Các từ ngữ năm âm tiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền trong tiếng nùng (Trang 71 - 75)

STT Ví dụ Nghĩa

1 baư hồng bối quế ngủ lá đơn nước

2 cáng hồng bối quế ngủ lá đơn nước

3 chấp đỉu dú phả kha đau nhói gan bàn chân

4 chấp hu toỏng óc áy đau đầu nhức óc

5 chấp mí khay tha đảy đau không mở được mắt

6 héo hăn tằng dìn kheo gầy nổi gân xanh

7 khửn coỏng dú tha sla mọc lẹo ở mắt phải

8 khửn coỏng dú tha slại mọc lẹo ở mắt trái

9 mèng kèng nèo khảu tha bọ xít đái vào mắt

10 tắp slảy taư dả tooc gan nhiễm độc

11 tha quan noòn mí đảy mắt hõm vì ngủ không được

12 ti chấp lư oóc quảng vết thương lở

13 toọng pảng củn khỉ slot bụng ỏng đít beo

14 xưng cầu lo thư cẩu,... viêm nhiễm đường hô hấp,...

Từ ngữ năm âm tiết có thể xuất hiện ở các dạng sau:

Dạng 1: Từ ngữ năm âm tiết gồm 1 yếu tố chính (ký hiệu là C), một yếu tố bậc 1 (ký hiệu là P), yếu tố phụ bậc 1 gồm bốn yếu tố kết hợp với nhau ngẫu nhiên, không dựa theo quan hệ ngữ âm như từ láy cũng như quan hệ ngữ nghĩa như từ ghép. Có thể mô hình hóa mối quan hệ của các thành tố C, p1, p2, p3 và p4 bằng sơ đồ sau:

C P(p1 - p2 – p3 – p4

Ví dụ

baư hồng bối quế ngủ (lá – hồng bối quế ngủ = lá đơn nước)

Từ ngữ thuộc dạng này chiếm số lượng ít nhất trong nhóm từ ngữ năm âm tiết: 2 đơn vị, chiếm 0,3% trong tổng số từ ngữ tìm được.

Dạng 2: Từ ngữ năm âm tiết nhưng không thuộc dạng 1 mà có cấu tạo phức tạp hơn:

Động từ + Danh từ

Ví dụ:

chấp hu toỏng óc áy (đau đầu nhức óc = đau đầu nhức óc

tha quan noòn mí đảy (mắt sâu không ngủ được = mắt sâu vì ngủ không được

chấp đỉu dú phả kha (đau nóng ở gan bàn chân = đau nhói gan bàn chân

chấp mí khay tha đảy (đau không mở được = đau không mở được mắt

héo hăn tằng dìn kheo (gầy thấy gân xanh = gầy nổi gân xanh

khửn coỏng dú tha sla (mọc lẹo ở mắt phải = lên lẹo ở mắt phải

xưng cầu lo thư cẩu (viêm nhiễm đường thở = viêm nhiễm đường hô hấp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

...

Danh từ + Động từ Ví dụ:

mèng kèng nèo khảu tha (bọ xít đái vào mắt = bọ xít đái vào mắt)

tắp slảy taư dả tooc (gan nhiễm độc = gan nhiễm độc)

ti chấp lư oóc quảng (chỗ đau lan ra rộng = vết thương lở)

toọng pảng quẩn khỉ sláy (bụng to đít nhỏ = bụng ỏng đít beo)

...

Từ ngữ thuộc dạng này chiếm số lượng nhiều hơn dạng 1 trong nhóm từ ngữ năm âm tiết: 12 đơn vị, chiếm 1,6% trong tổng số từ ngữ tìm được.

Qua khảo sát, có thể thấy từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền trong tiếng Nùng hình thức khá phong phú và đa dạng: có thể là từ đơn âm tiết hoặc từ đa âm tiết (trong từ đa âm tiết lại gồm từ hai âm tiết, ba âm tiết, bốn âm tiết hoặc năm âm tiết). Tính chất phong phú này giúp chỉ rõ tên bệnh, tên thuốc với những khu biệt, cụ thể hóa loại bệnh hoặc chỉ ra thành phần của thuốc.

2.4. TIỂU KẾT

Để gọi tên bệnh tật và thuốc thang cổ truyền, trong tiếng Nùng đã có những từ ngữ với hình thức khá đa dạng.

Các từ ngữ đơn âm tiết chiếm số lượng nhỏ (20 đơn vị chiếm 2,7%), đây là những đơn vị từ vựng thường găp trong đời sống dân tộc Nùng. Từ những đơn vị cơ bản này, người Nùng đã tạo nên các đơn vị định danh phức bằng cách ghép chúng với những yếu tố phụ nghĩa đứng sau đó. Trên thực tế, các từ ngữ đa âm tiết chiếm số lượng lớn (725 đơn vị, chiếm 97,3%), so với đơn tiết. Từ ngữ đa âm tiết khá phong phú, bao gồm hai âm tiết, ba âm tiết, bốn âm tiết và năm âm tiết. Trong đó, từ ngữ ba âm tiết chiếm số lượng lớn hơn cả (362 đơn vị), từ ngữ có cấu tạo hai âm tiết chiếm số lượng tương đối lớn (230 đơn vị). Từ ngữ bốn âm tiết chiếm số lượng ít hơn (119 đơn vị). Cuối cùng là các từ ngữ năm âm tiết (14 đơn vị). Có thể thấy cách tạo nên các đơn vị định danh phức hai và ba âm tiết là cách người Nùng quen dùng, để gọi bệnh tật và thuốc thang trong đời sống.

Ngoài ra, trong từng nhóm nói trên, lại có thể nhận thấy các từ ngữ được cấu tạo theo các mô hình khác nhau, khá đa dạng. Những dạng khác nhau này ít nhiều cho thấy sự tỉ mỉ trong cách chẩn đoán bệnh và sự kĩ càng trong khi pha chế các bài thuốc của người Nùng.

CHƯƠNG 3

ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA CÁC TỪ NGỮ CHỈ BỆNH TẬT VÀ THUỐC THANG CỔ TRUYỀN TRONG TIẾNG NÙNG

3.1. KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN LOẠI

Kết quả khảo sát với 299 từ ngữ chỉ bệnh tật và 446 từ ngữ chỉ thuốc thang cổ truyền cho thấy các từ ngữ chỉ bệnh tật xuất hiện với mật độ không quá cao so với thuốc thang cổ truyền trong tiếng Nùng. Điều đó nói lên rằng một số bệnh tật có thể có nhiều phương thuốc chữa, và một phương thuốc có thể gồm nhiều vị thuốc. Các đợn vị từ có tần số cao hầu hết là các danh từ và danh ngữ; các động từ, tính từ và động ngữ, tính ngữ chiếm số lượng nhỏ. Các danh từ và danh ngữ chủ yếu là tên những loài thực vật vốn gần gũi và quen thuộc với cuộc sống của người Nùng. Những động từ, tính từ và động ngữ, tính ngữ chủ yếu chỉ triệu chứng, đặc điểm của mỗi loại bệnh và thuốc thang.

Luận văn này không đi sâu vào nghiên cứu bệnh tật cũng như thuốc thang cổ truyền ở phương diện Y học mà xem xét và nghiên cứu ở góc độ ngôn ngữ, “bệnh tật” và “thuốc thang cổ truyền” như một yếu tố của ngôn ngữ do đó dựa vào đặc điểm ngữ nghĩa có thể phân loại thành hai loại lớn:

-các từ ngữ chỉ bệnh tật, và:

- các từ ngữ chỉ thuốc thang cổ truyền.

Trong mỗi loại trên lại có thể phân thành các loại nhỏ hơn (tiểu loại).

Song song với các loại bệnh là các phương thuốc. Mỗi phương thuốc có những vị thuốc và công thức kết hợp khác nhau. Với 446 từ ngữ chỉ thuốc thang cổ truyền, có thể chia ra thành hai nhóm nhỏ hơn: từ ngữ chỉ thuốc chữa bệnh và từ ngữ chỉ thuốc bổ, như sẽ được trình bày cụ thể ở phần tiếp theo.

3.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ CHỈ BỆNH TẬT

3.2.1. Có thể hình dung sự phân loại nhỏ và số lượng từng tiểu loại các từ ngữ chỉ bệnh tật qua bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền trong tiếng nùng (Trang 71 - 75)