Biến động tài nguyên rừng tại địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện yên minh, tỉnh hà giang​ (Trang 55 - 58)

Đơn vị tính: % Xã/thôn Tổng số hộ phỏng vấn Biến động tài nguyên rừng

Tăng lên Không thay đổi Kém hơn

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Mậu Long 40 24 60,0 16 40,0 Nà Mòn 20 12 60,0 8 40,0 Tà Chủ 20 12 60,0 8 40,0 Ngọc Long 40 26 65,0 10 25,0 4 10,0 Tà Muồng 20 12 60,0 7 35,0 1 5,0 Bản Rắn 20 14 70,0 3 15,0 3 15,0 Na Khê 40 28 70,0 9 22,5 3 7,5 Phú Tỷ 2 20 15 75,0 4 20,0 1 5,0 Thèn Phùng 20 13 65,0 5 25,0 2 10,0 Mean (Thôn) 13,0 65,0 5,8 29,2 1,8 8,8 N 120 (Tổng hợp từ phiếu điều tra - năm 2017)

Qua Biểu số liệu trên cho thấy, đối với diện tích rừng ở 03 xã thuộc huyện Yên Minh đã được giao khoán quản lý, bảo vệ và hưởng lợi thì có 78/120 người được phỏng vấn cho rừng chất lượng và diện tích rừng đã tăng lên so với trước đây, chiếm 65,0%, cụ thể tại các xã: Mậu Long là: 21/40 người chiếm 60,0%, Ngọc Long là: 26/40 người chiếm 65,0%, Na Khê là: 28/40 người chiếm 70,0%, có 35/120 người được phỏng vấn cho rằng chất lượng rừng là không thay đổi chiếm

29,2% cụ thể tại các xã: Mậu Long là: 16/40 người chiếm 40,0%, Ngọc Long là: 10/40 người chiếm 25,0%, Na Khê 9/40 người chiếm 22,5% và chỉ có 7/120 người nhận xét là là chất lượng rừng kém hơn chiếm 5,8% cụ thể tại các xã: Ngọc Long là: 4/40 người chiếm 10,0%, Na Khê là 3/40 người chiếm 7,5%. Giá trị trung bình số người được phỏng vấn cho rằng biến động tài nguyên tăng lên là 13 người, giá trị trung bình số người được phỏng vấn cho rằng biến động tài nguyên kém hơn là 1,8 người. Thực tế cho thấy mô hình quản lý rừng cộng đồng đã có những hiệu quả rõ rệt như: số vụ vi phạm phát nương rẫy, khai thác lâm sản trái phép, săn bắt động vật rừng giảm đi rõ rệt.

3.1.2.5. Đánh giá công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Yên Minh

a) Những kết quảđạt được

Yên Minh là một Huyện vùng cao núi đá phía Bắc của tỉnh Hà Giang, có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, đặc biệt là có lợi thế về đất lâm nghiệp chiếm 69,6 % diện tích tự nhiên toàn huyện. Huyện ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở các xã, thị trấn đều rất quan tâm đến phát triển lâm nghiệp của huyện. Đã thành lập Ban chỉ đạo dự án trồng rừng cấp huyện và các Ban phát triển rừng cấp cơ sở. Trong thời gian vừa qua, công tác bảo vệ và phát triển rừng của Yên Minh đã đạt được một số kết quả như sau:

- Công tác quy hoạch: Năm 2012, Yên Minh đã hoàn thành quy hoạch và cắm mốc ranh giới phân 3 loại rừng với tổng diện tích đất lâm nghiệp là 53.618,2 ha, với cơ cấu: Rừng phòng hộ chiếm 66,3 %; rừng đặc dụng chiếm 5,2 % diện và rừng sản xuất: chiếm 28,1 %; ngoài 3 loại rừng chiếm 0,4 %. Sau một thời gian thực hiện quy hoạch, do nhu cầu sử dụng đất lâm nghiệp của người dân thay đổi dẫn đến tình trạng số liệu quản lý đất lâm nghiệp bị sai lệch, ranh giới đất lâm nghiệp chưa đúng với thực tế... Do đó, năm 2015, huyện Yên Minh đã thực hiện rà soát, điều chỉnh quy hoạch phân ba loại rừng. Kết quả, tổng diện tích đất lâm nghiệp sau rà soát là 54.867,9 ha, trong đó, diện tích rừng đặc dụng biến động từ 2.759,5 ha (trước điều chỉnh) tăng lên 2.835,4 ha (sau điều chỉnh); diện tích rừng phòng hộ biến động từ 35.550,4 ha (trước điều chỉnh) tăng lên 35.962,2 ha (sau điều chỉnh); Tổng diện tích rừng sản xuất biến động từ 15.104,3 ha (trước điều chỉnh) tăng lên 15.201,9 ha (sau điều chỉnh); diện tích ngoài 3 loại rừng biến động từ 204,0 ha (trước điều chỉnh) tăng lên 874,4 ha (sau điều chỉnh).

- Công tác giao rừng gắn với giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân: Từ khi thực hiện Luật Đất đai sửa đổi năm 2003 và Nghịđịnh 181/NĐ-CP, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã tổ chức giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức và hộ gia đình sử dụng lâu dài vào mục đích sản xuất lâm nghiệp. Sau khi được giao đất giao rừng, thì nhận thức của người dân về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã chuyển biến rõ rệt, không còn tình trạng coi rừng là của chung mà đã tập trung đầu tư bảo vệ và phát triển rừng trên diện tích đất được giao; các vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng giảm đi rõ rệt. Mặt khác việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp là cơ sở pháp lý quan trọng để các tổ chức, cá nhân có tăng cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng đểđầu tư cho phát triển rừng.

- Công tác bảo vệ rừng: Trong giai đoạn năm 2013-2017 đã khoán bảo vệ rừng tự nhiên là rừng phòng hộ, rừng sản xuất; rừng trồng là rừng phòng hộ và đặc dụng được 111.966,8 lượt ha.

- Công tác trồng rừng: Chủ yếu là trồng các giống cây lâm nghiệp bản địa như Thông 3 lá, Sa Mộc.

Kết quả: Từ năm 2013 - 2017 toàn huyện trồng được: 2.495,5 ha; Trong đó: Trồng rừng phòng hộ: 643,1 ha; trồng rừng sản xuất: 294,4 ha (trong đó trồng rừng sản xuất chủ yếu được hỗ trợ từ ngân sách là 294,4 ha); Trồng cây phân tán (quy diện tích): 1.558,0 ha.

- Công tác khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng: Yên Minh chủ yếu áp dụng biện pháp khoanh nuôi bảo vệ rừng. Kết quả, giai đoạn 2013-2017 diện tích khoanh nuôi toàn huyện được 7.860,0 ha, trong đó khoanh nuôi tái sinh tự nhiên được 7.860,0 ha, thành rừng 5.895,0 ha (đạt 75,0 %).

- Ngoài ra trong những năm qua thực hiện chương trình dự án bảo vệ và phát triển rừng, công tác quản lý, bảo vệ rừng cũng có những chuyển biến và đạt được những kết quả quan trọng khác như: Vai trò trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng của các ngành và chính quyền các cấp được nâng cao, các tổ chức xã hội đã có những nỗ lực tham gia vào công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng… Nhiều biện pháp cương quyết để bảo vệ rừng đã được tổ chức thực hiện như: Giải tỏa các tụ điểm phá rừng trái phép, ngăn chặn chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích khác, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng được thực hiện quyết liệt hơn qua đó rừng được quản lý bảo vệ và phát triển tốt hơn.

Công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng chưa được thực hiện đồng bộ, còn chậm tình trạng vi phạm lâm luật vẫn còn sảy ra và chưa được xử lý nghiêm minh. Trong việc trồng rừng chưa chú trọng đến các loại cây giống có giá trị kinh tế cao để phát triển rừng bền vững.

3.1.2.6. Phân tích SWOT cho công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Yên Minh

Để tìm hiểu rõ các ưu thế trong công tác quản lý, bảo vệ rừng tại huyện Yên Minh, tác giảđã tiến hành phỏng vấn cán bộ huyện, xã, thôn và hộ gia đình kết quả thu được trình bày theo Biểu sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện yên minh, tỉnh hà giang​ (Trang 55 - 58)