0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Dân số, mật độ dân số, tỷ lệ tăng dân số tại huyện Yên Minh năm 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN MINH, TỈNH HÀ GIANG​ (Trang 43 -51 )

TT

Dân số năm 2017 Mật độ dân số (người/km2)

Tỷ lệ tăng dân số (%) Tổng số khẩu (Người) Tổng số hộ (Hộ) Bình quân Thành thị Nông thôn 1 92.543 18.162 119 380 126 1,82

(Niêm giám thống kê huyện Yên Minh - năm 2017)

Lao động và việc làm: Tổng số lao động trên địa bàn huyện 56.730 người, chiếm 62,1% dân số toàn huyện. Trong đó lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn. Trong những năm qua được sự quan tâm của huyện về công tác giải quyết việc làm cho người lao động thông qua chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội và xuất khẩu lao động từ năm 2011 đến nay đã giải quyết việc làm cho 6.956 lao động. Nguồn lao động của huyện khá dồi dào nhưng số lao động hầu hết chưa được đào tạo chuyên sâu.

b) Thu nhập - Mức sống

Trong những năm qua được sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước thông qua chương trình dự án đời sống của nhân dân vùng nông thôn đang dần được nâng cao, nhưng nhu cầu vềăn, mặc, học hành, khám chữa bệnh được đáp ứng ngày càng tốt hơn thu nhập bình quân đầu người đảm bảo năm sau cao hơn năm trước, năm 2017 đạt 19,6 Trđ/người/năm, bình quân lương thực đầu người năm 2017 đạt 491 kg/người/năm, chương trình xóa đói, giảm nghèo được triển khai đồng bộ.

c) Tập quán canh tác

Đối với các xã vùng sâu, vùng xa: tập quán sử dụng đất của người dân còn hạn chế, đại đa số nhân dân còn sử dụng đất mang tính tự phát, thích cây gì trồng cây ấy, phục vụ trước mắt và chưa chú trọng đến khả năng thích ứng của đất đối với loài cây trồng. Sự hiểu biết của người dân còn hạn chế so với tình hình phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn huyện. Địa hình phức tạp đi lại khó khăn, người dân sống không tập trung, vì vậy công tác tuyên truyền và phổ biến phương thức sử dụng đất hợp lý với người dân gặp nhiều khó khăn.

Khu vực thị trấn: Tập quán sản xuất của người dân tiến bộ hơn, đã áp dụng những tiến bộ khoa học trong sản xuất với phương châm đất nào công ấy và theo nhu cầu thị trường, biết cách lựa chọn loài cây trồng, loại phân bón thích hợp với từng loại đất, loại cây trồng.

d) Sản xuất Nông - Lâm nghiệp

+ Sn xut nông nghip

Diện tích đất trồng cây hàng năm là 17.250,68 ha; trong đó đất chuyên trồng lúa là 2.271,48 ha; đất chuyên trồng lúa nước là 591,42 ha; đất trồng lúa nước còn lại là 1.516,86 ha, đất trồng lúa nương là 163,2 ha; đất trồng cây hàng năm khác như: khoai, sắn, đậu tương …là 14.979,2 ha... Tổng sản lượng lương thực năm 2017 đạt 44.816,3 tấn.

- Đất trồng cây lâu năm năm 2017 là: 1.767,20 ha trong đó diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm (cây chè) là: 1.258,0 ha, là vùng cây chè có chất lượng cao nhưng do trình độ thâm canh nên năng xuất thấp khoảng 19,7 tạ chè búp

tươi/ha/năm. Đất trồng cây ăn quả hàng năm là 509,02 ha; chủ yếu là trồng cây soài, Na, Lê, Mận…

Nhìn chung diện tích đất canh tác còn manh mún, phân tán, chi phí cho sản xuất lớn, nhưng hiệu quả kinh tế thấp.

+ Sn xut lâm nghip

Huyện Yên Minh có 01 ban quản lý rừng phòng hộ (trước đây là Lâm trường Yên Minh) dự kiến nhận quản lý bảo vệ 8.662,3 ha nhưng hiện nay vẫn chưa được giao đất, giao rừng với biên chế cán bộ trong ban là 07 người và có 01 ban quản lý rừng đặc dụng quản lý bảo vệ 2.759,5 ha rừng và đất rừng trên địa bàn xã Du Già.

Trên địa bàn huyện cơ bản đã hoàn thành việc giao đất giao rừng, công tác trồng rừng, bảo vệ rừng đã từng bước được nhân dân nhận thức rõ hơn nhiều hộ gia đình đã vươn lên làm kinh tế từ mô hình trang trại vườn rừng có thu nhập cao và ổn định.

Hộ gia đình là những người sống gắn bó với rừng, xong quan niệm của đồng bào các dân tộc vẫn chưa nhận thức được quyền lợi của mình đối với sản xuất lâm nghiệp. Trong nhận thức của họ vẫn có suy nghĩ trồng rừng và bảo vệ rừng là làm cho nhà nước chứ không phải làm cho chính mình.

Hoàn thành việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch phân chia 3 loại rừng: rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất. Thực hiện chương trình dự án Đầu tư bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2008 - 2015, Dự án Bảo vệ và phát triển rừng từ năm 2011 - 2015. Công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng và trồng rừng mới đã đạt được những kết quả nhất định, quan tâm và tăng cường công tác phòng chống cháy rừng, góp phần nâng độ che phủ rừng.

g) Giáo dục đào tạo

Về giáo dục phổ thông, hệ thống trường, lớp học được củng cố, phát triển loại hình bán trú ở tất cả các xã, toàn huyện hiện có 59 trường trong đó có 4 trường thuộc Sở giáo dục đào tạo quản lý, công tác tuyên truyền vận động học sinh đến trường và duy trì sỹ số học sinh được quan tâm thường xuyên.

Tổ chức thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua trong trường học, triển khai đồng bộ các chủ trương, biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học.

Hàng năm tỷ lệ học sinh chuyển cấp, chuyển lớp đạt từ 85% trở lên. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT - THBT đạt 90% trở lên.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học được đầu tư theo hướng đồng bộ, chuẩn hóa, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước đồng thời tích cực vận động sự ủng hộ của các đơn vị kinh tế và sựđóng góp của nhân dân để xây dựng mới và sửa chữa, nâng cấp trường, lớp học, quan tâm đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia, giai đoạn 2011 - 2015 có 7 trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia cấp độ I.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn được đẩy mạnh trong 5 năm (2011 - 2015) đã đào tạo ngắn hạn cho 7.075 lao động năng tổng số lao động nông thôn được dạy nghề lên 41,5%.

Thực hiện đề án ban hành kèm theo Quyết định số 844/QĐ-UBND ngày 8/5/2013 của UBND tỉnh về gắn giáo dục với dạy nghề cho học sinh tại các trường trung tâm giáo dục thường xuyên giai đoạn 2013 - 2015 định hướng đến năm 2020 huyện đã phối hợp với các trường của tỉnh, của khu vực mở 10 lớp đào tạo về chuyên môn và đào tạo nghề ngắn hại cho 465 cán bộ công chức các cấp.

h) Y tế chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Ngành ý tế của huyện gồm có phòng y tế, bệnh viện đa khoa khu vực, trung tâm y tế dự phòng, trung tâm dân số KHHGĐ, có 15 trạm y tế và 03 phòng khám đa khoa khu vực nằm trên địa bàn 18 xã thị trấn, mạng lưới y tế cơ bản đáp ứng được tốt yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về y tếđược quan tâm, nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân, việc cấp, quản lý thẻ Bảo hiểm y tế cho các đối tượng được thực hiện nghiêm túc, đúng theo qui định, nỗ lực xây dựng xã đạt chuẩn quốc gia về y tế dự kiến đến hết năm 2015 có 10/18 xã thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Chất lượng hoạt động của các cơ sở y tế và đội ngũ cán bộ thầy thuốc nâng lên rõ rệt, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho bệnh viên đa khoa khu vực, trung tâm y tế, các phòng khám đa khoa và các trạm y tế xã theo hướng đồng bộ, hiện đại, đã ứng dụng thành công nhiều phương pháp chữa bệnh mới, tiên tiến.

Tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân ăn ở hợp vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, kiếm soát chặt chẽ đi đôi với tăng cường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm không để say ra dịch bệnh và các vụ ngộđộc thực phẩm lớn.

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được các cấp, các ngành quan tâm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền dân số - kế hoạch hóa gia đình kết hợp với thực hiện các dịch vụ kế hoạch hóa gia dình, đồng thời sử lý những trường hợp vi phạm chính sách dân số, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2017 là 1,82%.

i) Giao thông

Trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp, các ngành và đặc biệt là sự góp sức đáng kể của nhân dân địa phương hệ thống giao thông trên địa bàn toàn huyện phát triển khá manh, 18/18 xã thị trấn có đường ô tô tới trung tâm xã, 12/18 xã có đường rải nhựa đến trung tâm xã, 100% số thôn bản có đường giao thông loại B đến thôn. Tuy nhiên đường đến một số xã, thôn bản vào mùa mưa thường hay sạt lở, khó khăn cho việc đi lại, hệ thống giao thông chính của huyện như sau:

- Quốc lộ 4c (đoạn đi qua địa phận huyện) dài 38km đia qua các xã: Na Khê; Lao Và Chải; Thị trấn Yên Minh và xã Hữu Vinh.

- Tỉnh Lộ: Tuyến đường tỉnh lộ 176 (Yên Minh - Mậu Duệ - Mèo Vạc) đoạn đi qua địa phân Yên Minh dài 20,0 km, Tuyến đường 176A (Minh ngọc - Mậu Duệ) đoạn đi qua địa phân huyện dài 51,0 km, qua 03 xã: Du Già; Lũng Hồ; Mậu Duệ. Tuyến đường 181 (Cán Tỷ - Đường Thượng) đi qua địa phân huyện dài 7km tuyến đường 181b (Na Khê - Bạch Đích) dài 13km.

- Huyện lộ: các tuyến đường đến trung tâm các xã: 111,2 km.

- Đường nội thị: Toàn huyện có 5,32 km đường nội thịđã được rải nhựa. - Đường trục xã: Đường từ xã đến trung tâm các thôn: 708,87 km.

- Đường trục thôn: Đường từ thôn đi các nhóm hộ tập trung: 190,56 km. - Đường ngõ xóm: Đường vào các hộ gia đình: 9,25 km.

k) Thuỷ lợi

Trên địa bàn toàn huyện Yên Minh có 98 công trình thủy lợi, trong đó có 69 công trình đã được đầu tư xây dựng kiên cố bằng đá, có 29 công trình đập đất đang cần được đầu tư xây dựng, các công trình thủy lợi trên đã đáp ứng được phần lớn nước cho sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi của người dân trên địa bàn huyện, ngoài ra trên địa bàn huyện còn có các hệ thống khe, suối phân bốđều khắp trên địa bàn các xã, rất cần thiết cho việc chủđộng nước tưới tiêu, sinh hoạt dân sinh.

l) Văn hoá, thể thao, thông tin, truyền thông

Phong trào văn hóa - văn nghệ, thể dục, thể thao tiếp tục phát triển, hàng năm tổ chức tốt các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục, thể thao nhân dịp kỷ niện các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước và địa phương. Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở”, xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa được duy trì thường xuyên, chất lượng từng bước được nâng lên, dự kiến năm 2015 có 125 làng văn hóa và 7.500 hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa, các thiết chế văn hóa được quản lý và sử dụng có hiệu quả.

Đẩy mạnh công tác thông tin, chuyền thông bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, chuyển tải kịp thời chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước tới mọi tầng lớp nhân dân, sự nghiệp truyền thanh - truyền hình tiếp tục phát triển, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương và nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.

o) Quốc phòng - an ninh.

Công tác quốc phòng - an ninh luôn được các cấp, các ngành thường xuyên quan tâm, thực hiện tốt công tác quốc phòng, quân sựđịa phương thường xuyên rà soát, bổ sung lực lượng dân quân, tự vệ, dự bị động viên đảm bảo về số lượng và chất lượng. Thực hiện nghiêm túc kế hoạch huấn luyện và diễn tập chiến đấu trị an ở các xã, thị trấn duy trì chế độ sắn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền gọi công dân nhập ngũ, tổ chức lực lượng thường trực phòng trống bão, lũ, tìm kiếm cứu nạn, giảm nhẹ thiên tai.

Duy trì hoạt động phối hợp giữa lực lượng quân sự, biên phòng và công an trong thực hiện nhiệm vụ, tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng dân quân ở

các xã biên giới với bộđội đồn biên phòng 185 tổ chức tuần tra biên giới bảo vệ tốt chủ quyền lãnh thổ quốc gia, ngăn chặn các hoạt động sâm lấn biên giới, mốc giới và phòng chống các loại tội phạm xuyên quốc gia.

Triển khai thực hiện tốt các chủ trương, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tích cực đấu tranh phòng, chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, không để say ra những vẫn đề phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội kiểm soát hoạt động tôn giáo trái pháp luật, di cư tự do. Phòng chống các hoạt động câu móc, cài cắm thu thập thông tin, tài liệu và phá hoại, chia rẽ mỗi quan hệ mật thiết giữa Đảng, Chính quyền với nhân dân, chủ động tích cực đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội.

3.1.1.3. Đánh giá chung vềđiều kiện kinh tế - xã hội.

a) Thuận lợi

Trong những năm qua tình hình kinh tế - xã hội của huyện ổn định và có nhiều mặt tích cực, về cơ bản đã phát huy được lợi thế từng vùng, từng ngành. Bước đầu khai thác tốt nội lực kết hợp với huy động các nguồn lực bên ngoài để đầu tư phát triển, nền kinh tế tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá ổn định và có sự chuyển biến đúng hướng.

- Các hoạt động về văn hoá xã hội, thể thao, y tế, giáo dục đều có chuyển biến tích cực, cơ sở trang thiết bị cho lĩnh vực này được tăng cường và mở rộng.

- Hạ tầng cơ sở nhất là mạng lưới giao thông nông thôn, điện, bưu chính viễn thông phát triển đồng bộ, đóng vai trò quan trọng tạo mối liên kết vùng nhằm khai thác lợi thế từng vùng, từng khu vực trong huyện.

- Lực lượng lao động dồi dào là nguồn lực quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

- Diện tích đất lâm nghiệp lớn, tầng đất dầy, thuận tiện cho việc phát triển sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn.

- Với nhiều dân tộc sinh sống, văn hóa đa dạng, phong phú, các dân tộc đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau sẽ là động lực để phát triển kinh tếđịa phương cũng như làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng.

b) Khó khăn

Là một huyện miền núi nghèo của tỉnh Hà Giang, xuất phát điểm của nền kinh tế ở mức thấp, chưa tích luỹ, đời sống tinh thần, vật chất của một bộ phận dân cư còn thấp, nền kinh tế còn nặng về sản xuất nông nghiệp.

- Địa hình cao hiểm trở, chia cắt mạnh, độ dốc lớn gây khó khăn trong công tác xây dựng, quản lý bảo vệ rừng cũng như việc triển khai các hoạt động khác trên địa bàn.

- Điều kiện thời tiết thuận lợi tuy nhiên vẫn còn mốt số hạn chế như mùa đông thường có sương muối, rét đậm, rét hại kéo dài; mùa khô thì thường có những tháng khô, hạn làm tăng nguy cơ cháy rừng, gây trở ngại cho hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn.

- Hệ thống sông suối trên địa bàn nhiều, có hình dạng phếu, độ dốc lớn, thảm thực vật che phủ thấp, nhiều khả năng gây lũ ống, lũ quét vào mùa mưa, gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông lâm nghiệp và đi lại của người dân.

- Thiếu đất trồng rừng, đất chăn thả gia súc. Hệ thống thủy lợi gặp nhiều khó khăn vì diện tích đất làm nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ và không tập trung.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN MINH, TỈNH HÀ GIANG​ (Trang 43 -51 )

×