Quản lý sử dụng vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý vốn tại Công ty TNHH MTV nhiên liệu Hàng không Việt Nam (Trang 94 - 98)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn tại công ty

4.2.6. Quản lý sử dụng vốn kinh doanh

4.2.6.1. Quản lý tiền mặt và các khoản tƣơng đƣơng tiền

Tỷ trọng tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền tại SKYPEC đang ở mức thấp, đôi khi gây ảnh hƣởng đến hoạt động SXKD của công ty, dẫn đến việc sử dụng kém hiệu quả VLĐ. Do đó, SKYPEC cần có ngay những giải pháp tích cực để bổ sung lƣợng tiền mặt ở mức vừa phải, đủ để đảm bảo hoạt động SXKD của công ty đƣợc liên tục và ổn định. Công ty nên xác định lƣợng tiền mặt dự trữ tối ƣu nhất để vừa đảm bảo khả năng thanh toán, vừa giảm thiểu rủi ro trong trƣờng hợp thanh toán công nợ đến hạn lại vừa tránh để mất chi phí cơ hội của việc giữ tiền.

Bên cạnh đó, để đạt đƣợc mức cân bằng giữa lƣợng vốn và tiền, công ty có thể sử dụng các biện pháp nhƣ: xác định nhu cầu tiền, nhu cầu vốn bằng tiền và thời gian vốn bằng tiền cần đƣợc tài trợ. Để làm đƣợc điều này cần làm tốt công tác quan sát, nghiên cứu và quy luật của việc thu - chi. Sau khi xác định nhu cầu vốn bằng tiền, SKYPEC cần tiến hành xác định mức dự trữ tiền tối ƣu.

Ngoài ra, SKYPEC nên có biện pháp rút ngắn thời gian luân chuyển của tiền mặt càng nhiều càng tốt nhằm mục đích tăng lợi nhuận, bằng cách giảm thời gian thu hồi các khoản nợ và kéo dài thời gian thanh toán các khoản phải trả. Từ đó, SKYPEC sẽ có khoảng thời gian trì hoãn và linh động hơn trong việc trả các công nợ đến hạn.

Hiện tại, SKYPEC không có khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn vào chứng khoán nên bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tƣ kiếm lời từ cổ phiếu, trái phiếu… trong khi khoản đầu tƣ này có thể mang lại lợi nhuận khá cao, giúp công ty thu hồi vốn và có đƣợc lợi nhuận một cách nhanh chóng bởi tính linh hoạt trong thanh toán của các khoản đầu tƣ tài chính cũng tƣơng đối cao. Do vậy trong thời gian tới, SKYPEC nên trình Tổng công ty Hàng không Việt Nam phƣơng án đầu tƣ chứng khoán ngắn hạn, sau khi đƣợc chủ sở hữu cho phép lên kế hoạch cụ thể thành lập bộ phận hoặc Phòng ban chuyên trách, nghiên cứu xác định loại cổ phiếu mục tiêu sắp đƣợc đầu tƣ đồng thời chuẩn bị nguồn tiền dƣ thừa nhàn rỗi để đầu tƣ.

4.2.6.2. Quản lý các khoản phải thu

Quản lý các khoản phải thu khách hàng

 SKYPEC hiện nay nên áp dụng chính sách tín dụng thắt chặt để giảm thiểu tối đa các khoản tiền đang bị ứ đọng hay bị chiếm dụng. Tuy điều này là khó khăn do đặc thù ngành nghề kinh doanh của công ty và việc lựa chọn đối tác khắt khe và tiêu chuẩn bán chịu nâng lên sẽ khiến một số khách hàng không đáp ứng đƣợc. Để nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý các khoản phải thu, SKYPEC có thể sử dụng một số biện pháp sau:

Áp dụng hình thức hóa đơn điện tử

Để tránh chậm trễ trong việc phát hành bộ chứng từ bán nhiên liệu bay, thu hồi nhanh chóng nợ phải thu của khách hàng, giảm số vốn bị khách hàng chiếm dụng, Công ty nên áp dụng hình thức hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thay thế hình thức hóa đơn giấy tự in. Muốn vậy, Công ty cần sớm triển khai giải pháp tại phần 4.2.2 là nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo sự tƣơng thích, kết nối giữa các phần mềm để đảm bảo dữ liệu của hóa đơn điện tử bán đƣợc tự động chuyển vào phần mềm kế toán tại thời điểm lập hóa đơn theo quy định tại thông tƣ số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ Tài chính về việc hƣớng dẫn khởi tạo, phát hành, sử dụng thức hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Xây dựng hệ thống thông tin về tín dụng của khách hàng

Công ty thu thập thông tin tín dụng của khách hàng từ những số liệu lịch sử tại bộ phận kế toán và bộ phận khách hàng nhƣ thời gian khách hàng giao dịch với công ty, khả năng thanh toán, tỷ lệ khoản phải trả trong tổng nợ ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận, thời hạn trả nợ đúng hạn, quá hạn, doanh số nợ. Đối với khách hàng trong nƣớc, công ty có thể đánh giá tín dụng của khách hàng theo 05 tiêu chí của ngân hàng thƣơng mại nhƣ: năng lực, vốn, thế chấp hay bảo lãnh, điều kiện kinh tế tổng thể và môi trƣờng ảnh hƣởng đến khả năng kinh doanh của khách hàng. Đối với những khách hàng Quốc tế, công ty có thể đánh giá tín dụng dựa trên các đánh giá của khách hàng trên thị trƣờng Quốc tế, theo tăng trƣởng và báo cáo tài chính

Quyết định cấp tín dụng

Căn cứ hệ thống thông tin về tín dụng của khách hàng nêu trên công ty sẽ đƣa ra quyết định có cấp tín dụng cho khách hàng hay không theo phƣơng pháp phân nhóm khách hàng theo mức độ rủi ro, xác định mức điểm tín dụng cho khách hàng tại Bảng 4.1 Mô hình chấm điểm tín dụng. Nhóm 1 là nhóm có khả năng thanh toán cao nhất, khách hàng nhóm này có uy tín cao trong hoạt động tín dụng. Do đó, công ty cần nâng cao mối quan hệ với nhóm đối tƣợng này bằng cách tăng cƣờng hoạt động mua bán chịu. Nhóm 2 có mức tín nhiệm thấp hơn nên công ty có thể xem xét việc cấp tín dụng trong thời gian nhất định và vị thế của các khách hàng này nên đƣợc xem xét định kỳ hai lần mỗi năm. Hoạt động này đƣợc thực hiện tƣơng tự với các nhóm 3, nhóm 4 cùng những điều khoản tín dụng tăng dần. Đặc biệt, nhằm giảm thiểu rủi ro, công ty cần yêu cầu các đối tƣợng thuộc nhóm rủi ro 5 thanh toán ngay khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Nếu họ không đáp ứng đƣợc yêu cầu này thì công ty có thể cân nhắc đến việc chấm dứt hoạt động giao dịch với nhóm 5.

Giả định áp dụng phƣơng pháp trên với 1 số khách hàng của SKYPEC, ta có:

Bảng 4.1: Danh sách nhóm rủi ro và điểm tín dụng một số khách hàng Khách hàng Khả năng thanh toán lãi Khả năng thanh toán nhanh Số năm hoạt động Điểm tín dụng Nhóm rủi ro Vietnam airlines 3 5 3 68 Nhóm 1 Korean Airlines 2 3 2 43 Nhóm 2 Vietjet Air 2 2 1 33 Nhóm 3 Jetex Airlines 2 2 1 31 Nhóm 4 Aurora Airlines 2 1 1 20 Nhóm 5

Quản lý chặt chẽ công nợ phải thu

Căn cứ vào bảng cân đối kế toán của SKYPEC, ta thấy quy mô khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng cuối năm 2017 là tăng so với đầu năm và luôn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng TSNH trong giai đoạn 2015-2017. Từ đó đặt ra yêu cầu công ty

cần phải có những biện pháp nhanh chóng thu hồi nợ, tránh tình trạng bị ứ đọng vốn trong khâu thanh toán. Cụ thể:

- SKYPEC cần nhanh chóng thu hồi khoản phải thu khách hàng qua theo dõi tình hình hoạt động của khách hàng và có biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ đồng thời áp dụng các giải pháp khác nhau nhƣ bù trừ thanh toán phải thu phải trả, trao đổi hàng hóa, đối chiếu công nợ thƣờng xuyên…

- Áp dụng chính sách tín dụng hợp lý đối với khách hàng để khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh cho công ty nhƣ hỗ trợ lãi suất, áp dụng một tỷ lệ chiết khấu thanh toán hợp lí và hấp dẫn khách hàng.

- Trƣớc quá trình kí kết hợp đồng, SKYPEC cần tìm hiểu khả năng tài chính của khách hàng, đặc biệt là hợp đồng lớn và khách hàng mới. Trong quá trình ký kết hợp đồng, công ty cần qui định rõ ràng thời gian và phƣơng thức thanh toán kèm theo các điều khoản yêu cầu trách nhiệm các bên một cách đầy đủ nghiêm, phù hợp với chính sách chế độ tài chính quy định. Ví dụ, nếu khách hàng thanh toán chậm so với thời gian quy định sẽ bị phạt vi phạm hợp đồng hoặc nợ quá hạn phải chịu lãi suất theo lãi suất vay vốn ngân hàng…

- Mặc dù SKYPEC đã thực hiện việc trích dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi, cụ thể năm 2015, năm 2016, công ty đã trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi đều ở mức là 29 tỷ đồng, đến năm 2017 khoản trích dự phòng này tăng lên đạt 37,61 tỷ. Tuy nhiên trong những năm tới, SKYPEC cần tiếp tục để đề phòng rủi ro có thể xảy ra, giúp công ty chủ động ứng biến với những tình huống xấu.

Quản lý các khoản phải thu ngắn hạn khác

- Quy định Nhà nƣớc buộc công ty ứng nộp thuế nhập khẩu đối với hàng tạm nhập tái xuất, thời hạn hoàn thuế về mức thuế suất 0% theo hạn định là 135 ngày. Việc công ty ứng nộp thuế làm tăng số vốn công ty bị chiếm dụng, tăng chi phí kinh doanh của Công ty. Do vậy, công ty cần rút ngắn thời gian hoàn thuế hàng tạm nhập tái xuất hơn nữa đồng thời nên sử dụng hình thức bảo lãnh tiền thuế nhập khẩu cho hàng tái xuất thông qua các ngân hàng thƣơng mại để không phải ứng nộp tiền thuế vào kho bạc Nhà nƣớc nhằm giảm thiểu số vốn bị chiếm dụng.

- Công ty cần đẩy mạnh việc nhập nhiên liệu hàng không có xuất xứ từ các nƣớc thuộc khối ASEAN để đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế ATIGA với mức thuế suất thuế nhập khẩu là 0% áp dụng cho mặt hàng nhiên liệu động cơ phản lực (C/O form D) xuất bán cho các hãng hàng không có đƣờng bay nội địa.

4.2.6.3. Quản lý hàng tồn kho

Trong vốn kinh doanh của SKYPEC, VLĐ chiếm tỷ trọng cao trong đó vốn hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn.

Đầu tƣ vốn vào dự trữ hàng tồn kho hợp lý sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ chu chuyển VLĐ, giúp công ty thực hiện tốt nguyên tắc tiết kiệm, sử dụng hiệu quả các máy móc thiết bị và nhân lực. Để quản lý tốt vốn dự trữ hàng tồn kho cần phối hợp nhiều biện pháp từ khâu mua sắm, vận chuyển hàng hóa vật tƣ đến dự trữ thành phẩm để bán. Trong đó cần chú trọng một số biện pháp quản lý chủ yếu sau:

- Thƣờng xuyên theo dõi biến động của thị trƣờng vật tƣ, hàng hoá, dự đoán xu thế biến động kỳ tới để có quyết định điều chỉnh kịp thời việc mua sắm, dự trữ vật tƣ, có lợi cho công ty trƣớc sự biến động của thị trƣờng. Mở rộng đối tƣợng và thị trƣờng mua sắm vật tƣ, hàng hóa thông qua đấu thầu và chào hàng cạnh tranh rộng rãi đúng quy định.

- Thực hiện mua bảo hiểm vật tƣ hàng hoá, lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho giúp công ty chủ động bảo toàn VLĐ.

- Tổ chức tốt việc dự trữ, bảo quản vật tƣ, hàng hoá. Cần áp dụng thƣởng phạt tài chính để tránh tình trạng mất mát hao hụt quá mức, hoặc bị mất phẩm chất.

- Xác định đúng, đủ lƣợng vật tƣ cần thiết dùng trong kỳ. Theo dõi sát sao số lƣợng tồn đầu kì, tiêu hao, tồn cuối kì, đánh giá lại vật tƣ hàng hóa để có phƣơng án xử lí thích hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý vốn tại Công ty TNHH MTV nhiên liệu Hàng không Việt Nam (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)