Thuốc thang cổ truyền hiện nay ở địa phương nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền trong tiếng nùng (Trang 57 - 58)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.2.3.Thuốc thang cổ truyền hiện nay ở địa phương nghiên cứu

1.2. Người Nùng và thuốc thang cổ truyền của người Nùng ở Việt Nam

1.2.3.Thuốc thang cổ truyền hiện nay ở địa phương nghiên cứu

Như đã nói ở trên, đối tượng nghiên cứu của luận văn được giới hạn ở khu vực người Nùng xã Tràng Phái, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. Cũng giống như người Nùng các vùng khác, ở đây thuốc không được coi là một nghề vì người làm thuốc không nhiều, cộng thêm thầy thuốc không đặt nặng vấn đề kinh tế khi chữa bệnh cho mọi người, nhiều khi chữa miễn phí, người bệnh sau khi khỏi có thể cảm ơn thầy thuốc bằng tấm lòng, tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện kinh tế của gia đình mình. Có khi, chỉ bằng cân gạo, con gà… Thậm chí, nhiều trường hợp sau khi chữa còn được thầy thuốc giúp đỡ, cưu mang. Có nhiều bệnh nhân, sau khi chữa khỏi những căn bệnh nan y lại xin được nhận thầy thuốc làm cha mẹ nuôi của mình. Ngoài chữa bệnh miễn phí, thầy thuốc nơi đây còn phổ biến những bài thuốc đơn giản để đồng bào có thể tự chủ động phòng tránh và chữa các bệnh thông thường cho mình và người thân.

Hầu hết, mọi dược liệu được lựa chọn tạo trong các phương thuốc ở đây cũng đều xuất phát từ thức ăn và cỏ cây trên rừng. Những món ăn, thức ăn dân dã có mặt hằng ngày trong mỗi bữa ăn đều là dược liệu để chế tạo thuốc. Bên cạnh đó, các loài hoa, con vật thuần dưỡng cũng được coi là nguyên liệu làm nên phương thuốc quý. Có những phương thuốc phổ biến, đại chúng và được nhiều người biết đến nhưng cũng có những phương thuốc đặc biệt, chỉ một vài

người biết công thức, chỉ họ mới sử dụng được nhưng lại vô cùng đặc biệt, đem lại hiệu quả bất ngờ trong thời gian ngắn. Dù là thuốc bổ, thuốc điều trị bệnh đến thuốc cấp cứu người bệnh ngay tức thời đều được người dân chú ý lưu truyền và phát triển để nó đến gần hơn và dễ dàng sử dụng hơn với người bệnh.

Theo ghi nhận, ở địa phương đang nghiên cứu cũng có số lượng lớn các bài thuốc, các phương thuốc chữa được các bệnh, từ ngoài da đến xương khớp, lục phủ ngũ tạng… Tuy nhiên, sự khác biệt có lẽ là ở cách gọi tên, thành phần và tỉ lệ dược liệu để tạo thành một bài thuốc chữa bệnh so với các vùng và các dân tộc khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền trong tiếng nùng (Trang 57 - 58)