Một số nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý vốn trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý vốn tại Công ty TNHH MTV nhiên liệu Hàng không Việt Nam (Trang 34 - 40)

1.2. Cơ sở lý luận quản lý vốn tại doanh nghiệp

1.2.4. Một số nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý vốn trong doanh nghiệp

Vấn đề quản lý vốn của doanh nghiệp chịu tác động của các nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. Các nhân tố khách quan là các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý vốn của doanh nghiệp và nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp và các nhân tố chủ quan là các nhân tố thuộc nội tại của doanh nghiệp. Cụ thể:

1.2.4.1. Nhân tố khách quan

Các nhân tố khách quan ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý vốn của doanh nghiệp bao gồm:

Chính sách kinh tế - xã hội của nhà nƣớc

Hoạt động SXKD của doanh nghiệp chịu ảnh hƣởng lớn bởi chính sách kinh tế xã hội. Nhà nƣớc có vai trò là ngƣời hƣớng dẫn, kiểm soát, điều tiết hoạt động của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Nhà nƣớc sẽ thông qua các chính sách kinh tế, pháp luật kinh tế, biện pháp kinh tế,… nhằm tạo lập môi trƣờng, hành lang pháp lý cho

doanh nghiệp phát triển SXKD và hƣớng hoạt động của doanh nghiệp theo kế hoạch vĩ mô của nhà nƣớc. Thực chất chính là nhà nƣớc can thiệp vào hoạt động kinh tế xã hội nhằm phát huy những ƣu thế và khắc phục những khuyết tật thị trƣờng. Đồng thời các chính sách kinh tế, các quy định của pháp luật, các quy định chi tiết về chế độ tài chính, thuế, đầu tƣ… là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng hƣớng đầu tƣ, đƣa ra quyết định huy động và quản lý vốn hiệu quả nhất. Vì vậy, đối với các đơn vị SXKD, nghiên cứu chính sách kinh tế xã hội là vấn đề không thể tách rời trong việc quản lý vốn.

Chính sách phát triển ngành

Chính sách ngành tác động trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp trong những ngành nghề lĩnh vực khác nhau. Chính sách tiến bộ, tích cực sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngày càng phát huy đƣợc khả năng của mình và ngƣợc lại.

Chính sách tiền tệ và tín dụng

Chính sách về thuế, chính sách giá, lƣơng, tiền; chính sách tài chính đối với doanh nghiệp, các chính sách của nhà nƣớc thông qua việc phát hành trái phiếu, tín phiếu chính phủ; chính sách lãi suất,… là những chính sách kinh tế của nhà nƣớc có tác động trực tiếp đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp trong nền kinh tế. Ta có thể kể đến một số chính sách sau:

+/ Chính sách thuế: là chính sách quan trọng của nhà nƣớc để điều tiết kinh tế vĩ mô nói chung và hoạt động SXKD của doanh nghiệp nói riêng. Nó có ảnh hƣởng lớn tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đƣợc hƣởng thuế suất thuế thu nhập đãi ngộ sẽ thúc đẩy lợi nhuận sau thuế tăng từ đó nâng cao khả năng tái đầu tƣ của doanh nghiệp và ngƣợc lại.

+/ Chính sách lãi suất: Lãi suất tín dụng là một công cụ để điều hành lƣợng cung cầu tiền tệ, nó có tác động trực tiếp và mạnh đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, ảnh hƣởng tới cơ hội đầu tƣ, chi phí sử dụng vốn và cơ hội huy động vốn của doanh nghiệp. Khi lãi suất giảm làm chi phí vốn giảm, khi doanh nghiệp có cơ cấu vốn hợp lý, kinh doanh hiệu quả sẽ khuyến khích doanh nghiệp vay vốn, mở rộng hoạt động SXKD. Hiện nay, Việt Nam vẫn đang thi hành chính sách lãi suất cao với sự can thiệp trực tiếp của Nhà nƣớc nhƣ ngân hàng Nhà nƣớc ổn định mức

lãi cơ bản và đƣa ra biên độ giao động đối với lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay. Nếu lãi suất tiền gửi cao chứa đựng yếu tố tích cực là giúp phân phối lại thu nhập trong quảng đại quần chúng nhƣng lại gây khó khăn cho các doanh nghiệp có khả năng tự tài trợ vốn thấp, sử dụng đòn bẩy tài chính cao, vay nợ với tỷ trọng lớn.

+/ Chính sách tỷ giá: Tỷ giá hối đoái vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa biểu hiện cung cầu ngoại tệ đồng thời đến lƣợt tỷ giá lại tác động cung cầu ngoại tệ, điều tiết SXKD qua việc thúc đẩy hoặc hạn chế SXKD hàng hoá nhập khẩu hay xuất khẩu. Mặt khác, tỷ giá hối đoái cũng tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Nếu tỷ giá của đồng nội tệ cao hơn đồng ngoại tệ sẽ kích thích xuất khẩu, làm tăng hiệu quả quản lý vốn SXKD và ngƣợc lại. Do đó, khi tỷ giá thay đổi, có doanh nghiệp có lãi với nguồn vốn tăng trƣởng nhƣng cũng tồn tại doanh nghiệp thua lỗ thậm chí phá sản.

Môi trƣờng pháp lý

Đây là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời, hoạt động và phát triển của các thành phần kinh tế, đồng thời là công cụ để nhà nƣớc quản lý các thành phần kinh tế. Nhà nƣớc đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập môi trƣờng và hành lang pháp lý cho sự ra đời và phát triển các thành phần kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng.

Môi trƣờng kinh tế

Sự hoạt động hiệu quả của thị trƣờng tài chính tiền tệ, chứng khoán, bất động sản, lao động, khoa học công nghệ,… sẽ tạo môi trƣờng thuận lợi cho hoạt động và phát triển của các thành phần kinh tế.

Về thị trƣờng tài chính

Vai trò thị trƣờng tài chính rất quan trọng trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp nói chung và hoạt động quản lý vốn nói riêng. Thị trƣờng tài chính là nơi cung cấp vốn cho SXKD của doanh nghiệp và cũng là nơi doanh nghiệp đầu tƣ tạm thời khi có dƣ thừa về vốn. Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam hội nhập nền kinh tế thế giới, trong một môi trƣờng cạnh tranh gay gắt thì không một doanh nghiệp nào có thể tồn tại và phát triển nếu không tham gia vào thị trƣờng tài chính.

Với vai trò quan trọng nhƣ vậy, thị trƣờng tài chính có ảnh hƣởng mạnh mẽ tới quản lý vốn của doanh nghiệp. Thị trƣờng tài chính càng phát triển thì doanh nghiệp càng có nhiều phƣơng thức huy động vốn với thời gian huy động ngắn và chi phí huy động vốn sẽ rẻ hơn đồng thời giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng cho vay phần vốn dƣ thừa của mình để thu lợi nhuận.

Sự ổn định của nền kinh tế

Sự ổn định của nền kinh tế đƣợc thể hiện qua những biến số kinh tế vĩ mô nhƣ: tỷ giá, tỷ lệ lạm phát, lãi suất... trong khi mỗi doanh nghiệp là một thực thể nhỏ trong nền kinh tế. Khi những biến số kinh tế vĩ mô thay đổi sẽ tác động và làm hoạt động của doanh nghiệp thay đổi, biểu hiện cụ thể trong cơ chế quản lý vốn. Trƣờng hơp lãi suất ngân hàng thƣơng mại tăng, làm chi phí huy động vốn của doanh nghiệp tăng, kéo theo xu hƣớng giảm nguồn vốn vay, thay đổi cơ cấu nguồn vốn và điều chỉnh cơ chế sử dụng vốn sao cho phù hợp với thực tế. Tƣơng tự, trƣờng hợp lạm phát xảy tăng cao, làm doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, giảm lƣợng vốn huy động đƣa đến cơ chế quản lý vốn cũng biến đổi theo.

Mức độ mở cửa của nền kinh tế

Mức độ mở cửa của nền kinh tế phản ánh mức độ hội nhập của nền kinh tế nội địa với nền kinh tế quốc tế. Nền kinh tế mở cửa đồng thời mang lại cả những cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp và quản lý vốn của doanh nghiệp sẽ phải thay đổi để thích ứng với hoàn cảnh, để doanh nghiệp tận dụng hết những cơ hội, đẩy lùi những thách thức đó.

Khi nền kinh tế hội nhập, doanh nghiệp có cơ hội gia tăng khả năng huy động vốn thông qua thị trƣờng tài chính quốc tế, đầu tƣ mua sắm các máy móc thiết bị hiện đại, đầu tƣ vốn nhàn rỗi... đồng thời doanh nghiệp cần phải hoàn thiện các vấn đề về quản lý vốn để cạnh tranh đƣợc với các doanh nghiệp nƣớc ngoài.

1.2.4.2. Nhân tố chủ quan

Ngoài những nhân tố khách quan nói trên, còn rất nhiều nhân tố chủ quan do chính bản thân doanh nghiệp tạo nên tác động trực tiếp tới hoạt động quản lý vốn và kết quả cuối cùng của hoạt động SXKD trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài. Do vậy, việc

xem xét, đánh giá và ra quyết định đối với các nhân tố này cực kỳ quan trọng. Thông thƣờng trên giác độ tổng quát, ta thƣờng xem xét các yếu tố chủ yếu sau:

Đặc điểm về loại hình, cơ cấu sở hữu vốn tại doanh nghiệp

Có thể nói, hình thức sở hữu cũng nhƣ cơ cấu sở hữu có ảnh hƣởng và tác động rất lớn đến cơ chế quản lý tài chính của các doanh nghiệp. Mức độ sở hữu quyết định mức độ và tính chất chi phối của Công ty mẹ (chủ sở hữu) đối với Công ty con trong doanh nghiệp, từ đó quyết định những vấn đề về chiến lƣợc và quyết định quản lý quan trọng trong các doanh nghiệp lớn.

Đa số các doanh nghiệp lớn hiện nay đều đƣợc tổ chức dƣới hình thức các công ty cổ phần hay công ty TNHH MTV hoặc cơ cấu đa sở hữu. Trong hình thức sở hữu này, bộ phận quản lý và ra quyết định cao nhất là Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị. Mức độ biểu quyết của các cổ đông hoặc đại diện chủ sở hữu phụ thuộc vào mức độ và tỷ lệ vốn chủ sở hữu góp vào doanh nghiệp.

Mục tiêu và hoạch định chiến lƣợc của doanh nghiệp

Hiệu quả vốn đƣợc xác định dựa trên lợi ích đem lại khi sử dụng đồng vốn. Đối với các doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu SXKD, lợi nhuận mối quan tâm hàng đầu, định hƣớng mọi hoạt động của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp công ích, mặc dù lợi nhuận đƣợc quan tâm để duy trì và phát triển doanh nghiệp, mục tiêu hàng đầu đặt ra là các đóng góp xã hội, quốc gia. Việc xác định mức độ ƣu tiên các mục tiêu của doanh nghiệp là cơ sở để định hƣớng mọi hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hƣởng hiệu quả vốn của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, hoạt động SXKD của doanh nghiệp chịu tác động rất lớn của chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp. Các chiến lƣợc tăng trƣởng khác nhau nhƣ: chiến lƣợc tăng trƣởng theo chiều rộng hay chiều sâu, tích hợp dọc hay kinh doanh đa ngành tác động khác nhau đến hoạt động quản lý vốn của doanh nghiệp.

Sản phẩm đƣợc doanh nghiệp SXKD

Vị thế của sản phẩm trên thị trƣờng là sản phảm đó mang tính cạnh tranh hay không, có đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng, sản phẩm đã bƣớc vào công đoạn nào của chu kỳ SXKD... quyết định tới lƣợng hàng hoá bán ra và giá cả sản phẩm. Do

vậy, nó ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả công tác quản lý vốn. Trƣớc khi quyết định ngành nghề SXKD hay sản phẩm đƣa ra thị trƣờng, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trƣờng và các chiến lƣợc khác để quyết định SXKD thứ thị trƣờng cần, từ đó doanh nghiệp mới kế hoạch về vốn cũng nhƣ triển khai huy động, sử dụng vốn đạt hiệu quả tối ƣu nhất.

Yếu tố về vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Vốn là yếu tố kinh tế rất quan trọng đối với doanh nghiệp, việc quyết định nguồn tài trợ, phân bổ vốn vào các loại tài sản và việc xác định nhu cầu vốn SXKD của doanh nghiệp có tác động đến hiệu quả công tác quản lý vốn.

Cơ cấu vốn liên quan trực tiếp tới chi phí (khấu hao VCĐ, tốc độ luân chuyển VLĐ), ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý vốn. Cơ cấu vốn hợp lý chính là: không bị ứ đọng vốn hay dùng vốn sai mục đích, đảm bảo cân đối giữa VCĐ và VLĐ trong nguồn vốn SXKD của doanh nghiệp...

Nguồn vốn của doanh nghiệp luôn bằng tổng tài sản mà doanh nghiệp cần có để đảm bảo hoạt động SXKD. Việc xác định nhu cầu vốn là vô cùng quan trọng vì nếu xác định không chính xác sẽ gây hậu quả gián đoạn, ảnh hƣởng tới tiến độ thực hiện hợp đồng, làm mất uy tín của doanh nghiệp. Ngƣợc lại, xác định vốn lớn hơn nhu cầu sẽ gây lãng phí. Trong cả hai trƣờng hợp này đều bộc lộ quản lý vốn không hiệu quả. Xác định nhu cầu vốn là việc xác định tổng vốn cần thiết và xác định cụ thể số vốn đầu tƣ cho TSLĐ và nhu cầu vốn cho TSCĐ. Làm tốt xác định nhu cầu vốn giúp doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ một cách hợp lý.

Việc tìm kiếm và quyết định các nguồn tài trợ cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp sẽ ảnh hƣởng tới hiệu quả quản lý vốn. Cụ thể đó là chi phí vốn và đƣợc hiểu là chi phí phải trả cho ngƣời sở hữu các nguồn vốn đó. Trƣờng hợp chi phí vốn cao làm giảm lợi nhuận, giảm hiệu quả quản lý vốn.

Các nhân tố khác

Một số nhân tố khác có tác động nhất định đến cơ chế quản lý vốn của doanh nghiệp nhƣ:

- Cơ chế khen thƣởng, khuyến khích, quy định trách nhiệm vật chất là nhân tố vô cùng quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả lao động của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, do đó nâng cao hiệu quả quản lý vốn của doanh nghiệp.

- Chu kỳ sản xuất là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng lớn đến cơ chế quản lý vốn. Nếu chu kỳ sản xuất dài, doanh nghiệp chậm thu hồi vốn khó có điều kiện tái đầu tƣ và mở rộng SXKD.

Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu có ảnh hƣởng trực tiếp hay gián tiếp làm ảnh hƣởng tới hiệu quả công tác quản lý vốn của doanh nghiệp. Để hạn chế thiệt hại do những nguyên nhân đó gây ra, các doanh nghiệp cần nghiên cứu xem xét một cách kỹ lƣỡng thận trọng từng nguyên nhân để hạn chế đến mức thấp nhất những hậu quả có thể xảy ra, đảm bảo việc tổ chức huy động vốn đầy đủ kịp thời cho nhu cầu SXKD đồng thời có các giải pháp kịp thời, đồng bộ không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý vốn trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý vốn tại Công ty TNHH MTV nhiên liệu Hàng không Việt Nam (Trang 34 - 40)