NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện yên minh, tỉnh hà giang​ (Trang 36 - 41)

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: các vấn đề liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.

2.1.2. Phm vi nghiên cu

* Phạm vi không gian

Đề tài được nghiên cứu tại huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. * Phạm vi thời gian

- Số liệu sử dụng được thu thập trong giai đoạn từ năm 2013 - 2017.

- Thời gian nghiên cứu đề tài được bắt đầu từ tháng 5 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018.

2.2. Nội dung nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu đã đề ra, đề tài tiến hành nghiên cứu những nội dung chủ yếu sau đây:

2.2.1. Thc trng công tác qun lý, bo v, s dng rng ti huyn Yên Minh, tnh Hà Giang tnh Hà Giang

- Khái quát chung vềđịa bàn nghiên cứu

- Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng tại huyện Yên Minh - Công tác quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng tại khu vực nghiên cứu

2.2.2. Các yêu tnh hưởng đến công tác qun lý bo v rng

- Mỗi quan tâm của các bên liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng - Mức độ quan trọng của các bên liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng - Mức độưu tiên của các giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng

- Tác động của quản lý, bảo vệ rừng

2.2.3. Nhng thun li, khó khăn, kiến ngh trong công tác qun lý, bo v rng ti huyn Yên Minh ti huyn Yên Minh

- Thuận lợi

2.2.4. Đề xut các gii pháp tăng cường công tác qun lý, bo v rng - Giải pháp về kinh tế - Giải pháp về kinh tế - Giải pháp về chính sách - Giải pháp về xã hội - Giải pháp về khoa học công nghệ 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp thu thp s liu 2.3.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp là phương pháp thu thập, tra cứu và kế thừa các tài liệu có liên quan để phục vụ cho nghiên cứu của đề tài gồm:

- Các tài liệu liên quan đến quy hoạch sử dụng đất và giao đất Lâm nghiệp của tỉnh, huyện, xã, thôn và các tài liệu vềđiều kiện cơ bản của các khu vực nghiên cứu.

- Các báo cáo tổng kết năm, báo cáo về bảo vệ và phát triển rừng, giao đất giao rừng,… thông tin, tài liệu của các Sở, ban, ngành của tỉnh; phòng, ban của huyện Yên Minh và 03 xã Ngọc Long, Mậu Long, Na Khê.

- Các chính sách, quy định của Nhà nước và địa phương liên quan đến quản lý rừng đã ban hành, như :

+ Luật và các văn bản dưới luật: Luật Đất đai (2003); Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (2004); Quyết định Ban hành Quy chế quản lý rừng (2006). Các văn bản dưới Luật như: Nghị định 23/2006/NĐ-CP, Nghị định 75/2015/NĐ-CP, Quyết định 178/2001/ QĐ-TTg, Thông tư Liên tịch số 80/2003/TTLT /BTC /BNN&PTNT...

+ Các Quyết định, văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục lâm nghiệp ban hành hướng dẫn quản lý rừng ở Việt nam và các văn bản hướng dẫn, Quyết định của địa phương có liên quan.

- Sách, báo, tạp chí, bài viết trên Website liên quan.

2.3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

a) Sử dụng phương pháp PRA với một số công cụ như:

+ Dụng cụ SWOT thúc đẩy thảo luận nhóm để phân tích điểm manh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.

+ Điều tra bằng phiếu điều tra đã được chuẩn bị sắn cụ thể phỏng vấn:

- Phỏng vấn cán bộ huyện 06 cán bộ cụ thể: Hạt kiểm lâm (kiểm lâm địa bàn) phụ trách địa bàn nghiên cứu phỏng vấn 03 cán bộ Hạt kiểm lâm (01 cán bộ/xã); BQL rừng phòng hộ Yên Minh (cán bộ địa bàn) phụ trách địa bàn nghiên cứu phỏng vấn 03 cán bộ về công tác quản lý, bảo vệ rừng tại địa bàn. Kết quả điều tra theo phiếu phỏng vấn chuẩn bị sắn. (phụ lục số 4) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phỏng vấn cán bộ xã khu vực nghiên cứu (Lãnh đạo xã, cán bộ khuyến nông khuyến lâm xã, công an xã, bí thư đoàn xã) phỏng vấn 12 cán bộ (04 cán bộ/xã) về công tác giám sát và tổ chức thực hiện quản lý, bảo vệ rừng. Kết quảđiều tra theo phiếu phỏng vấn chuẩn bị sắn. (phụ lục số 5)

- Phỏng vấn cán bộ thôn và hộ dân: Mục đích là trao đổi những kinh nghiệm trong quá trình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng nhằm đưa ra được những đánh giá đầy đủ và chính xác nhất khi đi phân tích những thuận lợi, khó khăn và đưa ra những kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý bảo vệ rừng tại địa phương.

Phỏng vấn 06 cán bộ thôn (02 cán bộ thôn/xã) về công tác chỉ đạo, giám sát và tổ chức thực hiện quản lý bảo vệ rừng. Lựa chọn 120 hộ gia đình đại diện trong xã để phỏng vấn (40 hộ gia đình/xã, 20 hộ gia đình/thôn) để xác định các yếu tốảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng, các hoạt động đã và đang thực hiện, kết quả tác động, thuận lợi, khó khăn và các giải pháp đề xuất khắc phục. Kết quảđiều tra theo phiếu phỏng vấn chuẩn bị sẵn (phụ lục số 6, phụ lục số 7). Các đối tượng được lựa chọn phỏng vấn phải là những người dân trong cộng đồng và đặc biệt là những hộ có diện tích rừng lớn, tuy nhiên phải đại diện đầy đủ cho các hộ dân tộc (Tày, Nùng, Dao,…), giới tính và thành phân kinh tế (Khá, Trung bình, Cận nghèo, Nghèo) trong cộng đồng thôn.

b) Chọn địa điểm nghiên cứu * Tiêu chí chọn xã:

- Là xã có diện tích rừng lớn, có nhiều thành phần dân tộc, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

- Hoạt động hàng ngày của người dân có tác động đến rừng: Canh tác nông nghiệp, khai thác lâm sản, săn bắt động vật rừng…

Với những tiêu chí cơ bản trên đề tài tiến hành nghiên cứu tại 3 xã là: Ngọc Long; Mậu Long; Na Khê.

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Ngọc Long (phụ lục số 1). - Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Mậu Long (phụ lục số 2). - Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Na Khê (phụ lục số 3). * Tiêu chí chọn thôn:

Trong mỗi xã tiến hành chọn 2 thôn để tiến hành điều tra; các thôn được chọn theo những tiêu chí sau:

- Thôn gần rừng và có diện tích rừng và đất rừng lớn

- Có tính đại diện cao vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã;

- Người dân thường vào rừng để khai thác lâm sản, động vật, canh tác xảm xuất nông nghiệp.

Kết quả đề tài đã lựa chọn 2 thôn thuộc xã Ngọc Long đó là: Tà Muồng, Bản Rắn; 2 thôn thuộc xã Mậu Long là: Nà Mòn, Tà Chủ; 2 thôn thuộc xã Na Khê là: Phú Tỷ 2, Thèn Phùng.

2.3.2. Phương pháp tng hp, x lý và phân tích thông tin

2.3.2.1. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin

Các số liệu thu thập được từ các báo cáo, kết quả điều tra, phiếu phỏng vấn thực hiện nhập số liệu vào phần mềm Microsoft Execl sau đó sử dụng các thuật toán để kiểm tra tính logic và xuất ra Biểu số liệu để sử dụng nghiên cứu phân tích.

2.3.2.2. Phương pháp phân tích

- Phương pháp thống kê mô tảđược dùng để thống kê số tuyệt đối, số tương đối… của các chỉ tiêu đánh giá để mô tả thực trạng, đặc điểm liên quan đến chất lượng thống kê lâm nghiệp.

- Phương pháp so sánh được sử dụng sau khi số liệu đã được tổng hợp, phân tích, tác giả sử dụng phương pháp này để tìm ra mỗi liên hệ.

2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu diễn biến về diện tích và chất lượng rừng.

- Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong công tác quản lý và bảo vệ rừng.

- Các yếu tốảnh hưởng đến công tác quản lý và bảo vệ rừng.

- Mối quan tâm và mức độ quan trọng của các bên liên quan trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện yên minh, tỉnh hà giang​ (Trang 36 - 41)