Huy động vốn tại SKYPEC

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý vốn tại Công ty TNHH MTV nhiên liệu Hàng không Việt Nam (Trang 57 - 64)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Phân tích thực trạng quản lý vốn tại SKYPEC

3.2.2. Huy động vốn tại SKYPEC

Từ việc lên kế hoạch sử dụng vốn trong một kì, công ty xác định nhu cầu vốn trong kỳ và tìm cách huy động vốn đáp ứng nhu cầu SXKD, tránh tình trạng dƣ đọng vốn gây lãng phí nguồn lực hoặc thiếu vốn, cản trở hoạt động kinh doanh.

Do nhu cầu sử dụng vốn lớn, SKYPEC có nhiều biện pháp huy động vốn nhằm đáp ứng kịp thời và tăng hiệu quả sử dụng vốn một cách tối đa. Trên thực tế, thời gian qua, SKYPEC đã huy động vốn từ các nguồn chủ yếu sau:

- Vay vốn từ các ngân hàng thƣơng mại. - Tín dụng thƣơng mại.

3.2.2.1. Vay vốn của các ngân hàng thƣơng mại

Vay ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng là khoản có tác động trực tiếp đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp vì khi số tiền vay thay đổi, cấu trúc vốn của doanh nghiệp sẽ thay đổi theo. Các khoản nợ vay sẽ tạo ra chi phí trả lãi vay. Khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc chi trả nợ thì khoản vay luôn đi kèm với rủi ro tài chính. Mặc dù vậy, trong thực tế rất ít doanh nghiệp nào tài trợ cho các hoạt động của mình hoàn toàn bằng nguồn VCSH, nợ vay luôn đƣợc xem là 1 bộ phận không thể thiếu trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp bên cạnh nguồn vốn chủ sở hữu.

Hơn nữa, việc lãi vay đƣợc tính là chi phí trƣớc thuế thu nhập doanh nghiệp nên tạo ra một “lá chắn thuế” cho các doanh nghiệp, làm giảm chi phí vốn vay và làm cho chi phí vốn vay sau thuế nhỏ hơn chi phí vốn vay trƣớc thuế. Tùy theo phƣơng án kinh doanh cụ thể, doanh nghiệp có thể tiến hành vay vốn dựa trên nguyên tắc suất sinh lời phải bằng hoặc cao hơn lãi suất vay.

Bảng 3.4: Cơ cấu khoản vay của SKYPEC

Đơn vị: triệu đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

I Nợ ngắn hạn 5.133.015 3.974.672 4.095.587 4.875.030 Tốc độ tăng Nợ ngắn hạn -22,57% 3,04% 19,03% Trong đó: 1.1 Vay ngắn hạn ngân hàng 3.957.580 2.665.776 1.637.462 1.826.388 Tốc độ tăng vay ngắn hạn ngân hàng -32,64% -38,57% 11,54% 1.2

Ngƣời mua trả tiền trƣớc

ngắn hạn 78.279 35.853 34.930 26.869 Tốc độ tăng vay ngắn hạn ngân hàng -54,20% -2,57% -23,08% II Nợ dài hạn 41.443 27.672 25.877 66.441 Tốc độ tăng Nợ dài hạn -33,23 -6,49 156,76 Trong đó: 2.1 Vay nợ dài hạn 11.791 38.331

SKYPEC là công ty dẫn đầu trong lĩnh vực tra nạp nhiên liệu bay tại Việt Nam với 25 năm kinh nghiệm và hợp tác kinh doanh với các hàng hàng không hàng đầu trên thế giới, đƣợc các đối tác trong và ngoài nƣớc tin tƣởng. Trong các khoản vay nợ , tỷ trọng vay ngắn hạn bằng ngoại tệ (đô la Mỹ) của công ty là chủ yếu.

Các khoản vốn huy động đô la Mỹ từ các ngân hàng thƣơng mại của công ty đƣợc thể hiện rõ nét trong bảng 3.5 nhƣ sau:

Bảng 3.5: Các khoản vay ngân hàng của SKYPEC giai đoạn 2015-2017

Đơn vị: triệu đồng

TT Ngân hàng Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

I Vay ngắn hạn 2.665.777 1.637.462 1.826.388

1 Công thƣơng Việt Nam 1.281.983 992.292 657.556 2 Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam 237.327

3 Kỹ thƣơng Việt Nam 87.647 7.668

4 Ngoại thƣơng Việt Nam 749.316 152.856 880.838 5 Nông nghiệp và Phát triển Nông

thôn Việt Nam 131.085 66.246 127.816

6 Xuất nhập khẩu Việt Nam 12.304 229.599 76.013

7 Quốc tế Việt Nam 45.080 99.136 76.497

8 Quân Đội 121.035 97.333

II Vay dài hạn 38.331

1 Quốc tế Việt Nam 38.331

(Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2015-2017 của SKYPEC)

Nhƣ vậy, công ty chủ yếu vay các khoản vay ngắn hạn ngân hàng bằng ngoại tệ để thanh toán tiền nhập khẩu nhiên liệu bay. Mặc dù hệ số tự tài trợ VCSH của SKYPEC giai đoạn 2015-2017 khoảng 13% - 14% nhƣng với uy tín và mặt hàng kinh doanh đặc thù của công ty, các ngân hàng thƣơng mại cổ phần luôn cho SKYPEC vay đô la Mỹ dƣới hình thức vay tín chấp, thời hạn vay từ 03 đến 05 tháng. Qua bảng 3.4, số vay ngắn hạn ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong nợ ngắn hạn và có xu hƣớng giảm dần tỷ trọng so với tổng nguồn vốn. Tỷ trọng vay ngắn

hạn ngân hàng so với tổng nguồn vốn năm 2015 là 58,71%, năm 2016 là 34,78% và năm 2017 là 31,77% tƣơng ứng mức giảm vốn vay ngắn hạn ngân hàng năm 2015 so với năm 2014 là 1.292 tỷ đồng, năm 2016 so với năm 2015 giảm 1.028 tỷ đồng. Riêng năm 2017 do sản lƣợng hàng bán tăng 15,22% và giá Plat’s hàng nhập tăng 16,26% nên giá vốn hàng nhập tăng thêm 44,82% so với năm trƣớc đòi hỏi vốn vay ngắn hạn ngân hàng tăng thêm 11,54% so với năm 2016 tƣơng ứng 189 tỷ đồng.

SKYPEC chủ yếu tiến hành vay dài hạn đô la Mỹ từ ngân hàng thƣơng mại để mua sắm TSCĐ là xe tra nạp. Năm 2017, công ty đã vay dollar Mỹ để mua 9 xe tra nạp dung tích 5.000 US gallons với thời gian đáo hạn nợ vào năm 2022. Khoản vay dài hạn ngân hàng này đƣợc đảm bảo bằng chính các xe tra nạp đƣợc mua sắm với giá trị ghi sổ là 60 tỷ đồng.

3.2.2.2. Tín dụng thƣơng mại

Bảng 3.6: Nguồn vốn đi chiếm dụng của SKYPEC

Đơn vị: triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1 Phải trả ngƣời bán 768.838 2.051.983 2.644.188 2 Ngƣời mua trả tiền trƣớc 35.853 34.930 26.869 3 Phải trả ngắn hạn khác 177.263 62.041 71.784

Trong đó:

Phải trả Tổng công ty Hàng

không Việt Nam 177.263

Phải trả thƣởng tiết kiệm Jet 13.964 4.553 Tạm nhận tiền thoái vốn 52.000 52.000 Phải trả khác 5.820 5.487 4 Phải trả dài hạn khác (nhận ký cƣợc, ký quỹ dài hạn) 27.672 25.876 28.110 Tổng cộng 1.009.626 2.174.830 2.770.951 Tốc độ tăng vốn chiếm dụng 115,41% 27,41%

Nhƣ đã đề cập ở chƣơng 1, tín dụng thƣơng mại từ các nhà cung cấp hay nguồn vốn đi chiếm dụng là khoản mua chịu nhà cung cấp và khoản khách hàng ứng trƣớc tiền hàng cho công ty…. Trong cơ chế thị trƣờng, tín dụng thƣơng mại xuất hiện và tồn tại nhƣ một tất yếu khách quan.

Bảng 3.6 cho thấy SKYPEC đã huy động vốn bằng hình thức tín dụng thƣơng mại rất tốt với tốc độ tăng ấn tƣợng trong giai đoạn 2015-2017 lần lƣợt tăng qua các năm trƣớc là 115,41% và 27,41% tƣơng ứng lần lƣợt là 1.165 tỷ đồng và 596 tỷ đồng từ đó giúp cho công ty giải quyết một phần vốn kinh doanh. Cụ thể:

Chỉ tiêu “Phải trả người bán” cho thấy khả năng chiếm dụng vốn của nhà cung cấp của công ty tăng dần trong giai đoạn 2015-2017 với mức tăng lần lƣợt năm 2016 so với năm trƣớc là 1.283.145 tỷ đồng tƣơng ứng 173,67%, năm 2017 so với năm 2016 tăng là 592.205 tỷ đồng tƣơng đƣơng 28,86% .

Chỉ tiêu “Người mua trả tiền trước” thể hiện số tiền hàng ứng trƣớc của các khách hàng hàng không quốc tế cho công ty giảm dần qua các năm. Nguyên nhân khách hàng quốc tế ứng trƣớc chủ yếu mua nhiên liệu tại sân bay Cam Ranh đã dần chuyển đổi phƣơng thức bảo lãnh hợp đồng bằng bảo lãnh ngân hàng với phƣơng thức thanh toán sau tiền hàng.

Chỉ tiêu “Phải trả ngắn hạn khác” giảm dần do các lý do phải trả là đặc thù cá biệt qua mỗi năm nhƣ năm 2015 là khoản phải trả Tổng công ty Hàng không Việt Nam còn sang đến năm 2016 và 2017 là tiền thƣởng tiết kiệm nhiên liệu bay phải trả và khoản tạm nhận tiền thoái vốn khỏi Công ty Công ty Cổ phần Kho cảng Xăng dầu Hàng không Miền Nam nhƣng các thủ tục pháp lý vẫn chƣa đƣợc hoàn thành.

Chỉ tiêu “Phải trả dài hạn khác” biến động do đây chính là các khoản ký quỹ, ký cƣợc dài hạn mà các nhà cung ứng nhiên liệu bay, thiết bị bảo lãnh cung cấp hàng cho SKYPEC.

Bên cạnh sự chiếm dụng vốn của mình, công ty cũng bị chiếm dụng vốn. Số vốn công ty bị chiếm dụng giảm 11,07% tƣơng ứng giảm 209 tỷ đồng vào năm 2016 sau đó lại tăng lên 9,05% tƣơng đƣơng 152 tỷ đồng vào năm 2017 đƣợc thể hiện chi tiết qua bảng 3.7 nhƣ sau:

Bảng 3.7: Nguồn vốn của SKYPEC bị chiếm dụng

Đơn vị: triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1 Phải thu khách hàng 960.490 985.027 1.497.059

2 Trả trƣớc ngƣời bán 2.613 2.307 60.289

3 Phải thu ngắn hạn khác 929.835 696.099 278.459

Trong đó:

Thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia

tăng hàng tạm nhập tái xuất 883.343 639.465 248.084 Phải thu cổ tức, lãi tiền gửi… 46.492 56.634 30.375

II Tổng cộng 1.892.938 1.683.433 1.835.807

Tốc độ tăng vốn chiếm dụng -11,07% 9,05%

(Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2015-2017 của SKYPEC)

Chỉ tiêu “Phải thu khách hàng” tăng dần qua các năm đặc biệt là năm 2017 do doanh thu cả năm tăng đột biến đồng thời cũng cho thấy khả năng khách hàng chiếm dụng vốn của công ty cao.

Chỉ tiêu “Trả trước người bán” thể hiện số tiền công ty ứng trƣớc cho các dự án đầu tƣ, xây dựng cơ bản tăng mạnh năm 2017 là năm công ty triển khai dự án xây dựng kho xăng dầu hàng không sân bay Liên Khƣơng và xây dựng bể 3200m3 kho Cam Ranh.

Số tiền thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng của hàng tạm nhập tái xuất nhiên liệu bay chiếm tỷ trọng lớn trong vốn SKYPEC bị chiếm dụng trong chỉ tiêu “Phải thu ngắn hạn khác”. Nguyên nhân, tháng 07 năm 2013, thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng của hàng nhập tiêu thụ nội địa phải nộp ngay khi nhập hàng mà không còn đƣợc ân hạn 30 ngày. Từ tháng 08 năm 2013, Nhà nƣớc yêu cầu ứng nộp thuế nhập khẩu đối với hàng tạm nhập tái xuất, sau khi cơ quan Hải quan xác nhận thông quan, Kho bạc sẽ hoàn tiền thuế nhập khẩu cho Công ty với thời hạn hoàn theo hạn định là 135 ngày. Thủ tục giấy tờ hoàn thuế còn kéo dài, làm cho tăng khoản vốn bị chiếm dụng, đội chi phí vốn của Công ty. Theo đó đã làm tăng nhu cầu về vốn, làm

tăng chi phí vốn của Công ty. SKYPEC đã chủ động cải tiến quy trình hoàn thuế tạm nhập tái xuất, rút ngắn thời gian hoàn thuế từ đó giảm số thuế phải ứng nộp cho Ngân sách Nhà nƣớc năm 2016 giảm 27,61% so với năm 2015, năm 2017 giảm 71,92% so với năm 2016.

Để xem xét thực chất SKYPEC chiếm dụng vốn hay bị chiếm dụng vốn ta sẽ xem xét phần chênh lệch giữa hai khoản vốn này qua bảng sau:

Bảng 3.8: Chênh lệch giữa vốn chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng của SKYPEC

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Vốn chiếm dụng 1.009.626 2.174.830 2.770.951 Vốn bị chiếm dụng 1.892.938 1.683.433 1.835.807

Độ chênh lệch -883.312 491.397 935.144

(Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2015- 2017 của SKYPEC)

Nhƣ vậy, trong giai đoạn 2015-2017, ta thấy SKYPEC bị chiếm dụng vốn trong năm 2015, hai năm còn lại 2016 và 2017 công ty chiếm dụng vốn một khoản tƣơng đối lớn. Số vốn Công ty chiếm dụng nhiều hơn số vốn Công ty bị chiếm dụng tạo nguồn vốn trong kinh doanh, giúp công ty bỏ ra một lƣợng vốn ít hơn đáng lẽ phải bỏ ra để có ngay lập tức một lƣợng hàng hóa, nguyên liệu để cung ứng đặc biệt là các khoản chậm thanh toán qua điện chuyển tiền (TTR) hay thƣ tín dụng (L/C) trong các khoản phải trả với các nhà cung cấp nhiên liệu bay. Đây là khoản chiếm dụng trong thời gian ngắn, Công ty cần định lƣợng khoản vốn chiếm dụng từ đó có kế hoạch giảm các khoản vay vốn ngắn hạn từ các ngân hàng thƣơng mại.

3.2.2.3. Huy động vốn từ lợi nhuận để lại của SKYPEC

Thực chất của việc huy động vốn từ lợi nhuận để lại của doanh nghiệp chính là việc không chia một phần lợi nhuận và dùng lợi nhuận này để tái đầu tƣ.

Quy mô vốn góp ban đầu của chủ doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng, tuy nhiên, thông thƣờng, số vốn này cần đƣợc tăng theo quy mô phát triển của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động SXKD, nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả

thuộc loại hình doanh nghiệp, nếu là công ty TNHH hay công ty cổ phần, khi công ty đƣợc phép của chủ sở hữu hoặc đại hội cổ đông cho phép để lại một phần lợi nhuận vào tái đầu tƣ, tức là không dùng số lợi nhuận đó để chuyển về chủ sở hữu hoặc không chia lãi cổ phần nhƣng bù lại, họ có quyền sở hữu số vốn tăng lên của công ty. Ta xét lợi nhuận chƣa phân phối của công ty trong giai đoạn 2015-2017 để từ đó có thể xem xét việc trích lại một số vốn tái đầu tƣ cho công ty theo bảng sau:

Bảng 3.9: Tình hình huy động vốn từ lợi nhuận để lại của SKYPEC

Đơn vị: triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1 Vốn góp của chủ sở hữu 423.096 550.000 550.000

2 Quỹ đầu tƣ phát triển 82.192

3 LNST chƣa phân phối 33.090 36.837 257.828

Vốn chủ sở hữu 538.378 586.837 807.828

(Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2015-2017 của SKYPEC)

Từ bảng số liệu trên ta thấy nguồn lợi nhuận để lại của công ty giai đoạn 2015- 2017 là lớn đặc biệt trong năm 2017. Việc công ty để lại một lƣợng vốn lớn từ lợi nhuận chƣa phân phối đầu tƣ vào tái sản xuất, cho thấy định hƣớng phát triển cho tƣơng lai của công ty là rất rõ ràng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý vốn tại Công ty TNHH MTV nhiên liệu Hàng không Việt Nam (Trang 57 - 64)