Ngôn ngữ và văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền trong tiếng nùng (Trang 44 - 46)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Một số khái niệm chung về ngôn ngữ học và văn hóa học

1.1.3.2. Ngôn ngữ và văn hóa

Ngôn ngữ vừa là một thành tố văn hoá, vừa là phương tiện để phản ánh, lưu giữ và phát triển nhiều thành tố văn hoá khác

Đó là ta đang bàn tới mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá. Khi bàn về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá, tác giả Nguyễn Văn Chiến trong cuốn

Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hoá Việt đã đưa ra “ba định đề cơ bản nghiên

cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá” như sau:

Thứ nhất: Ta nói ngôn ngữ bình đẳng với văn hoá hay độc lập với văn hoá bởi vì cả hai đều là sản phẩm của con người lao động có tư duy (Homo

Sapiens). Đó là những hiện tượng nhân loại (human phenomena). Thế nhưng ngôn ngữ lại chính là sản phẩm văn hoá của nhân loại giống như tất cả những sản phẩm văn hoá khác…Ngôn ngữ, nói cho chính xác, là một hiện tượng văn hoá, nằn trong văn hoá. Văn hoá có ngoại diên lớn, trong khí đó ngôn ngữ có ngoại diên hẹp hơn, nhưng có những đặc tính nội hàm rộng lớn hơn. Mối quan hệ giữa văn hoá và ngôn ngữ là mối quan hệ bao nhau. Giữa chúng có những chỗ khác nhau, giao nhau và giống nhau.

Thứ hai: Ngôn ngữ là một hiện tượng văn hoá, thuộc phạm trù văn hoá, cho nên tất cả những gì là đặc tính, thuộc tính của văn hoá cũng đều tương tự như là đặc tính, thuộc tính của ngôn ngữ và được ẩn chứa trong ngôn ngữ.

Thứ ba: Khác với mọi hiện tượng văn hoá khác, ngôn ngữ là một hiện

tượng văn hoá đặc thù, do chỗ:

1. Ngôn ngữ là một sản phẩm văn hoá nhưng lại đồng thời là phương tiện ghi nhận các hiện tượng văn hoá khác; là chỗ bảo lưu lâu dài các sự kiện văn hoá; là công cụ thể hiện các đặc trưng văn hoá cộng đồng;

2. Với chức năng của mình là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người, ngôn ngữ trong hoạt động hành chức luôn luôn phải chịu sự chi phối

của hàng loạt các quy tắc giao tiếp văn hoá cộng đồng [16, tr.50 - 53].

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài về “Từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc

thang cổ truyền trong tiếng Nùng”, xin chú ý đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ

và văn hoá ở các phương diện sau:

- Tên các từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền trong tiếng Nùng phần nào thể hiện nếp sống, sinh hoạt và văn hóa con người Nùng ở Lạng Sơn.

- Cách gọi tên bệnh, thuốc thang cổ truyền mang đậm dấu ấn riêng của người dân tộc Nùng và vùng đất nơi đây.

- Một số phương thuốc còn thể hiện trình độ nhận thức của người Nùng nơi đây.

Các nhà nghiên cứu đều cho rằng ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ gắn bó mật thiết, hữu cơ với nhau, chúng tác động lẫn nhau. Ngôn ngữ là cơ sở,

nền tảng của văn hóa. Văn hóa dân tộc không tồn tại ngoài ngôn ngữ. Trong cuốn “Tiến tới xác lập vốn từ vưng văn hóa Việt”, tác giả Nguyễn Văn Chiến cho rằng: “Ngôn ngữ lại chính là sản phẩm văn hóa của nhân loại giống như tất cả những sản phẩm khác… Ngôn ngữ, nói một cách chính xác, là một hiện tượng văn hóa, nằm trong văn hóa. Văn hóa có ngoại diên lớn, trong khi đó ngôn ngữ có ngoại diên hẹp hơn, nhưng có những đặc tính nội hàm rộng lớn hơn. Mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ là mối quan hệ bao nhau. Giữa chúng có những chỗ khác nhau, giao nhau và giống nhau” [16, tr.51].

Do ngôn ngữ là một hiện tượng văn hóa, thuộc phạm trù văn hóa, cho nên tất cả những gì là đặc tính, thuộc tính của văn hóa cũng đều tương tự như là đặc tính thuộc tính của ngôn ngữ và được ẩn chứa trong ngôn ngữ. Mọi cấu trúc phân tích các đơn vị phạm trù của ngôn ngữ. Nói một cách khác, các sự kiện ngôn ngữ đều đẳng cấu với các sự kiện văn hóa. Khác với sự kiện văn hóa khác, ngôn ngữ là một hiện tượng văn hóa đặc thù, bởi: Ngôn ngữ là một sản phẩm văn hóa nhưng lại đồng thời là phương tiên ghi nhận các hiện tượng văn hóa khác, là chỗ lưu lâu dài các sự kiện văn hóa; là công cụ thể hiện các đặc trưng văn hóa cộng đồng. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người. Trong hoạt động hành chức, ngôn ngữ luôn phải chịu sự chi phối của hàng loạt các quy tắc giao tiếp văn hóa cộng đồng.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, mỗi ngôn ngữ, tự thân, đều là sản phẩm văn hóa cộng đồng. Mỗi một dân tộc đều có sản phẩm văn hóa trong đời sống. Không những vậy, các dân tộc đều có cách nhìn nhận và thể hiện riêng. Do vậy có thể hiểu ngôn ngữ là tinh thần văn hóa dân tộc. Từ đó, qua việc tìm hiểu một ngôn ngữ ta có thể thấy được những nét văn hóa riêng của dân tộc đó. Việc tìm hiểu “Từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền trong tiếng Nùng” của chúng tôi cũng có phần hướng tới mục đích đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền trong tiếng nùng (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)