0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Bệnh tật và thuốc thang cổ truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TỪ NGỮ CHỈ BỆNH TẬT VÀ THUỐC THANG CỔ TRUYỀN TRONG TIẾNG NÙNG (Trang 46 -46 )

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Một số khái niệm chung về ngôn ngữ học và văn hóa học

1.1.4. Bệnh tật và thuốc thang cổ truyền

1.1.4.1. Bệnh tật

Theo Từ điển tiếng Việt, “bệnh là trạng thái cơ thể hoặc bộ phận cơ thể

Bệnh có thể gặp ở người, động vật hay thực vật. Có nhiều nguyên nhân sinh ra bệnh nhưng có thể chia thành ba loại chính như sau:

- Bệnh do bản thân cơ thể sinh vật có khuyết tật như di truyền, bẩm sinh hay rối loạn sinh lí.

- Bệnh do hoàn cảnh sống của sinh vật khắc nghiệt như quá lạnh, quá nóng, bị ngộ độc, không đủ chất dinh dưỡng.

- Bệnh do sinh vật khác kí sinh.

Trong Y học cổ truyền, nguyên nhân gây ra bệnh là do sự “mất cân bằng âm dương”. Các nguyên nhân gây ra bệnh gồm mấy loại sau:

- Hoàn cảnh thiên nhiên (khí hậu, địa lý) ảnh hưởng đến con người qua sáu thứ khí: phong, hàn, thấp, táo, hảo là nguyên nhân gây bệnh bên ngoài.

- Hoàn cảnh xã hội gây ra những rối loạn về tâm lý xã hội qua bảy thứ tình chí: vui, giận, buồn, lo, nghĩ, kinh, sợ là nguyên nhân gây bệnh bên trong.

- Các nguyên nhân khác: đàm ẩm, ứ huyết, ăn uống, lao động, sang chấn… Như vậy, bệnh tật, ốm đau, phát bệnh… là những từ đôi khi được dùng thay thế lẫn nhau để nói về tình trạng mất cân bằng, không bình thường của cơ thể.

1.1.4.2. Thuốc thang cổ truyền

Theo Từ điển tiếng Việt, “thuốc là chất được chế biến dùng để phòng hoặc chữa bệnh”, còn “cổ truyền” để chỉ những gì “từ xưa truyền lại, vốn có từ xưa” [44], ví dụ: nhạc cổ truyền, tổ chức lễ cưới theo phong tục cổ truyền

Thuốc thang là khái niệm chung. Phương thuốc (còn gọi là “thang thuốc”, “bài thuốc”) là những bài thuốc chữa các bệnh cụ thể. Vị thuốc là các loại dược liệu dùng trong từng phương thuốc cụ thể.

Như vậy thì có thể đưa ra một quan niệm chung về “thuốc thang cổ truyền” như sau: Thuốc thang cổ truyền là những phương thuốc, những vị thuốc có nguồn gốc từ động vật, thực vật hay khoáng vật dùng để chữa bệnh, cải thiện sức khỏe, kéo dài tuổi thọ con người, có tự xa xưa, được con người tiếp thu, kế thừa và phát triển.

Các phương thuốc cổ truyền là vốn kinh nghiệm quý báu của hàng nghìn thế hệ đã trải nghiệm, tích lũy và lưu truyền lại đến ngày nay.

Quy trình xác định một phương thuốc, một vị thuốc được thực hiện nghiêm ngặt theo một số nguyên tắc nhất định, chẳng hạn các vị thuốc đưa vào cơ thể phải có thuộc tính thức ăn. Phần lớn, dược liệu được Y cổ truyền lựa chọn tạo ra thuốc đều xuất phát từ thức ăn hoặc uống được. Có thể nói, những món ăn dân dã, có mặt hằng ngày trong mỗi bữa ăn đều là dược liệu để chế tạo thành thuốc. Ngoài ra, còn rất nhiều loài hoa được Y cổ truyền coi là vị thuốc quý, những con vật được thuần dưỡng từ động vật hoang dã để làm thức ăn cũng được tuyển chọn để làm dược liệu chế biến thuốc.

Ngoài thức ăn còn phải kể đến số lượng lớn các loại cỏ cây mà các loài vật thường ăn cũng được phát hiện là những nguyên liệu chế biến thuốc chữa các bệnh nan y mà đôi khi Tây y không biết đến. Có vô số các loại côn trùng có mặt trong dược điển của Y cổ truyền. Nguồn dược liệu để chế biến thành thuốc chữa bệnh gần như là vô tận trong kho tàng việt dược nước ta.

Một phương thuốc có thể gồm một hoặc nhiều vị. Ví dụ bài độc ẩm thang chỉ có một vị là nhân sâm, bài thuốc chữa viêm gan chỉ có một vị nhân trần… Những bài thuốc Đông y đều do thầy thuốc hoặc nhân dân dựa theo kinh nghiệm chữa bệnh ghi lại nên cùng một bệnh ở những nơi khác nhau có bài thuốc khác nhau. Thông thường, một phương thuốc Đông y gồm 3 phần chính:

- Thuốc chính (chủ dược): là vị thuốc chính nhằm chữa bệnh. - Thuốc hỗ trợ: để tăng thêm tác dụng của vị thuốc chính.

- Thuốc tùy chứng gia thêm (tá dược): để giải quyết những tác dụng phụ của thuốc.

Ngoài 3 phần chính trên, còn một số vị thuốc được gọi là “dược sứ” để giúp dẫn thuốc vào nơi bị bệnh hoặc các vị thuốc để điều hòa các vị thuốc khác như: cam thảo, gừng tươi, đại táo…

Việc phối hợp các vị thuốc trong một phương thuốc như thế nào để phát huy tác dụng tốt nhất theo ý muốn, được xem là “bí quyết” của thầy thuốc.

Chẳng thế mà cùng một liệu ấy nhưng có nơi được coi là thuốc hay, thuốc tốt, có nơi thuốc lại không phát huy được hết tác dụng của nó bởi “bí quyết” làm thuốc của các thầy thuốc không giống nhau.

Đông dược có 5 dạng thuốc cơ bản là:

- Thuốc thang: thuốc cho nước vào, nấu sôi thành nước uống.

- Thuốc hoàn: thuốc tán mịn thành bột, trộn với nước mật hoặc hồ viên thành hoàn.

- Thuốc tán: thuốc được tán thành bột mịn, dùng uống hoặc bôi ngoài. - Thuốc cao: thuốc có thể được cô đặc thành cao, có thể chế thành dạng sirô hay rượu để dễ bảo quản.

- Thuốc đơn: thuốc hoàn hoặc tán, được tinh chế, như các loại: hồi xuân đơn, tử tuyết đơn….

Trải qua kinh nghiệm lâu dài, hàng nghìn năm, những phương thuốc ít tác dụng hoặc tác dụng phụ độc hại đều đã bị đào thải, chỉ có những phương thuốc có tác dụng chữa bệnh thực sự mới tồn tại. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, Đông dược không những có thể chữa khỏi các bệnh thông thường, các bệnh nan y, bệnh mãn tính và cả bệnh cấp tính. Chỉ cần sử dụng đúng phương pháp, nhất định sẽ có kết quả.

Do nhìn nhận con người là một thể thống nhất, khi chữa bệnh, Đông y không chỉ chú ý đến những triệu chứng, những bệnh lí cụ thể mà tập trung vào điều chỉnh trạng thái toàn thân, không phải “đau đầu chữa đau đầu, đau chân chữa đau chân”. Vì coi trọng chỉnh thể nên thường gặp nhiều trường hợp bệnh nhân chữa một bệnh nhưng lại khỏi một số bệnh liên quan.

Như đã nói ở trên, phần lớn các vị thuốc được sử dụng trong Đông y đều lành tính, an toàn khi sử dụng, nhiều vị có thể sử dụng trong thời gian dài không gây ra hiện tượng nhờn thuốc, ít tích lũy độc. Y học ngày càng phát triển tuy nhiên hiện tượng “bệnh do thuốc” phát sinh do sử dụng thuốc ngày một nhiều. Do đó, thuốc thang cổ truyền vẫn được ưu tiên trong sự lựa chọn của đại

đa số người sử dụng. Do đó, việc nghiên cứu thuốc thang cổ truyền cần được coi trọng và phát triển.

1.2. NGƯỜI NÙNG VÀ THUỐC THANG CỔ TRUYỀN CỦA NGƯỜI NÙNG Ở VIỆT NAM Ở VIỆT NAM

1.2.1. Người Nùng và tiếng Nùng

1.2.1.1. Khái quát về người Nùng ở Việt Nam

Dân tộc Nùng đứng hàng thứ 7 về dân số trong 54 dân tộc ở nước ta. (Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, có 968 800 người)

Người Nùng cư trú ở hai khu vực chính: đông bắc (miền Bắc) và Tây Nguyên. Gần 80 % tống số dân cư Nùng hiện sinh sống ở các tỉnh miền núi, trung du miền Bắc, trong đó tập trung ở các tỉnh như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Giang, Hà Giang, Thái Nguyên…. Đây có thể xem là địa bàn cư trú truyền thống của dân tộc Nùng. Gần 14 % cư dân Nùng sinh sống ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, trong đó tập trung đông nhất ở Đắk Lắk, Đắc Nông, Lâm Đồng, Bình Phước. Đây là địa bàn người Nùng di cư đến từ nửa sau thế kỉ XX.

Người Nùng từ các địa phương khác nhau thuộc Quảng Tây di cư vào đến Việt Nam vào các thời kì khác nhau, hình thành nên các nhóm địa phương (thường gọi là ngành) Nùng khác nhau: Nùng An, Nùng Inh, Nùng Lòi, Nùng Quí Rỉn, Nùng Cháo, Nùng Phàn Slình, Nùng Dín, Nùng Xuồng, Nùng Tùng Xìn, Nùng Khèn Lài, Nùng La Hồi, Nùng Chủ, Nùng Giang, Nùng Vẻn… Ở Trung Quốc, họ được gọi chung là “người Choang”.

Chính những đặc điểm trên đã tác động không nhỏ đến đời sống văn hóa tinh thần và vật chất của dân tộc Nùng. Có thể nói, môi trường sinh thái cảnh quan chính là ngọn nguồn cảm hứng tạo nên nền văn hóa riêng, độc đáo, thấm đẫm chất hiện thực, đồng thời chứa đựng trí tuệ, trí tưởng tượng của những con người được sinh ra, lớn lên và gắn bó với núi rừng này.

Giống như hầu hết cộng đồng dân tộc thiểu số trên đất nước Việt Nam, khi mới bắt đầu định cư dân tộc Nùng cũng lấy nông nghiệp làm nghề chủ yếu, bên

cạnh đó kết hợp với chăn nuôi gia súc. Ngoài ra, người Nùng còn biết làm một số ngành nghề thủ công như: nhuộm chàm, dệt vải, đúc rèn, đan lát, làm đồ gỗ, giấy đỏ, làm ngói âm dương...

Người Nùng cư trú ở các tỉnh Đông Bắc nước ta thường sống xen kẽ với người Tày, phần lớn ở nhà sàn, một số nhà đất làm theo kiểu trình tường hoặc xây dựng bằng gạch mộc. Ở ven biên giới, trước kia còn có nhà làm theo kiểu lô cốt, pháo đài và lỗ châu mai để chống giặc cướp.

Người Nùng thường ăn đồ rán, xào, nấu, ít khi luộc. Trong những dịp lễ, tổ chức ăn mừng thường không thiếu món khau nhục. Còn trong dịp tang ma, nhất thiết phải có món rau nấu bằng cây chuối non, để tưởng nhớ lại công ơn sinh thành.

Y phục truyền thống của người Nùng khá đơn giản,thường làm bằng vải thô tự dệt, nhuộm chàm và hầu như không có thêu thùa, trang trí. Nam giới mặc áo cổ đứng, xẻ ngực, có hàng cúc vải. Phụ nữ mặc áo năm thân cài cúc ở bên nách và thường chỉ dài quá hông.

Nam nữ dân tộc Nùng được tự do yêu đương, tìm hiểu nhưng hôn nhân lại do cha mẹ quyết định trên cơ sở hai gia đình có môn đăng hộ đối hay không. Nhà gái thường thách cưới bằng thịt, gạo, tiền... Số tiền thách cưới càng lớn thì giá trị cô gái càng được xem là “cao”. Ngày nay, trình độ nhận thức của người Nùng cao hơn nên những thủ tục rườm rà cũng được cắt bỏ ít nhiều.

Người Nùng thờ cúng tổ tiên là chính, ban thờ đặt ở nơi trang trọng và được trang hoàng đẹp đẽ. Khác với người Tày, người Nùng chỉ tổ chức sinh nhật và không cúng giỗ.

Hát sli là hát giao duyên của thanh niên nam nữ dưới hình thức diễn xướng tập thể, thường là đôi nam nữ hát đối đáp với nhau và được hát theo hai bè. Người ta thường hát với nhau trong những ngày hội, ngày lễ, ngày chợ phiên...

Có thể nói rằng, đất đai, khí hậu ở những nơi cư trú của người Nùng đã tạo nên sự phong phú, đa dạng về động vật và thực vật, hình thành nhiều loại cây

trồng, vật nuôi mang tính nhiệt đới và cả ôn đới. Môi trường tự nhiên như vậy đã tạo điều kiện cho con người có lối sống dựa vào thiên nhiên, chan hoà với thiên nhiên. Điều này phản ánh khá rõ trong ngôn ngữ dân tộc Nùng.

Vùng rừng núi là nơi cư trú lâu đời của người Nùng đã cung cấp cho cộng đồng này nhiều nguồn lợi, từ vật liệu xây nhà cửa cho đến đồ ăn thức uống như măng tươi, nấm hương, mộc nhĩ, mật ong…, và trong đó có rất nhiều dược liệu từ cây cỏ và chim muông thú quý.

1.2.1.2. Một số đặc điểm khái quát của tiếng Nùng

Ngôn ngữ Nùng thuộc nhóm Tày - Thái trung tâm, dòng Tày - Thái, họ Tai - Ka Đai.

Ở Việt Nam, chưa hình thành một ngôn ngữ Nùng chung, chuẩn mực; ngôn ngữ Nùng tồn tại dưới dạng ngôn ngữ nói của cư dân các ngành Nùng như Nùng Cháo, Nùng Inh, Nùng Giang, Nùng Lòi, Nùng Xuồng, Nùng Phàn Slình, Nùng Quí Rỉn…. Nói cách khác, tiếng nói các ngành Nùng nói trên là những dạng thức tồn tại, những biến thể của ngôn ngữ Nùng ở Việt Nam.

Về mặt lịch sử, tiếng Nùng thực chất là các biến thể của tiếng Choang Nam - rất gần với Tày. Sự phân hóa giữa Tày (Thổ) và Choang Nam xảy ra vào thế kỉ XI, khi đường biên giới giữa Đại Việt và Tống được phân định. Sau khi di cư vào Việt Nam, cư dân các ngành Nùng sinh sống xen lẫn với người Tày, sự tiếp xúc ngôn ngữ văn hóa giữa Tày và các ngành Nùng diễn ra suốt nhiều thế kỉ. Do vậy, quan hệ các mặt giữa Tày và Nùng ở nước ta rất khăng khít, sự ảnh hưởng tác động lẫn nhau giữa ngôn ngữ Tày và Nùng là tất yếu và dễ nhận thấy. Trong thực tế, rất dễ tìm thấy những điểm chung giữa tiếng Tày và tiếng Nùng, vì ở nhiều địa phương, cư dân hai dân tộc này vẫn thường giao tiếp và giao tiếp được với nhau bằng tiếng mẹ đẻ của mình…

Đặc điểm loại hình

Xét về đặc điểm loại hình, tiếng Nùng thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Những đặc trưng đơn lập ở tiếng Nùng được thể hiện cụ thể:

- Về mặt ngữ âm: Tiếng Nùng thuộc loại ngôn ngữ âm tiết tính, thuộc tiểu loại hình trung. Trong tiếng Nùng, âm tiết có tổ chức chặt chẽ và có vị trí quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ. Âm tiết gồm một số lượng nhất định thành tố kết hợp với nhau theo quy tắc nhất định. Âm tiết thường là vỏ của hình vị, trong nhiều trường hợp là vỏ của từ.

- Về mặt từ vựng: Cũng như các ngôn ngữ đơn lập khác (tiếng Việt,

tiếng Hán..), từ trong tiếng Nùng không có hiện tượng biến đổi hình thái. Ví dụ:

Hằm ngòa, câu hăn mân dú lừn. (Tối qua, tôi thấy nó ở nhà)

Hằm ngòa, mân hăn câu dú lừn. (Tối qua, nó gặp tôi ở nhà).

Ở hai phát ngôn (câu) trên, chúng ta thấy “câu” (tôi), “mân” (nó) có những chức năng ngữ pháp khác nhau (chủ ngữ, định ngữ). Tuy đảm nhận các nhiệm vụ ngữ pháp khác nhau và nằm ở vị trí khác nhau, dạng thức “mân” và “câu” vẫn giữ nguyên hình thức ngữ âm khi tham gia cấu tạo lời nói.

- Về mặt ngữ pháp: Ý nghĩa ngữ pháp, quan hệ ngữ pháp trong Nùng

được biểu thị biểu chủ yếu bằng trật tự từ và hư từ. Ví dụ trong:

tu lăng – cửa sau; lăng tu – sau cửa.

do vị trí của từ “tu” (cửa) thay đổi, nên ý nghĩa của cụm từ cũng thay đổi theo. Với những đặc điểm cơ bản nói trên, tiếng Nùng có thể được coi là một ngôn ngữ điển hình cho loại hình đơn lập.

Chữ viết dân tộc Nùng

Người Choang ở Quảng Tây có một thứ chữ truyền thống dựa trên chữ Hán, tương tự chữ Nôm Nùng ở Việt Nam. Người Choang gọi thứ chữ này là “chữ sống” (“sinh tự”). Một số học giả Trung Quốc cho rằng chữ Choang được sử dụng từ thời Đường (618 - 907). Về cấu trúc, chữ Choang có nhiều đặc điểm tương đồng với chữ Nôm Kinh hay Nôm Nùng. Khi di cư vào Việt Nam, các nhóm Nùng cũng mang theo các văn bản viết bằng thứ "sinh tự" này. Ở Việt Nam, do sự gần gũi các mặt giữa Tày và Nùng, các nhà sưu tầm, nghiên cứu

không phân biệt rạch ròi giữa chữ Nôm Tày và Nôm Nùng. Chữ Nôm Nùng ra đời vào khoảng thế kỷ XII, được hoàn chỉnh vào thế kỷ XVIII, còn được gọi là “Slư nam”. Ở Việt Nam, với chữ viết cổ dựa trên cơ sở chữ Hán (chữ Nôm Nùng) này, các thế hệ Nùng đã để lại cho ngày nay một kho tàng thư tịch cổ rất đồ sộ.

Từ những năm đầu thế kỷ XX, nhất là từ những năm kháng chiến chống Pháp, cùng sự phổ biến chữ Quốc ngữ, chữ viết Nùng đã được Latinh hóa. Chữ viết này trải qua 2 giai đoạn: giai đoạn trước năm 1961; giai đoạn từ 1961 đến nay.

Đặc điểm chữ viết dân tộc Nùng

Từ thập kỉ 20 của thế kỉ XX, tiếng Nùng đã được ghi bằng cách dùng Quốc ngữ ghi âm. Cách ghi này còn nhiều tùy tiện, mang tính cá nhân, không phản ánh được ngữ âm tiếng Nùng.

Năm 1961, chữ Nùng (đúng ra là chữ Tày – Nùng) đã được Chính phủ chính thức phê chuẩn tại Nghị định 206/CP. Phương án chữ Tày - Nùng (latin hóa) là loại chữ viết ghi âm trên cơ sở chữ la tinh. Chữ Nùng dùng các chữ cái và cách ghép vần của hệ chữ la tinh, về cơ bản các quy tắc sử dụng các kí hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TỪ NGỮ CHỈ BỆNH TẬT VÀ THUỐC THANG CỔ TRUYỀN TRONG TIẾNG NÙNG (Trang 46 -46 )

×