0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Phân tích SWOT cho công tác quản lý, bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN MINH, TỈNH HÀ GIANG​ (Trang 58 -59 )

Điểm mạnh Điểm yếu

- Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của Huyện ủy - HĐND - UBND huyện. - Có sự phối hợp thường xuyên và sự ủng hộ nhất trí của các cơ quan ban ngành trong huyện và UBND các xã, thị trấn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. - Có kinh nghiệm thức tế trong quản lý, bảo vệ rừng.

- Lực lượng quản lý bảo vệ rừng chuyên trách được đào tạo nâng cao nghiệp vụ, bộ máy ổn định và hoạt động có nề nếp - Người dân nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của bảo vệ rừng.

- Được hưởng lợi từ bảo vệ rừng

- Được hỗ trợ từ chương trình dự án Bảo vệ và phát triển rừng, Chi trả dịch vụ môi trường rừng

- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng chưa được truyền tải sâu rộng và thường xuyên đến các tầng lớp nhân dân trong thôn.

- Hiệu quả quản lý rừng phụ thuộc và sự lãnh đạo của Hạt kiểm lâm, Ban quản lý dự án, chính quyền địa phương.

- Bất đồng ngôn ngữ giữa cán bộ và người dân tộc thiểu số.

- Kinh phí Nhà nước đầu tư cho công tác QLBVR còn thấp.

- Người dân trong vùng nghèo, dân trí thấp, sống chủ yếu dựa vào rừng.

- Thời thiết diễn biễn phức tạp, nắng hạn kéo dài dễ sảy ra cháy rừng.

- Phương tiện trang thiết bị phục vụ cho công tác tuần tra, giám sát và bảo vệ rừng còn thiếu thốn, chưa phù hợp.

Cơ hội Thách thức

- Có nhiều chính sách hỗ trợ bảo vệ rừng mới được ban hành, có nhiều chương trình dự án đang được triển khai thực hiện - Công tác bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn di tích lịch sử, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu ngày càng đc quan tâm và đầu tư nhiều nguồn lực để thực hiện.

- Hội nhập quốc tế mang lại nhiều cơ hội cho việc phát triển, bảo vệ rừng

- Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phát triển ở vùng xâu, vùng xa, trình độ dân trí thấp, tỉ lệ đói nghèo cao, cơ sở hạ tầng thì yếu kém, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật… là những thách thức lớn cho quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

- Các chương trình hỗ trợ sản xuất của nhà nước tạo cho người dân có thói quen trông chờ, ỷ lại, ít năng động trong sản xuất. - Hội nhập quốc tế đối với phát triển lâm nghiệp.

Kết quả ở Biểu 3.5 cho thấy công tác quản lý bảo vệ rừng đã được các cấp chính quyền từ huyện cho đến cơ sở hết sức quan tâm. Tuy nhiên những khó khăn mà quản lý bảo vệ rừng đang gặp phải chính là: Chi phí hỗ trợ cho công tác bảo vệ rừng là thấp, phương tiện trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo vệ rừng thì còn thiếu thốn và chưa phù hợp…. Ngoài ra ngành lâm nghiệp đang thực hiện phân cấp quản lý, phi tập trung hóa và cải cách hệ thống hành chính để phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế nên đòi hỏi ngành phải hoàn thiện khung pháp lý và hệ thống chính sách lâm nghiệp, phát triển nhân lực và năng lực cho các tổ chức từ Trung ương đến các cộng đồng để làm sao lâm nghiệp có khả năng hòa nhập với khu vực và thế giới. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn đối với ngành lâm nghiệp tại huyện Yên Minh. Thách thức đặt ra nữa ở huyện Yên Minh đó là phải lồng ghép công tác quản lý bảo vệ rừng với các chương trình phát triển lâm nghiệp khác tại địa phương trong điều kiện hạn chế về nguồn lực và năng lực quản lý của huyện.

3.2. Các yếu tốảnh hưởng đến công tác quản lý, bảo vệ rừng

Đề tài chia thành 04 nhóm yếu tốảnh hưởng đến công tác quản lý và bảo vệ rừng cụ thể: (i) nhóm yêu tố tự nhiên, (ii) nhóm yếu tố kinh tế - xã hội, (iii) nhóm yếu tố phong tục tập quán, (iv) nhóm yếu tố ảnh hưởng khác, qua điều tra phỏng vấn các đối tượng tham gia trực tiếp và gián tiếp vào công tác quản lý bảo vệ rừng cụ thể: cán bộ huyện (6 người); cán bộ xã (12 người); cán bộ thôn (6 người); cá nhân, hộ gia đình (120 người) kết quả thu thập được Biểu số liệu:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN MINH, TỈNH HÀ GIANG​ (Trang 58 -59 )

×