.2. Phƣơng pháp tổng hợp số liệu

Phƣơng pháp này cho phép nghiên cứu trên cơ sở kế thừa các lý luận, các kết quả thu thập đƣợc từ phƣơng pháp thu thập số liệu. Sử dụng phƣơng pháp tổng hợp số liệu, luận văn đã tổng hợp, kế thừa có chọn lọc lý luận, kết quả nghiên cứu về cơ cấu vốn từ các nghiên cứu khoa học và các nguồn tài liệu khác. Các nguồn số liệu

sử dụng để tổng hợp, tính toán, phân tích, đánh giá, đƣợc cập nhật từ báo cáo tài chính công khai của SKYPEC đã đƣợc kiểm toán, đảm bảo độ chính xác, tin cậy và tính khả thi của các số liệu nghiên cứu.

Trên cơ sở lý luận và nguồn số liệu thu thập đƣợc kết hợp việc tính toán cẩn thận, tác giả đã xử lý, phân tích và tổng hợp các thông tin nhằm đánh hiệu quả công tác quản lý vốn tại SKYPEC.

2.2.3. Phƣơng pháp so sánh, phân tích số liệu

Phƣơng pháp nhằm nghiên cứu sự biến động, xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích là phƣơng pháp so sánh.

Để áp dụng phƣơng pháp so sánh vào phân tích các chỉ tiêu trong luận văn, ta xác định số gốc để so sánh và tùy thuộc vào mục đích cụ thể của phân tích. Kỳ thực hiện là kỳ phân tích. Giá trị so sánh là số tuyệt đối, số tƣơng đối hay số bình quân.

Để đảm bảo chỉ tiêu qua thời gian có tính chất so sánh đƣợc, cần thỏa mãn các điều kiện so sánh nhƣ đảm bảo nội dung kinh tế của chỉ tiêu, phƣơng pháp tính các chỉ tiêu, đơn vị tính các chỉ tiêu (hiện vật, giá trị, thời gian...) đƣợc thống nhất.

Khi so sánh, tác giả sử dụng các kĩ thuật so sánh sau :

- So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc đƣợc biểu hiện khối lƣợng và quy mô của các hiện tƣợng kinh tế. - So sánh bằng số tƣơng đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc đƣợc biểu hiện tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế.

Nội dung so sánh bao gồm:

- So sánh giữa số thực tế kì phân tích với số thực tế của kì kinh doanh trƣớc qua đó xác định xu hƣớng thay đổi và đánh giá tốc độ tăng trƣởng hay giảm đi về tình hình hoạt động quản lý vốn của công ty.

- So sánh giữa số thực tế kì phân tích với số thực tế kì kế hoạch để xác định mức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ và kế hoạch trong toàn bộ hoạt động quản lý vốn của công ty.

- So sánh giữa số liệu của công ty với số liệu trung bình tiên tiến của ngành, của doanh nghiệp khác để đánh giá về hiệu quả hoạt động SXKD của công ty.

- Sử dụng phƣơng pháp này tác giả đã tiến hành so sánh các số liệu trong báo cáo tài chính của SKYPEC trong giai đoạn 2014 - 2017 để đánh giá sự biến động về tình hình SXKD của công ty đồng thời so sánh, phân tích sự biến động của các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý vốn của công ty qua các năm. Từ đó, tìm ra đƣợc các nguyên nhân chủ quan cũng nhƣ khách quan tác động đến hoạt động quản lý vốn tại SKYPEC.

Chƣơng 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN TẠI CÔNG TY TNHH MTV NHIÊN LIỆU HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý vốn tại Công ty TNHH MTV nhiên liệu Hàng không Việt Nam (Trang 44 - 47)