Nhóm tiêu chí đánh giá quản lý vốn trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý vốn tại Công ty TNHH MTV nhiên liệu Hàng không Việt Nam (Trang 28 - 34)

1.2. Cơ sở lý luận quản lý vốn tại doanh nghiệp

1.2.3. Nhóm tiêu chí đánh giá quản lý vốn trong doanh nghiệp

1.2.3.1. Nhân sự

Con ngƣời là nhân tố trung tâm của mọi hoạt động trong xã hội, đóng vai trò quan trọng hàng đầu cho mọi thành công nói chung và trong công tác quản lý vốn của doanh nghiệp nói riêng với hai nhóm đối tƣợng chính:

Nhà quản lý doanh nghiệp

Ngƣời đƣa ra các quyết định cho doanh nghiệp trong đó ảnh hƣởng trực tiếp cơ chế quản lý vốn của doanh nghiệp chính là nhà quản lý doanh nghiệp.

Quyết định của nhà quản lý đúng đắn đem lại cơ chế quản lý vốn hiệu quả, ngƣợc lại làm cho quản lý vốn kém hiệu quả, gây hậu quả cho doanh nghiệp.

Với chính sách mở của nền kinh tế, doanh nghiệp có khá nhiều cơ hội để có các dự án đầu tƣ, huy động vốn hơn. Vấn đề là nhà lãnh đạo doanh nghiệp xem xét, lựa chọn phƣơng án nào, vì quyết định đầu tƣ của nhà lãnh đạo doanh nghiệp có tính chiến lƣợc, quyết định tƣơng lai và hiệu quả SXKD của doanh nghiệp. Sự điều hành và quản lý vốn hiệu quả thể hiện ở sự kết hợp một cách tối ƣu vốn kinh doanh, giảm các chi phí phát sinh không cần thiết đồng thời nắm bắt các cơ hội kinh doanh, đƣa ra các quyết định nhanh, kịp thời trong công tác quản lý vốn, đem lại cho doanh nghiệp sự tăng trƣởng và phát triển. Việc ra quyết định đầu tƣ vốn của nhà lãnh đạo sáng suốt dựa trên cơ sở xem xét chính sách kinh tế, định hƣớng của nhà nƣớc, thị trƣờng, sự cạnh tranh, lợi tức vay vốn và thuế trong kinh doanh, sự tiến bộ của khoa học công nghệ, độ vững chắc và tin cậy của đầu tƣ, khả năng vốn của doanh nghiệp. Bên cạnh quá trình lựa chọn phƣơng án phù hợp, hiệu quả của vốn đầu tƣ phụ thuộc nhiều vào việc dự toán chính xác về vốn của nhà lãnh đạo. Nếu nhà lãnh đạo ra

quyết định đầu tƣ vốn quá mức hoặc đầu tƣ không đồng bộ dẫn đến vốn lãng phí và ngƣợc lại nếu quyết định đầu tƣ vốn của nhà lãnh đạo quá ít làm doanh nghiệp không có đủ khả năng đáp ứng các đơn đặt hàng, không đủ sản phẩm bán dẫn đến mất thị trƣờng. Nhà lãnh đạo chậm ra quyết định đầu tƣ, đổi mới trang thiết bị, đổi mới công nghệ hay công nghệ đổi mới không phù hợp dẫn đến thua lỗ, phá sản doanh nghiệp.

Ngƣời lao động

Ngƣời lao động là những ngƣời hầu nhƣ không có quyền ra các quyết định trong hoạt động của doanh nghiệp nhƣng là ngƣời trực tiếp thực hiện các quyết định đó. Chuyên môn tốt và tay nghề cao của ngƣời lao động góp phần nâng cao hiệu quả SXKD của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả cơ chế quản lý vốn nói riêng.

Bộ phận cán bộ nhân viên phụ trách công tác theo dõi, báo cáo, tham mƣu về quản lý vốn kinh doanh là nhân tố ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả quản lý vốn của doanh nghiệp. Công cụ chủ yếu để theo dõi quản lý vốn là hệ thống kế toán- tài chính, kiểm soát viên. Công tác kế toán, kiểm soát tốt đƣa ra các số liệu chính xác giúp cho lãnh đạo nắm đƣợc tình hình tài chính của doanh nghiệp nói chung, việc quản lý vốn nói riêng trên cơ sở đó ra quyết định đúng đắn. Mặt khác, đặc điểm hạch toán, kế toán và kiểm soát nội bộ doanh nghiệp gắn với tính chất tổ chức SXKD của doanh nghiệp nên sẽ tác động tới việc quản lý vốn. Vì vậy, thông qua công tác kế toán, kiểm soát mà thƣờng xuyên kiểm tra công tác quản lý vốn của doanh nghiệp, sớm tìm ra những điểm tồn tại để có biện pháp giải quyết.

Bên cạnh đó, trình độ tay nghề cao của ngƣời lao động tham gia quá trình SXKD phù hợp với trình độ công nghệ của dây chuyền sản xuất và quy trình SXKD của doanh nghiệp thì việc sử dụng máy móc thiết bị sẽ tốt hơn, khai thác tối đa công suất của máy móc thiết bị, thu hút, mở rộng đƣợc lƣợng khách hàng, làm tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả công tác quản lý vốn của doanh nghiệp. Để sử dụng tiềm năng lao động có hiệu quả nhất, đạt đƣợc mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý vốn, doanh nghiệp phải có một cơ chế khuyến khích vật chất cũng nhƣ trách nhiệm một cách công bằng đối với ngƣời lao động.

1.2.3.2. Khoa học công nghệ

Trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0, khoa học công nghệ là cơ hội khi doanh nghiệp chấp nhận đầu tƣ mạo hiểm tiếp cận kịp thời tiến bộ công nghệ, nhƣng cũng là nguy cơ khi doanh nghiệp không kịp thích ứng với những biến đổi về công nghệ và không kịp thời đầu tƣ đổi mới. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ làm tăng hao mòn vô hình của tài sản, làm mất vốn của doanh nghiệp.

Do vậy, để quản lý vốn có hiệu quả doanh nghiệp phải xem xét đầu tƣ vào công nghệ nào và phải tính đến hao mòn vô hình do phát triển liên tục của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Các đặc điểm riêng có về kỹ thuật tác động tới một số chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả quản lý vốn cố định nhƣ hệ số sử dụng về thời gian, hệ số đổi mới máy móc thiết bị, về công suất. Doanh nghiệp có trang thiết bị công nghệ hiện đại làm tăng năng suất lao động, quản lý đƣợc các chi phí tốt, giám sát và giảm thiểu lƣợng tiêu hao nguyên nhiên vật liệu đồng thời trợ giúp công tác báo cáo nhanh trong quản lý doanh nghiệp nói cung và quản lý vốn nói riêng.

1.2.3.3. Chính sách và pháp lý

Ở Việt Nam, các công ty nhà nƣớc do Nhà nƣớc thành lập, Nhà nƣớc tiến hành tổ chức và quản lý. Các cơ chế quản lý tài chính nói chung và quản lý vốn nói riêng hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách của Nhà nƣớc. Các doanh nghiệp phải xây dựng cơ chế quản lý nội bộ của mình, trong đó yêu cầu đầu tiên là phải phù hợp với các quy định của pháp lý của nhà nƣớc. Nhƣ vậy, các quy định pháp lý của nhà nƣớc là những định hƣớng quan trọng, là kim chỉ nam cho hoạt động của doanh nghiệp.

Cơ chế quản lý tài chính của Công ty cổ phần do Đại hội đồng cổ đông quyết định trên cơ sở pháp luật nhà nƣớc cho phép. Cơ chế quản lý tài chính trong công ty TNHH MTV do Chủ sở hữu quyết định trên cơ sở pháp luật nhà nƣớc cho phép (Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014). Cơ chế quản lý tài chính quy định các vấn đề cơ bản và quan trọng nhất về hoạt động tài chính của doanh nghiệp và đƣợc thể hiện tập trung trong các văn bản pháp lý về tài chính của doanh nghiệp nhƣ: Điều lệ doanh nghiệp, quy chế quản lý

tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế tiền lƣơng, quy chế đầu tƣ dài hạn … Trong công ty cổ phần, các quy chế này sẽ do Hội đồng quản trị công ty ban hành. Các quy chế tài chính mang lại bốn tác dụng chủ yếu là: quy định rõ thẩm quyền liên quan đến hoạt động tài chính, cụ thể hóa các quy định của nhà nƣớc phù hợp với điều kiện thực tại của doanh nghiệp, hƣớng dẫn quy trình thực hiện các nghiệp vụ tài chính, các định mức chi tiêu tại Công ty tạo cơ sở cho việc kiểm soát tài chính chặt chẽ. Cơ chế quản lý tài chính chi phối trực tiếp đến việc quyết định và thực thi các quyết định tài chính từ đó ảnh hƣởng lớn đến công tác quản lý vốn của doanh nghiệp.

1.2.3.4. Các chỉ tiêu phản ánh quy trình vận hành, quản lý vốn

Hệ số tài trợ (hệ số VCSH):

Hệ số VCSH =

Nguồn VCSH

────────── (1.1) Tổng nguồn vốn

Ý nghĩa: Hệ số VCSH cho thấy trong một đồng vốn hiện nay doanh nghiệp sử dụng bao nhiêu đồng VCSH.

Hệ số nợ:

Là một chỉ tiêu tài chính hết sức quan trọng đối với nhà quản lý doanh nghiệp, chủ nợ, nhà đầu tƣ, cho thấy sự độc lập tài chính, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính, rủi ro tài chính có thể gặp phải từ đó đƣa ra điều chỉnh chính sách tài chính phù hợp, chỉ ra trong một đồng vốn hiện có doanh nghiệp sử dụng bao nhiêu đồng vốn vay.

Hệ số nợ =

Tổng số nợ phải trả

──────────── (1.2) Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu đánh giá sử dụng VCĐ:

VCĐ là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ hay VCĐ là toàn bộ giá trị bỏ ra để đầu tƣ vào TSCĐ nhằm phục vụ SXKD nên VCĐ có đặc điểm tƣơng tự TSCĐ. Do vậy, đánh giá hiệu quả VCĐ cần xem xét phƣơng pháp khấu hao, bảo dƣỡng, duy tu, sữa chữa, đổi mới TSCĐ đồng thời cũng xem xét chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSCĐ.

Hiệu suất sử dụng TSCĐ

Là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ, cho biết đầu tƣ một đồng TSCĐ có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

Hiệu suất sử dụng TSCĐ =

Doanh thu thuần

────────── (1.3) TSCĐ bình quân

Tỉ suất lợi nhuận trên TSCĐ

Chỉ tiêu cho thấy một đồng TSCĐ bỏ vào SXKD đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Khả năng sinh lời của TSCĐ cao thì hiệu quả sử dụng vốn càng tốt.

Tỉ suất lợi nhuận trên VCĐ =

Lợi nhuận sau thuế

─────────── (1.4) VCĐ bình quân

Chỉ tiêu đánh giá sử dụng VLĐ:

Vòng quay VLĐ

Vòng quay VLĐ bình quân =

Doanh thu thuần

────────────── (1.5) Giá trị VLĐ bình quân

Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng VLĐ tham gia SXKD tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Nếu sức sản xuất của VLĐ càng lớn thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao.

Tỉ suất lợi nhuận trên VLĐ

Tỉ suất lợi nhuận trên VLĐ =

Lợi nhuận sau thuế

──────────── (1.6) VLĐ bình quân

Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả sử dụng VLĐ, chỉ ra một đồng VLĐ tham gia SXKD đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Chỉ tiêu cho biết khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp và nếu chỉ tiêu thấp thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp kém và ngƣợc lại.

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn =

Tài sản ngắn hạn

────────── (1.7) Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Chỉ tiêu chỉ ra với giá trị còn lại của tài sản ngắn hạn (sau khi đã loại trừ giá trị hàng tồn kho) doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn hay không và đƣợc xác định nhƣ sau:

Hệ số khả năng thanh toán nhanh =

Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho

─────────────────── (1.8) Tổng nợ ngắn hạn

Nếu chỉ tiêu có giá trị >= 1, doanh nghiệp đảm bảo thừa khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn và ngƣợc lại.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời (tiền mặt)

Hệ số khả năng thanh toán tức thời =

Tiền và tƣơng đƣơng tiền

─────────────── (1.9) Tổng nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu cho thấy với lƣợng tiền và tƣơng đƣơng tiền hiện có doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn hay không và nếu chỉ tiêu này >= 1 thì doanh nghiệp thừa khả năng thanh toán nhanh khoản nợ ngắn hạn và ngƣợc lại.

Vòng quay khoản phải thu

Vòng quay khoản phải thu =

Doanh thu

───────────────── (1.10) Bình quân các khoản phải thu

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt và nếu vòng quay này càng lớn thì tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao và ngƣợc lại.

Về nguyên tắc, cơ sở số liệu chuẩn để xác định số vòng quay nợ phải thu phải là tổng tiền hàng bán chịu trong kì mà không phải là doanh thu thuần.

Vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho thƣờng đƣợc so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho tốt hay xấu. Số vòng quay càng cao thì doanh nghiệp càng bán hàng nhanh, ít ứ vốn ở hàng tồn kho. Tuy nhiên, nếu chỉ tiêu này cao quá thì không thực sự tốt, vì nó cho thấy doanh nghiệp có lƣợng hàng dự trữ trong kho không nhiều, trƣờng hợp nhu cầu thị trƣờng tăng đột ngột, doanh nghiệp không có khả năng đáp ứng. Hơn nữa, việc dự trữ nguyên vật liệu trong kho ảnh hƣởng không nhỏ đến sự liên tục của quá trình sản xuất hàng hóa.

Như vậy, có thể hiểu, số vòng quay hàng tồn kho là số lần (vòng) mà hàng tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ, cho biết hàng tồn kho của doanh nghiệp quay đƣợc bao nhiêu vòng (lần) trong một năm.

Vòng quay hàng tồn kho =

Giá vốn hàng hóa

────────────── (1.11) Hàng tồn kho bình quân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý vốn tại Công ty TNHH MTV nhiên liệu Hàng không Việt Nam (Trang 28 - 34)