Từ ngữ chỉ thuốc chữa các bệnh sinh sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền trong tiếng nùng (Trang 86)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.1.6. Từ ngữ chỉ thuốc chữa các bệnh sinh sản

Theo khảo sát, các bệnh về đường sinh sản về cơ bản không gây ra những nguy hiểm đến tính mạng, rất ít khi nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và đặc biệt là đối với người phụ nữ. Tuy nhiên

ở địa phương đang khảo sát có nhiều vị thuốc là khắc tinh đối với bệnh này. Đa

số các vị thuốc này mọc trên rừng núi và quanh vườn nhà, không quá khó để tìm kiếm, nhiều cây trở nên quen thuộc trong đời sống của người dân nơi đây.

Có thể kể đến tên các vị thuốc:

baư càng lượt (lá – cằm – máu = lá huyết dụ)

baư mjàu (lá – trầu = lá trầu)

baư phjắc van rườn (lá – rau – ngọt – nhà = lá rau ngót)

baư quế (lá – quế = lá quế)

baư xà (lá – chè = lá chè)

cáng co pán (cành – cây – gai = cành gai)

khinh (gừng = gừng)

lợi mè (lợi – vợ = ích mẫu)

nhả đeng (cỏ - đỏ = ngải đỏ)

nhả khao (cỏ - trắng = ngải trắng)

nhả ngài (cỏ - dễ = ngải cứu)

sâm mạc cần (sâm – hình – người = sâm hình người)

Các từ ngữ chỉ phương thuốc chữa các bệnh về sinh sản là 57 đơn vị, chiếm 12,8% trong tổng số các từ ngữ chỉ thuốc thang tìm được.

3.3.1.7. Từ ngữ chỉ thuốc chữa rắn cắn, ong đốt…

Do đặc điểm cư trú sống chủ yếu gần rừng núi nên những tai nạn như rắn rết cắn, ong đốt… khá phổ biến. Nhiều thôn bản địa hình xa xôi, xa trung tâm, đi lại khó khăn nên buộc người dân nơi đây phải tìm cách “sống chung với lũ” khi những tai nạn rắn rết cắn, ong đốt ghé thăm thường xuyên. Ngoài cách kiểm tra kĩ lưỡng nơi sinh hoạt thì việc tìm ra phương thuốc hữu hiệu để cấp cứu tai nạn ngay tại chỗ là việc cần thiết. Từ thực tế cuộc sống còn khó khăn và buộc phải tự phòng vệ bản thân nên người dân nơi đây có những bài thuốc rất hiệu nghiệm.

Trong những bài thuốc đó có sử dụng nhiều vị thuốc có tên gọi như:

baư khỉ bẻ (lá – cứt – dê = lá cứt dê)

baư khỉ mu (lá – cứt –lợn = lá cứt lợn)

baư phjắc liếp đông (lá – rau – liếp – rừng = lá bồ công anh)

baư slam véng (lá – ba – chẽ = lá ba chẽ)

khau cườm (dây – cườm = cam thảo)

lạc phjắc pát (rễ - rau – bát = rễ lá lốt)

lảu (rượu = rượu)

mác chác (quả - hồi = hoa hồi)

mác chanh (quả - chanh = quả chanh)

mằn củi (khoai – chuối = củ chuối)

tu đưn (con – giun = con giun)

tu lựt (con – rệp = con rệp)

...

Các từ ngữ chỉ phương thuốc chữa các bệnh về sinh sản là 49 đơn vị, chiếm 10,9% trong tổng số các từ ngữ chỉ thuốc thang tìm được.

3.3.2. Từ ngữ chỉ thuốc bổ

3.3.2.1. Từ ngữ chỉ thuốc bổ cho trẻ em và người già

không được tốt, chỉ cần một vị thuốc nhỏ không phù hợp với cơ địa hoặc thể trạng cũng có thể gây ra những biến chứng khó lường. Ở địa phương khảo sát, có một vài vị thuốc nằm trong phương thuốc bổ dành cho trẻ em và người già. Cũng tương tự như một vài vị thuốc nằm trong phương thuốc lục phủ, thuốc bổ cho trẻ em và người già ngoài thực vật còn có một số vị có nguồn động vật như: cao lình (cao khỉ), cao slư (cao hổ), đúc slư (xương hổ), mừ mi (tay gấu)...

Có thể kể đến tên các vị thuốc như:

baư hồng phja (lá – hồng – núi = lá hồng rừng)

baư mác xáy (lá – quả - trứng = lá mướp đắng)

baư phjắc van phja (lá – rau – ngọt – núi = lá rau ngót rừng)

bjoóc cúc (hoa – cúc = hoa cúc)

cao lình (cao – khỉ = cao khỉ)

cao slư (cao – hổ = cao hổ)

đúc slư (xương – hổ = xương hổ)

mác pùng slung (quả - nóng – cao = quả đu đủ)

xáy cáy (trứng – gà = trứng gà)

mèng thưưng (muỗi - đường = mật ong)

nục cu (chim – cu = chim bồ câu)

...

Các từ ngữ chỉ phương thuốc bổ cho trẻ em và người già là 60 đơn vị, chiếm 13,5% trong tổng số các từ ngữ chỉ thuốc thang tìm được.

3.3.2.2. Từ ngữ chỉ thuốc bổ cho người ốm và sau khi ốm

Người ốm và sau ốm là đối tượng cần được quan tâm đặc biệt, cần được chăm sóc và bồi bổ những loại thực phẩm cũng như các vị thuốc để hồi phục sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, nâng cao dẻo dai và phòng ngừa bệnh tật. Khảo sát thực tế cho thấy ở địa phương có khá nhiều cây thuốc và vị thuốc dành cho đối tượng này từ những cây dùng làm rau xanh hàng ngày và các loại cây mọc trên rừng.

Có thể kể đến tên các vị thuốc:

baư phjắc van rườn (lá – rau – ngọt – nhà = lá rau ngót)

bjoóc cúc (hoa – cúc = hoa cúc)

cao lình (cao – khỉ = cao khỉ)

mác mòi (quả - mơ = quả mơ)

mèng thưưng (muỗi - đường = mật ong)

mừ mi (tay – gấu = tay gấu)

nhả đeng (cỏ - đỏ = ngải đỏ)

nhả khao (cỏ - trắng = ngải trắng)

nhả ngài (cỏ - dễ = ngải cứu)

phjắc xèn (rau – tiền = rau má)

pước trầm (vỏ - trầm = vỏ trầm)

thú kheo (đỗ - xanh = đỗ xanh)

Các từ ngữ chỉ phương thuốc bổ cho người ốm và sau ốm là 42 đơn vị, chiếm 9,4% trong tổng số các từ ngữ chỉ thuốc thang tìm được.

3.3.2.3. Từ ngữ chỉ thuốc bổ cho phụ nữ sau sinh

Phụ nữ sau sinh thường mất khá nhiều sức lực do đó cần có chế độ chăm sóc đặc biệt để hồi phục sức khỏe cũng như nuôi con tốt hơn. Thuốc bổ cho phụ nữ sau sinh bao gồm các vị thuốc có nguồn gốc thực vật và động vật, có thể mọc quanh nhà hoặc trên rừng núi nhưng đặc biệt tốt cho sản phụ, có tác dụng lành vết thương, thanh nhiệt, tiêu viêm, lọc máu và kích thích ăn ngon ngủ tốt.

Các phương thuốc bổ cho phụ nữ sau sinh gồm các vị thuốc có tên gọi:

baư chạ khảu cắm (lá – cây – gạo – tím = lá dạ cẩm dại)

baư mjàu (lá – trầu = lá trầu)

baư phjắc van rườn (lá – rau – ngọt – nhà = lá rau ngót)

baư xà (lá – chè = lá chè)

khảu nu (gạo – chuột = gạo nếp)

lợi mè (lợi – vợ = ích mẫu)

mác cấc (quả - gấc = quả gấc)

nầm tó tàu (sữa – ong – cả = sữa ong chúa)

nhả đeng (cỏ - đỏ = ngải đỏ)

nhả khao (cỏ - trắng = ngải trắng)

nhả ngài (cỏ - dễ = ngải cứu)

pja chép (cá – chép = cá chép)

Các từ ngữ chỉ phương thuốc bổ cho phụ nữ sau sinh là 37 đơn vị, chiếm 8,3% trong tổng số các từ ngữ chỉ thuốc thang tìm được.

3.3.2.4. Từ ngữ chỉ thuốc bổ tăng cường sức khỏe, nhan sắc

Qua tìm hiểu, phương châm xưa kia của người dân nơi đây chỉ cần “ăn chắc mặc bền” còn ngày nay, cùng sự phát triển của khoa học kĩ thuật, luồng tri thức mới đã đi vào tận từng thôn bản, đồng bào lao động sản xuất mục đích không phải chỉ đủ ăn đủ mặc mà còn xây dựng, phát triển kinh tế và nông thôn mới. Do đó, phương châm “ăn ngon mặc đẹp” đã được con người đề cao. Song song với nó, đồng bào cũng nhận thấy một số vị thuốc có thể giúp mình tăng cường sức khỏe và nhan sắc.

Có thể kể đến tên các vị thuốc:

baư giải độc (lá – giải độc = lá giải độc)

baư mác pục (lá – quả - bưởi = lá bưởi)

baư mác tào (lá – quả - đào = lá đào)

baư moọn (lá – dâu = lá dâu tằm)

baư xà (lá – chè = lá chè)

bjoóc cúc (hoa – cúc = hoa cúc)

bjoóc hồng (hoa – hồng = hoa hồng)

dù ngà (dầu – vừng = dầu vừng)

khinh đeng (gừng – đỏ = nghệ vàng)

lào tang (mỡ - trăn = mỡ trăn)

phjắc hom (rau – thơm = rau mùi)

pước mác cam (vỏ - quả - cam = vỏ cam)

pước mác chỉ (vỏ - quả - quýt = vỏ quýt)

...

Các từ ngữ chỉ phương thuốc bổ cho phụ nữ sau sinh la 48 đơn vị, chiếm 10,7%trong tổng số các từ ngữ chỉ thuốc thang tìm được.

Qua thống kê khảo sát, có thể hình dung từ ngữ được phân thành các nhóm ở trên theo bảng sau:

Bảng 3.2: Từ ngữ chỉ thuốc thang cổ truyền trong tiếng Nùng xét về ngữ nghĩa

Từ ngữ chỉ thuốc thang cổ truyền Số lượng Tỉ lệ % Từ ngữ chỉ thuốc chữa các bệnh ngũ tạng 174 19,5 Từ ngữ chỉ thuốc chữa các bệnh xương khớp 137 15,3 Từ ngữ chỉ thuốc chữa các bệnh ngũ quan,

ngoài da, giải nhiệt

135 15,1

Từ ngữ chỉ thuốc chữa các bệnh lục phủ 86 9,6 Từ ngữ chỉ thuốc chữa các bệnh tâm thần,

thần kinh

68 15

Từ ngữ chỉ thuốc chữa các bệnh sinh sản 57 6,4 Các từ ngữ

chỉ thuốc chữa bệnh

Từ ngữ chỉ thuốc chữa rắn cắn, ong đốt… 49 5,5 Từ ngữ chỉ thuốc bổ cho trẻ em và người già 60 6,7 Từ ngữ chỉ thuốc bổ tăng cường sức khỏe,

nhan sắc

48 5,4

Từ ngữ chỉ thuốc bổ cho người ốm và sau khi ốm

42 4,7 Các từ ngữ

chỉ thuốc bổ

Từ ngữ chỉ thuốc bổ cho phụ nữ sau sinh 37 8,3

Nhiều nhà nghiên cứu cấp cao về cây thuốc nam nhận định “người Việt Nam ra ngõ gặp thuốc”. Không thể phủ nhận sự đa dạng, phong phú của các cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, dân gian có câu nước ta “rừng vàng, biển bạc” cũng vì lí do đó. Qua điền dã, kết quả thu được 446 từ ngữ chỉ thuốc thang cổ truyền, thống kê khảo sát cho thấy với 446 từ ngữ nhưng có đến 893 lượt xuất hiện. Có thể nói, thuốc thang cổ truyền của dân tộc Nùng khá đa dạng, phong phú. Mỗi phương thuốc có từng vị thuốc không giống nhau tuy nhiên, bản thân một vị thuốc có thể chữa được nhiều loại bệnh khác nhau. Do đó, vị thuốc ở một phương thuốc này cũng có thể bắt gặp ở trong nhiều phương thuốc khác, chỉ cần tỉ lệ và cách kết hợp các vị thuốc không giống nhau đã có thể tạo thành các phương thuốc hữu hiệu có công dụng chữa bệnh khác nhau. Đây là điều khá thú vị có thể nhận thấy được sau khi tiến hành khảo sát lớp từ ngữ này. Có thể thấy một số từ ngữ chỉ vị thuốc trong tiếng Nùng xuất hiện với tần suất cao qua bảng sau:

Bảng 3.3: Các từ ngữ chỉ vị thuốc trong tiếng Nùng xuất hiện với tần suất cao

STT Từ ngữ chỉ vị thuốc trong tiếng Nùng

Nghĩa Số lần xuất hiện Tỉ lệ

1 nhả khao ngải trắng 8 0,9%

2 baư xà lá chè 6 0,7%

3 nhả ngài ngải cứu 6 0,7%

4 baư bại trận lá răng cưa 5 0,6%

5 bjoóc bại trận hoa răng cưa 5 0,6%

6 cáng nạn kép cành xạ hương 5 0,6% 7 muối 5 0,6% 8 khinh gừng 5 0,6% 9 nhả đeng ngải đỏ 5 0,6% 10 thúa páp đèng,… đậu ván đỏ,… 5 0,6% Tổng số 893 100%

Nhận xét:

Xét về mặt ngữ nghĩa, số lượng các kiểu loại từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền khá đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, số lượng lớn là từ ngữ các vị thuốc mọc trên rừng, có một số vị thuốc quanh vườn nhà, thậm chí có những vị thuốc là động vật, côn trùng. Có thể lí giải một cách đơn giản vì cuộc sống quanh năm với núi rừng giúp người dân quen thuộc với từng gốc cây ngọn cỏ, hiểu rõ từng công dụng của mỗi loài cây, thậm chí biết biết lợi dụng để “lấy độc trị độc”. Ngoài ra, người dân còn biết lựa chọn các vị thuốc có nguồn gốc từ thức ăn, không những cung cấp những dưỡng chất thiết yếu mà còn trở thành một vị thuốc hữu hiệu. Một điều cần được lưu truyền và phát triển là trong quá trình tương tác với tự nhiên (chủ yếu là núi rừng) con người nơi đây đã phát hiện và nâng tầm những loài cây ngọn cỏ dường như vốn bình thường lên thành những vị thuốc quí.

Ngoài những vị thuốc có nguồn gốc từ thảo dược, trong phương thuốc cổ truyền dân tộc Nùng còn có những vị thuốc từ động vật quý hiếm như: cao lình

(cao khỉ), cao slư (cao hổ), đúc slư (xương hổ), mừ mi (tay gấu)… Theo kinh nghiệm cổ truyền đây là những vị thuốc quý hiếm, là vị thuốc chính trong nhiều phương thuốc (tuy nhiên đây là những động vật quý hiếm, cần được bảo tồn và phát triển để đảm bảo hệ sinh thái tự nhiên được cân bằng. Thiết nghĩ cần phải có công tác tuyên truyền hiệu quả hơn nữa tới từng thôn bản để thay đổi cách nhìn nhận của người dân nơi đây về vấn đề này).

3.4. TIỂU KẾT

Qua việc tìm hiểu từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền trong tiếng Nùng về mặt ngữ nghĩa, bước đầu có thể rút ra một vài nhận xét sau:

Các từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền trong tiếng Nùng có thể được chia thành hai lớp: từ ngữ chỉ bệnh tật và từ ngữ chỉ thuốc thang. Trong từng lớp lại chia thành từng nhóm từ ngữ nhỏ với số lượng khác nhau. Cụ thể là:

Trong số các từ ngữ chỉ bệnh tật, nhóm từ ngữ chỉ bệnh phần mềm chiếm con số cao hơn cả (100 đơn vị) sau đó là từ ngữ chỉ các bệnh về ngũ quan (49

đơn vị); các từ ngữ chỉ các bệnh về xương khớp có số lượng bằng từ ngữ chỉ các bệnh về ngũ quan (49 đơn vị); các từ ngữ chỉ các bệnh còn lại chiếm số lượng ít hơn như: từ ngữ chỉ các bệnh về lục phủ (43 đơn vị), từ ngữ chỉ các bệnh về ngũ tạng (30 đơn vị), từ ngữ chỉ các bệnh về thần kinh (28 đơn vị). Điều đó phần nào cho thấy quan niệm xét về phương diện dân gian và thực tế quan tâm của các thầy thuốc người Nùng.

Có thể thấy, từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền trong tiếng Nùng khá đa dạng và phong phú. Các từ ngữ chỉ bệnh tật được chia thành từng nhóm bệnh cụ thể, rõ ràng và tương ứng với chúng là các phương thuốc đi kèm. Ngoài những phương thuốc chữa bệnh còn có các phương thuốc bổ. Trong lớp từ ngữ chỉ thuốc thang cổ truyền, các từ ngữ chỉ thuốc chữa các bệnh về ngũ tạng chiếm số lượng vượt trội (174 đơn vị); từ ngữ chiếm số lượng khá lớn trong lớp từ này, chỉ sau từ ngữ chỉ thuốc chữa các bệnh về ngũ tạng là từ ngữ chỉ thuốc chữa các bệnh về xương khớp (137 đơn vị) và từ ngữ chỉ thuốc chữa các bệnh về ngũ quan, ngoài da, giải nhiệt (135 đơn vị). Nhóm từ ngữ chỉ các loại thuốc còn lại chiếm số lượng nhỏ hơn như: từ ngữ chỉ thuốc chữa các bệnh về lục phủ (86 đơn vị), từ ngữ chỉ các bệnh về tâm thần, thần kinh (68 đơn vị), từ ngữ chỉ chỉ thuốc bổ cho trẻ em và người gia (60 đơn vị từ), từ ngữ chỉ thuốc chữa các bệnh về sinh sản (57 đơn vị), từ ngữ chỉ thuốc chữa các tai nạn rắn cắn, ong đốt… (49 đơn vị), từ ngữ chỉ thuốc tăng cường sức khỏe, nhan sắc (48 đơn vị), từ ngữ chỉ thuốc bổ cho người ốm và sau ốm (42 đơn vị), từ ngữ chỉ thuốc bổ cho phụ nữ sau sinh (37 đơn vị từ)… Điều đó phần nào cho thấy khả năng thực tế của các thầy thuốc dân gian người Nùng.

KẾT LUẬN

1. Trước khi đi vào tìm hiểu đặc điểm hình thức và ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền, đã được xác định là một số vấn đề lí thuyết, một số khái niệm và quan niệm có liên quan đến đề tài, như: từ, ngữ, nghĩa, trường nghĩa, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, bệnh tật và thuốc thang cổ truyền… Đồng thời, những tri thức tối thiểu về người Nùng và thuốc thang cổ truyền của người Nùng (ở Việt Nam và địa phương đang nghiên cứu: xã Tràng Phái, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.), tiếng Nùng (nguồn gốc, đặc điểm loại hình, chữ viết…) cũng đã được chú ý giới thiệu khái quát. Có thể thấy: Muốn tìm hiểu văn hóa của một tộc người, không thể không quan tâm đến vấn đề ngôn ngữ, hay nói cách khác, qua ngôn ngữ sẽ hiểu được phần nào văn hóa của cộng đồng đó. Điều này rất đúng với trường hợp cộng đồng Nùng và tiếng Nùng.

Người Nùng có nhiều nét độc đáo trong vốn văn hóa cổ truyền, trong đó làm thuốc có thể xem là một nghề quan trọng (dù người Nùng không xem đây là một nghề chính thống). Cách làm thuốc thang đã góp phần tạo nên nét đặc sắc trong văn hóa Nùng cũng như mang lại những đóng góp vào lĩnh vực Y học nước nhà, vừa mang ích lợi thực tế trong đời sống vừa có giá trị nhân văn sâu sắc. Một phần những vốn tri thức dân gian quý báu này hiện đang được lưu giữ trong tiếng Nùng và được kế tục ở các thế hệ sau, chủ yếu dưới dạng truyền khẩu.

2. Để gọi tên bệnh tật và thuốc thang cổ truyền, trong tiếng Nùng đã có những từ ngữ với hình thức khác nhau khá đa dạng.

Các từ ngữ đơn âm tiết chiếm số lượng nhỏ (20 đơn vị chiếm 2,7%). Từ những đơn vị cơ bản này, người Nùng đã tạo nên các đơn vị định danh phức bằng cách ghép chúng với những yếu tố phụ nghĩa đứng sau đó. Trên thực tế, các từ ngữ đa âm tiết chiếm số lượng lớn (725 đơn vị, chiếm 97,3%), so với đơn tiết. Loại đa âm tiết này khá phong phú, bao gồm hai âm tiết, ba âm tiết,

bốn âm tiết và năm âm tiết. Trong đó, từ ngữ ba âm tiết chiếm số lượng lớn hơn cả (362 đơn vị), từ ngữ có cấu tạo hai âm tiết chiếm số lượng tương đối lớn (230 đơn vị). Từ ngữ bốn âm tiết chiếm số lượng ít hơn (119 đơn vị). Cuối cùng là các từ ngữ năm âm tiết (14 đơn vị). Có thể thấy việc tạo nên các đơn vị định danh phức hai và ba âm tiết là cách người Nùng đã thường dùng, để gọi các loại bệnh tật và thuốc thang trong đời sống.

Ngoài ra, trong từng nhóm khác biệt theo số lượng âm tiết, lại có thể nhận thấy các từ ngữ được tạo nên theo các mô hình khác nhau, khá đa dạng, nhưng chủ yếu theo chính phụ (yếu tố đứng sau phụ nghĩ cho yếu tố đứng trước). Những dạng khác nhau này ít nhiều cho thấy sự tỉ mỉ trong cách chẩn đoán bệnh và sự kĩ càng trong khi pha chế các bài thuốc của người Nùng.

3. Qua việc tìm hiểu từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền trong tiếng Nùng về mặt ngữ nghĩa, bước đầu rút ra được một vài nhận xét sau:

Các từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền trong tiếng Nùng được chia thành hai lớp: từ ngữ chỉ bệnh tật và từ ngữ chỉ thuốc thang. Trong từng lớp lại chia thành từng nhóm nhỏ với số lượng khác nhau. Cụ thể là:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền trong tiếng nùng (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)