0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Các từ ngữ chỉ vị thuốc trong tiếng Nùng xuất hiện với tần suất cao

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TỪ NGỮ CHỈ BỆNH TẬT VÀ THUỐC THANG CỔ TRUYỀN TRONG TIẾNG NÙNG (Trang 92 -134 )

Bảng 3 .1 Từ ngữ chỉ bệnh tật trong tiếng Nùng xét về ngữ nghĩa

Bảng 3.3 Các từ ngữ chỉ vị thuốc trong tiếng Nùng xuất hiện với tần suất cao

qua bảng sau:

Bảng 3.3: Các từ ngữ chỉ vị thuốc trong tiếng Nùng xuất hiện với tần suất cao với tần suất cao

STT Từ ngữ chỉ vị thuốc trong tiếng Nùng

Nghĩa Số lần xuất hiện Tỉ lệ

1 nhả khao ngải trắng 8 0,9%

2 baư xà lá chè 6 0,7%

3 nhả ngài ngải cứu 6 0,7%

4 baư bại trận lá răng cưa 5 0,6%

5 bjoóc bại trận hoa răng cưa 5 0,6%

6 cáng nạn kép cành xạ hương 5 0,6% 7 muối 5 0,6% 8 khinh gừng 5 0,6% 9 nhả đeng ngải đỏ 5 0,6% 10 thúa páp đèng,… đậu ván đỏ,… 5 0,6% Tổng số 893 100%

Nhận xét:

Xét về mặt ngữ nghĩa, số lượng các kiểu loại từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền khá đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, số lượng lớn là từ ngữ các vị thuốc mọc trên rừng, có một số vị thuốc quanh vườn nhà, thậm chí có những vị thuốc là động vật, côn trùng. Có thể lí giải một cách đơn giản vì cuộc sống quanh năm với núi rừng giúp người dân quen thuộc với từng gốc cây ngọn cỏ, hiểu rõ từng công dụng của mỗi loài cây, thậm chí biết biết lợi dụng để “lấy độc trị độc”. Ngoài ra, người dân còn biết lựa chọn các vị thuốc có nguồn gốc từ thức ăn, không những cung cấp những dưỡng chất thiết yếu mà còn trở thành một vị thuốc hữu hiệu. Một điều cần được lưu truyền và phát triển là trong quá trình tương tác với tự nhiên (chủ yếu là núi rừng) con người nơi đây đã phát hiện và nâng tầm những loài cây ngọn cỏ dường như vốn bình thường lên thành những vị thuốc quí.

Ngoài những vị thuốc có nguồn gốc từ thảo dược, trong phương thuốc cổ truyền dân tộc Nùng còn có những vị thuốc từ động vật quý hiếm như: cao lình

(cao khỉ), cao slư (cao hổ), đúc slư (xương hổ), mừ mi (tay gấu)… Theo kinh nghiệm cổ truyền đây là những vị thuốc quý hiếm, là vị thuốc chính trong nhiều phương thuốc (tuy nhiên đây là những động vật quý hiếm, cần được bảo tồn và phát triển để đảm bảo hệ sinh thái tự nhiên được cân bằng. Thiết nghĩ cần phải có công tác tuyên truyền hiệu quả hơn nữa tới từng thôn bản để thay đổi cách nhìn nhận của người dân nơi đây về vấn đề này).

3.4. TIỂU KẾT

Qua việc tìm hiểu từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền trong tiếng Nùng về mặt ngữ nghĩa, bước đầu có thể rút ra một vài nhận xét sau:

Các từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền trong tiếng Nùng có thể được chia thành hai lớp: từ ngữ chỉ bệnh tật và từ ngữ chỉ thuốc thang. Trong từng lớp lại chia thành từng nhóm từ ngữ nhỏ với số lượng khác nhau. Cụ thể là:

Trong số các từ ngữ chỉ bệnh tật, nhóm từ ngữ chỉ bệnh phần mềm chiếm con số cao hơn cả (100 đơn vị) sau đó là từ ngữ chỉ các bệnh về ngũ quan (49

đơn vị); các từ ngữ chỉ các bệnh về xương khớp có số lượng bằng từ ngữ chỉ các bệnh về ngũ quan (49 đơn vị); các từ ngữ chỉ các bệnh còn lại chiếm số lượng ít hơn như: từ ngữ chỉ các bệnh về lục phủ (43 đơn vị), từ ngữ chỉ các bệnh về ngũ tạng (30 đơn vị), từ ngữ chỉ các bệnh về thần kinh (28 đơn vị). Điều đó phần nào cho thấy quan niệm xét về phương diện dân gian và thực tế quan tâm của các thầy thuốc người Nùng.

Có thể thấy, từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền trong tiếng Nùng khá đa dạng và phong phú. Các từ ngữ chỉ bệnh tật được chia thành từng nhóm bệnh cụ thể, rõ ràng và tương ứng với chúng là các phương thuốc đi kèm. Ngoài những phương thuốc chữa bệnh còn có các phương thuốc bổ. Trong lớp từ ngữ chỉ thuốc thang cổ truyền, các từ ngữ chỉ thuốc chữa các bệnh về ngũ tạng chiếm số lượng vượt trội (174 đơn vị); từ ngữ chiếm số lượng khá lớn trong lớp từ này, chỉ sau từ ngữ chỉ thuốc chữa các bệnh về ngũ tạng là từ ngữ chỉ thuốc chữa các bệnh về xương khớp (137 đơn vị) và từ ngữ chỉ thuốc chữa các bệnh về ngũ quan, ngoài da, giải nhiệt (135 đơn vị). Nhóm từ ngữ chỉ các loại thuốc còn lại chiếm số lượng nhỏ hơn như: từ ngữ chỉ thuốc chữa các bệnh về lục phủ (86 đơn vị), từ ngữ chỉ các bệnh về tâm thần, thần kinh (68 đơn vị), từ ngữ chỉ chỉ thuốc bổ cho trẻ em và người gia (60 đơn vị từ), từ ngữ chỉ thuốc chữa các bệnh về sinh sản (57 đơn vị), từ ngữ chỉ thuốc chữa các tai nạn rắn cắn, ong đốt… (49 đơn vị), từ ngữ chỉ thuốc tăng cường sức khỏe, nhan sắc (48 đơn vị), từ ngữ chỉ thuốc bổ cho người ốm và sau ốm (42 đơn vị), từ ngữ chỉ thuốc bổ cho phụ nữ sau sinh (37 đơn vị từ)… Điều đó phần nào cho thấy khả năng thực tế của các thầy thuốc dân gian người Nùng.

KẾT LUẬN

1. Trước khi đi vào tìm hiểu đặc điểm hình thức và ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền, đã được xác định là một số vấn đề lí thuyết, một số khái niệm và quan niệm có liên quan đến đề tài, như: từ, ngữ, nghĩa, trường nghĩa, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, bệnh tật và thuốc thang cổ truyền… Đồng thời, những tri thức tối thiểu về người Nùng và thuốc thang cổ truyền của người Nùng (ở Việt Nam và địa phương đang nghiên cứu: xã Tràng Phái, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.), tiếng Nùng (nguồn gốc, đặc điểm loại hình, chữ viết…) cũng đã được chú ý giới thiệu khái quát. Có thể thấy: Muốn tìm hiểu văn hóa của một tộc người, không thể không quan tâm đến vấn đề ngôn ngữ, hay nói cách khác, qua ngôn ngữ sẽ hiểu được phần nào văn hóa của cộng đồng đó. Điều này rất đúng với trường hợp cộng đồng Nùng và tiếng Nùng.

Người Nùng có nhiều nét độc đáo trong vốn văn hóa cổ truyền, trong đó làm thuốc có thể xem là một nghề quan trọng (dù người Nùng không xem đây là một nghề chính thống). Cách làm thuốc thang đã góp phần tạo nên nét đặc sắc trong văn hóa Nùng cũng như mang lại những đóng góp vào lĩnh vực Y học nước nhà, vừa mang ích lợi thực tế trong đời sống vừa có giá trị nhân văn sâu sắc. Một phần những vốn tri thức dân gian quý báu này hiện đang được lưu giữ trong tiếng Nùng và được kế tục ở các thế hệ sau, chủ yếu dưới dạng truyền khẩu.

2. Để gọi tên bệnh tật và thuốc thang cổ truyền, trong tiếng Nùng đã có những từ ngữ với hình thức khác nhau khá đa dạng.

Các từ ngữ đơn âm tiết chiếm số lượng nhỏ (20 đơn vị chiếm 2,7%). Từ những đơn vị cơ bản này, người Nùng đã tạo nên các đơn vị định danh phức bằng cách ghép chúng với những yếu tố phụ nghĩa đứng sau đó. Trên thực tế, các từ ngữ đa âm tiết chiếm số lượng lớn (725 đơn vị, chiếm 97,3%), so với đơn tiết. Loại đa âm tiết này khá phong phú, bao gồm hai âm tiết, ba âm tiết,

bốn âm tiết và năm âm tiết. Trong đó, từ ngữ ba âm tiết chiếm số lượng lớn hơn cả (362 đơn vị), từ ngữ có cấu tạo hai âm tiết chiếm số lượng tương đối lớn (230 đơn vị). Từ ngữ bốn âm tiết chiếm số lượng ít hơn (119 đơn vị). Cuối cùng là các từ ngữ năm âm tiết (14 đơn vị). Có thể thấy việc tạo nên các đơn vị định danh phức hai và ba âm tiết là cách người Nùng đã thường dùng, để gọi các loại bệnh tật và thuốc thang trong đời sống.

Ngoài ra, trong từng nhóm khác biệt theo số lượng âm tiết, lại có thể nhận thấy các từ ngữ được tạo nên theo các mô hình khác nhau, khá đa dạng, nhưng chủ yếu theo chính phụ (yếu tố đứng sau phụ nghĩ cho yếu tố đứng trước). Những dạng khác nhau này ít nhiều cho thấy sự tỉ mỉ trong cách chẩn đoán bệnh và sự kĩ càng trong khi pha chế các bài thuốc của người Nùng.

3. Qua việc tìm hiểu từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền trong tiếng Nùng về mặt ngữ nghĩa, bước đầu rút ra được một vài nhận xét sau:

Các từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền trong tiếng Nùng được chia thành hai lớp: từ ngữ chỉ bệnh tật và từ ngữ chỉ thuốc thang. Trong từng lớp lại chia thành từng nhóm nhỏ với số lượng khác nhau. Cụ thể là:

Trong số các từ ngữ chỉ bệnh tật, nhóm từ ngữ chỉ bệnh phần mềm chiếm con số cao hơn cả (100 đơn vị) sau đó là từ ngữ chỉ các bệnh về ngũ quan (49 đơn vị); các từ ngữ chỉ các bệnh về xương khớp có số lượng bằng từ ngữ chỉ các bệnh về ngũ quan (49 đơn vị); các từ ngữ chỉ các bệnh còn lại chiếm số lượng ít hơn như: từ ngữ chỉ các bệnh về lục phủ (43 đơn vị), từ ngữ chỉ các bệnh về ngũ tạng (30 đơn vị), từ ngữ chỉ các bệnh về thần kinh (28 đơn vị). Điều đó phần nào cho thấy quan niệm dân gian về bệnh tật thuốc thang và khả năng thực tế của các thầy thuốc người Nùng.

Ứng với các từ ngữ chỉ bệnh tật là các từ ngữ chỉ các phương thuốc đi kèm. Trong lớp từ ngữ chỉ thuốc thang cổ truyền, các từ ngữ chỉ thuốc chữa các bệnh về ngũ tạng chiếm số lượng vượt trội (174 đơn vị); từ ngữ chiếm số lượng khá

lớn trong lớp từ này, chỉ sau từ ngữ chỉ thuốc chữa các bệnh về ngũ tạng là từ ngữ chỉ thuốc chữa các bệnh về xương khớp (137 đơn vị) và từ ngữ chỉ thuốc chữa các bệnh về ngũ quan, ngoài da, giải nhiệt (135 đơn vị). Nhóm từ ngữ chỉ các loại thuốc còn lại chiếm số lượng nhỏ hơn như: từ ngữ chỉ thuốc chữa các bệnh về lục phủ (86 đơn vị), từ ngữ chỉ các bệnh về tâm thần, thần kinh (68 đơn vị), từ ngữ chỉ chỉ thuốc bổ cho trẻ em và người gia (60 đơn vị từ), từ ngữ chỉ thuốc chữa các bệnh về sinh sản (57 đơn vị), từ ngữ chỉ thuốc chữa các tai nạn rắn cắn, ong đốt… (49 đơn vị), từ ngữ chỉ thuốc tăng cường sức khỏe, nhan sắc (48 đơn vị), từ ngữ chỉ thuốc bổ cho người ốm và sau ốm (42 đơn vị), từ ngữ chỉ thuốc bổ cho phụ nữ sau sinh (37 đơn vị)… Điều đó phần nào cho thấy mối quan tâm và khả năng thực tế của các thầy thuốc dân gian người Nùng.

4. Có thể thấy, từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền trong tiếng Nùng khá đa dạng và phong phú (với danh sách các từ ngữ này được trình bày trong Phụ lục). Ngoài những phương thuốc chữa bệnh còn có các phương thuốc bổ. Nguồn gốc của các vị thuốc trong từng phương thuốc thường là lấy từ thiên nhiên. Đó có thể là những loài cây, loài con gần gũi quanh nhà nhưng đôi khi lại mọc tận núi cao, rừng sâu. Điều kiện sống, hoàn cảnh sống và kinh nghiệm từ bao đời của người dân nơi đây phần nào tạo nên nếp sống hòa đồng cùng thiên nhiên, đôi khi là sùng bái, tôn thờ rừng sâu nước thẳm – nơi có vô vàn những loài cây cỏ và động vật hoang dã, đồng thời tìm thấy ở đó những cây và con đã trở thành thần dược. Các từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền của dân tộc Nùng không chỉ thể hiện mối quan hệ, tương tác của đồng bào nơi đây với thiên nhiên miền sơn cước, mà còn thể hiện sự thích ứng, trình độ nhận thức, tình làng nghĩa xóm của họ, trong cuộc sống còn không ít khó khăn hiện nay.

5. Việc khám phá, sưu tầm và bảo tồn các giá trị truyền thống trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, ít nhất là từ phương diện Ngôn ngữ học và liên ngành, là một điều vô cùng thú vị và cần thiết. Khi nghiên cứu về ngôn ngữ dân

tộc Nùng có liên quan đến bệnh tật và thuốc thang cổ truyền, còn nhiều nội dung cần được tiếp tục khám phá: các từ ngữ thuộc loại nói trên ở các địa phương khác (không chỉ ở Tràng Phái); cách chế biến, bảo quản thuốc thang; cách phòng chống với từng loại bệnh và những điều kiêng kị khi dùng thuốc; những nét văn hóa cổ truyền và tâm lí của người Nùng được phản ánh qua các tên gọi chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền…. Với sự trân trọng tiếng Nùng cùng những tri thức dân gian được phản ánh qua tiếng Nùng, tác giả luận văn này hi vọng sẽ trở lại với những vấn đề còn bỏ ngỏ hoặc chưa được nghiên cứu sâu sắc nói trên, vào một dịp khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Anh, Nguyễn Thị Yến (2009), Trường nghĩa ẩm thực trong các bài

báo viết về bóng đá, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 7.

2. Lương Thừa Ân (2001), Thuốc quý ở quanh ta, Nxb Phụ nữ.

3. Nguyễn Nhã Bản (2004), Cơ sở ngôn ngữ học, Nxb Nghệ An, Nghệ An. 4. Diệp Quang Ban (1980), Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông, tập 1-2, Nxb Giáo

dục, H.

5. Lương Bèn, Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Chiến (1971), Góp ý về việc

cải tiến chữ Tày - Nùng, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2.

6. Lương Bèn - Chủ biên (2009), Slon phuối Tày, Nxb Đại học Thái Nguyên, TN. 7. Lương Bèn - Chủ biên (2011), Từ điển Tày - Việt, Nxb Đại học Thái

Nguyên, TN.

8. Viết Đẳng Bế (1992), Các dân tộc Tày, Nùng ở Việt Nam, Nxb Viện dân tộc học. 9. Nguyễn Tài Cẩn (1996), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia, H. 10. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H. 11. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục, H. 12. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H. 13. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (2006), Đại cương ngôn ngữ học, Nxb Giáo

dục, H.

14. Nông Minh Châu (1973), Dân ca đám cưới Tày – Nùng, Nxb Việt Bắc. 15. Võ Văn Chi (2011), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học.

16. Nguyễn Văn Chiến (2004), Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hóa Việt, Nxb KHXH, H.

17. Mai Ngọc Chừ (CB, 2007), Nhập môn Ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, H. 18. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2001), Cơ sở ngôn

ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H.

19. Mai Ngọc Chừ, Nguyễn Văn Hiệp (2009). Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Đại học quốc gia, H.

20. Nguyễn Hàm Dương (1970), Chức năng xã hội của tiếng Tày - Nùng, Tạp chí Ngôn ngữ, số 1.

21. Phan Đây (1989), Tính năng bào chế và tác dụng của thuốc nam theo y học

dân tộc, Tài liệu hướng dẫn y học dân tộc cơ sở của Hội Y học dân tộc tỉnh

Khánh Hòa.

22. Lê Sĩ Giáo (2006), Dân tộc học đại cương, Nxb Giáo Dục, H.

23. Nguyễn Thiện Giáp (1996), Từ và nhận diện từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H 24. Nguyễn Thiện Giáp (CB, 2000), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, H. 25. Nguyễn Thiện Giáp (2003), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H.

26. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình ngôn ngữ học, Nxb Đại học Quốc gia, H.

27. Nguyễn Thiện Giáp (2010), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, H. 28. Vi Hồng (1979), Sli, lượn, dân ca trữ tình Tày, Nùng, Nxb Văn Hóa. 29. Bùi Chí Hiếu (1981), 150 cây thuốc Nam thường dùng, Nxb Y học.

30. Nguyễn Văn Hưởng (2012), Toa thuốc đông y cổ truyền Việt Nam, Nxb Tổng hợp TPHCM.

31. Lê Nguyên Khanh, Nguyễn Thiện Khuyến (1994), Những phương thuốc

kinh nghiệm bí truyền của các ông lang bà mế miền núi, Nxb VHDT.

32. Ngô Văn Khiêm (2002), Đông y – Kinh nghiệm gia truyền, Nxb Y học. 33. Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn (1968), Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc

Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, H.

34. Lã Văn Lô, Hà Văn Thư (1984), Văn hóa Tày – Nùng, Nxb Văn hóa. 35. Đỗ Tất Lợi (1962), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học 36. Đỗ Thị Kim Liên (2007), Trường ngữ nghĩa biểu hiện quan niệm về nữ giới

trong tục ngữ Việt, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 6 (140) - 2007).

37. Cung Văn Lược (1992), Chữ Nôm Tày qua so sánh với chữ Hán và chữ Việt Nôm, Đề tài PTS Khoa học Ngữ văn, H.

38. Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo, Hoàng Chí (1971), Ngữ pháp tiếng Tày - Nùng, Nxb Khoa học xã hội, H.

39. Hoàng Văn Ma, Mông Kí Slay... (1994), Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc

ở Việt Nam, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện Ngôn

ngữ học, H.

40. Hoàng Văn Ma, Mông Kí Slay, Hoàng Văn Sán (2002), Sách học tiếng Tày

– Nùng, Nxb Văn hóa dân tộc, H.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TỪ NGỮ CHỈ BỆNH TẬT VÀ THUỐC THANG CỔ TRUYỀN TRONG TIẾNG NÙNG (Trang 92 -134 )

×