Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn tại công ty
4.2.4. Lập kế hoạch vốn
Có thể thấy rằng môi trƣờng kinh doanh luôn biến động không ngừng và khó lƣờng, để hoạt động tốt, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ càng, định hƣớng đúng mục tiêu thông qua kế hoạch cụ thể để hoàn thành mục tiêu trong năm tới. Xây dựng kế hoạch vốn trong kỳ kế hoạch đòi hỏi căn cứ khoa học nhƣ: kế hoạch SXKD, tiêu chí về kỹ thuật, định mức hao hụt vật tƣ, sự biến động giá cả thị trƣờng.
Việc áp dụng phƣơng pháp dự báo dựa vào chu kỳ vận động của vốn là một trong những cách làm hữu hiệu nhất để xác định nhu cầu vốn của Công ty. Việc tính toán, xác định lƣợng vốn cần đầu tƣ cho kỳ kinh doanh tiếp theo dựa vào số liệu của kỳ kinh doanh trƣớc, nên vẫn gặp hạn chế do số liệu thuộc quá khứ. Tuy nhiên, với phƣơng pháp tính toán cụ thể vẫn sẽ giúp Công ty ƣớc lƣợng và thực tế phát sinh. Từ đó, Công ty sẽ chủ động trong việc tìm kiếm nguồn tài trợ, tránh việc dự trữ quá nhiều và phát sinh các khoản chi phí không cần thiết, hoặc thiếu hụt sẽ gây nên việc trì trệ cũng nhƣ khó khăn trong quá trình SXKD.
Đầu tiên, Công ty cần dự kiến doanh thu thuần trong kỳ tiếp theo. Giả định tỷ lệ tăng trƣởng doanh thu thuần trong năm 2019 đạt 15% so với năm 2018, tức là
doanh thu thuần năm 2019 dự kiến là 23.751 tỷ đồng. Tiếp theo là xác định vòng quay VLĐ năm báo cáo theo công thức:
Dựa vào bảng 3.15, ta cho vòng quay VLĐ bình quân năm 2018 là 4,38 (vòng).
Cuối cùng, ta có thể xác định nhu cầu VLĐ dựa vào công thức:
Dựa vào kết quả đã tính toán ở trên, áp dụng vào công thức ta có nhu cầu VLĐ dự kiến của Công ty trong năm 2019 là:
Nhƣ vậy, nhu cầu VLĐ dự kiến của Công ty trong năm tài chính 2019 là khoảng 5.423 tỷ đồng với mức doanh thu dự kiến tăng 15%. So sánh với VLĐ thực tế của Công ty năm 2018 là 5.186 tỷ đồng, Công ty nên đầu tƣ thêm 237 tỷ đồng VLĐ trong năm 2019 để phát triển SXKD. Điều này cũng dễ hiểu khi sản lƣợng dự kiến năm 2019 của Công ty cũng tăng lên 10% so với năm 2018.