Khái niệm "trường nghĩa"

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền trong tiếng nùng (Trang 39 - 41)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1.2.2.Khái niệm "trường nghĩa"

1.1. Một số khái niệm chung về ngôn ngữ học và văn hóa học

1.1.2.2.Khái niệm "trường nghĩa"

Trong hệ thống ngôn ngữ, giữa các đơn vị từ vựng luôn tồn tại những mối quan hệ qua lại nhất định. Một trong những mối quan hệ giữa các đơn vị từ vựng mà các nhà ngôn ngữ học đặc biệt quan tâm là mối quan hệ về nghĩa. Với việc thừa nhận sự tồn tại của đơn vị từ vựng trong hệ thống ngôn ngữ và tập trung làm rõ mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các đơn vị từ vựng, một thứ lí thuyết mới đã ra đời - lí thuyết trường nghĩa.

Lí thuyết trường nghĩa xuất hiện trong nghiên cứu ngôn ngữ học vào những năm 20 - 30 của thế kỉ XX, được khởi xướng bởi các nhà ngôn ngữ học Đức và Thuỵ Sĩ. Nhắc đến lí thuyết về trường nghĩa người ta nhớ ngay đến các tên tuổi như: J.Trier, L.Weisgerber, Meyer... Lúc đầu, lí thuyết “trường” này có tham vọng quá lớn, chia hết các từ vào các trường, vạch ranh giới triệt để giữa các trường. Về sau, lí thuyết này được vận dụng một cách “khiêm tốn” hơn, không phân trường toàn bộ vốn từ mà chỉ nghiên cứu một vài trường nhỏ (trường từ vựng hay nhóm từ vựng ngữ nghĩa). Ngày nay, lí thuyết trường nghĩa là một trong những lí thuyết ngữ nghĩa đã và đang được vận dụng một cách rộng rãi để nghiên cứu từ vựng ngữ nghĩa của rất nhiều ngôn ngữ trên thế giới.

Ở Việt Nam, lí thuyết trường nghĩa được du nhập muộn hơn - vào những năm 70 và gắn liền với tên tuổi của nhà ngôn ngữ học Đỗ Hữu Châu. Với công trình “Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt” (Nxb Giáo dục, 1981), lần đầu tiên ở Việt Nam lí thuyết về trường nghĩa đã được trình bày đầy đủ, hệ thống. Sau này, lí thuyết trường nghĩa đã được các nhà Việt ngữ ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu từ vựng tiếng Việt. Tại sao lí thuyết trường nghĩa lại có sức lan toả mạnh mẽ như vậy?

Ưu điểm của lí thuyết trường nghĩa là ở chỗ nó chẳng những giúp miêu tả từ vựng của các ngôn ngữ một cách hệ thống mà còn cho phép dễ dàng so sánh các ngôn ngữ, các nhóm từ với nhau, tìm ra những đặc điểm riêng phổ quát cũng như những nét đặc thù của từng ngôn ngữ, từng nhóm từ.

F.de Saussure trong “Giáo trình ngôn ngữ học đại cương” đã chỉ ra hai dạng quan hệ cơ bản của ngôn ngữ, là quan hệ ngang (quan hệ tuyến tính, quan hệ hình tuyến...) và quan hệ dọc (quan hệ hệ hình) . Tương ứng với hai dạng quan hệ đó có thể có hai loại trường nghĩa là:

Trường nghĩa ngang (trường tuyến tính) Trường nghĩa dọc (trường trực tuyến).

Ở trường nghĩa dọc, lại được phân chia thành: trường biểu vật, trường biểu niệm và trường liên tưởng.

Theo Đỗ Hữu Châu, giữa các từ có không ít sự đồng nhất về hình thức và về ý nghĩa. Căn cứ vào những cái chung giữa các từ, chúng ta sẽ tiến hành sự phân lập toàn bộ từ vựng của tiếng Việt thành những hệ thống nhỏ hơn và phát hiện ra những quan hệ giữa các từ trong từ vựng.

Do quá phức tạp, những liên hệ ngữ nghĩa trong từ vựng không hiện ra một cách trực tiếp giữa các từ lựa chọn một cách ngẫu nhiên. Tuy nhiên, những quan hệ về ngữ nghĩa giữa các từ sẽ hiện ra khi đặt được các từ (các ý nghĩa của từ) vào những hệ thống con thích hợp. Nói cách khác, tính hệ thống về ngữ nghĩa của từ vựng thể hiện qua những tiểu hệ thống ngữ nghĩa trong lòng từ vựng và quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ riêng lẻ thể hiện qua quan hệ giữa những tiểu hệ thống ngữ nghĩa chứa chúng. Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa. Đó là những tập hợp từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa.

Với các trường nghĩa, chúng ta có thể phân định một cách tổng quát những quan hệ ngữ nghĩa trong từ vựng thành những quan hệ ngữ nghĩa giữa các trường nghĩa và những quan hệ ngữ nghĩa trong lòng mỗi trường. F.de.Saussure đã chỉ ra hai dạng quan hệ ngang (quan hệ hình tuyến, quan hệ ngữ đoạn) và quan hệ dọc (hay quan trực tuyến, quan hệ hệ hình). Theo hai dạng quan hệ có thể có hai loại trường nghĩa: Trường nghĩa ngang (trường nghĩa tuyến tính) và trường nghĩa dọc (trường nghĩa trực tuyến) [10, tr.171].

Theo quan niệm phổ biến hiện nay, trường từ vựng của một trường nghĩa là tập hợp các từ ngữ có những đơn vị từ vựng cơ sở cùng thuộc trường nghĩa này.

Trong luận văn này, sẽ được dùng phổ biến là thuật ngữ chung: “trường từ vựng – ngữ nghĩa”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền trong tiếng nùng (Trang 39 - 41)