KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng tại huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang tỉnh Hà Giang
3.1.1. Khái quát chung vềđịa bàn nghiên cứu
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý: Yên Minh là huyện vùng cao núi đá phía Bắc của tỉnh Hà Giang, cách trung tâm thị xã Hà Giang 100 km theo trục đường quốc lộ 4C, có toạđộđịa lý 22o53’ đến 23o17’ vĩ Bắc và từ 104o17’ đến 105o22’ kinh Đông.
Phía Bắc: Giáp huyện Đồng Văn và nước bạn Trung Quốc Phía Nam: Giáp huyện Bắc Mê và tỉnh Cao Bằng
Phía Tây: Giáp huyện Quản Bạ Phía Đông: Giáp huyện Bắc Mê
b) Địa hình: Địa hình huyện Yên Minh nằm trong vùng chủ yếu núi đá xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình khá lớn từ 500 - 1.200 m so với mực nước biển, có nhiều dãy núi cao, trong đó có những đỉnh cao trên 1.500 m. Các sườn núi có độ dốc lớn, địa hình phức tạp bị chia cắt mạnh tạo thành các khe sâu và hẹp. Độ dốc bình quân 25 - 35 độ, nhiều nơi có độ dốc đến 40 độ; đây là những khó khăn lớn cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng, đặc biệt là công tác cháy chữa khi có cháy rừng sảy ra, đồng thời cũng là điều kiện khó khăn cho các phương tiện chữa cháy cơ giới tham gia chữa cháy rừng.
c) Địa chất, thổ nhưỡng:
+ Địa chất.
Yên Minh có nền địa chất được hình thành từ kỷ đề vôn trải qua quá trình phong hoá và biến động địa chất đã tạo nên nền địa chất với các nhóm đá có nguồn gốc trầm tích, biến chất với một số loại đá mẹ chủ yếu trong vùng là đá phiến thạch, đá sa thạch, đá hỗn hợp và hệ thống núi đá vôi.
+ Đất đai:
Đất đai huyện Yên Minh được hình thành từ đá mẹ có nguồn gốc trầm tích và biến chất với một số loại chính: phiến thạch, sét, đá vôi…từ những loại đá mẹ trên trải qua quá trình phong hoá lâu đời đã tạo nên các nhóm đất chủ yếu:
- Nhóm đất phù xa - Nhóm đất glây - Nhóm đất đen - Nhóm đất xám - Nhóm đất đỏ - Nhóm đất tầng mỏng
Đất đai trên địa bàn Yên Minh có độ dốc lớn, bị sói mòn, rửa trôi mạnh, thường xuyên bị khô hạn, đất chua, nghèo dinh dưỡng, đất bị Feralít mạnh tính sắt và nhôm lớn, khả năng giữ nước kém.
d) Khí hậu: Yên Minh có khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa nóng và ẩm từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 21oC, nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 trong năm có thể lên tới 30 oC, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 01 trong năm chỉ còn 5 - 7 oC, thậm chí có vùng núi đá cao vềđêm có thể nhiệt độ hạ xuống đến 0 oC. Số giờ nóng bình quân trong năm là: 1.316,0 giờ; độ ẩm không khí bình quân 75%, đặc biệt vào mùa khô hanh độ ẩm chỉ còn từ 60 - 65%, cá biệt có ngày độ ẩm chỉ còn khoảng 50%. Chếđộ gió: mùa mưa có gió mùa đông nam thịnh hành, mùa khô có gió mùa đông bắc, ngoài ra còn thường xuất hiện gió núi và gió thung lũng theo sự thay đổi của nhiệt độ và áp xuất không khí trong ngày, mức độ và hướng gió khó xác định, đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.850 mm, số ngày mưa trong năm từ 85 - 95 ngày, lượng mưa và số ngày mưa phân bố không đều, chủ yếu là từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm tạo nên 2 mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô.
* Thuỷ văn: Yên Minh là vùng đầu nguồn của nhiều con sông như sông Miện, sông Nhiệm… trên địa bàn huyện không có sông mà chỉ bao gồm một hệ thống những con suối vừa và nhỏ lượng nước trên các con suối ít, thường có nhiều nước về mùa mưa, còn sang mùa khô thì hình thành nhiều khe cạn hoặc những khe suối rất ít nước, những khe suối này cách rừng tương đối xa do vậy việc sử dụng nước của các con suối vào việc phòng cháy, chữa cháy rừng là rất khó khăn.
Do khí hậu được phân chia làm 2 mùa rõ rệt, độ che phủ rừng còn thấp, lượng mưa phân bố không đều, lượng bốc hơi lớn, hệ thống các khe suối tường cạn về mùa khô, vậy nên về mùa khô nguy cơ cháy rừng sảy ra là rất cao và việc sử dụng nước của các con suối để đáp ứng cho việc phòng cháy chữa cháy rừng là rất hạn chế.
Toàn huyện có 9 xã và 1 thị trấn có suối chảy qua đó là: xã Na Khê, Hữu Vinh, Mậu Duệ, Ngam La, Ngọc Long, Mậu Long, Du Già, Du Tiến, Bạch Đích và thị trấn Yên Minh.
3.1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
a) Dân số, dân tộc và lao động
Dân tộc, dân số: Theo số liệu thống kê toàn huyện đến ngày 31/12/2017 huyện Yên Minh có số dân là 92.543 người với 18.162 hộ, gồm 17 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm 56,5%, Tày chiếm 13%, Dao chiếm 13,9%, Giấy chiếm 6%, Kinh chiếm 3,5%, Nùng chiếm 5%, và 2,1% là các dân tộc khác. Mật độ dân số và tỷ lệ tăng dân số hàng năm cụ thể theo Biểu 3.1.