Từ ngữ chỉ các bệnh nội thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền trong tiếng nùng (Trang 77)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

3.2.2.Từ ngữ chỉ các bệnh nội thương

3.2. Sự phân loại và một số đặc điểm của từ ngữ chỉ bệnh tật

3.2.2.Từ ngữ chỉ các bệnh nội thương

3.2.2.1. Từ ngữ chỉ các bệnh lục phủ

Căn cứ vào hoạt động của cơ thể con người lúc bình thường và có bệnh người xưa qui nạp thành các nhóm chức năng khác nhau rồi đặt tên cho các cơ

quan trong cơ thể với những tên gọi khác nhau. Một trong những nhóm chức năng quan trọng trong cơ thể người, có nhiệm vụ thu nạp và chuyển vận gọi là lục phủ. Lục phủ gồm sáu phủ sau: Vị (dạ dày), đảm (mật), bàng quang (bàng quang), tam tiêu (thực quản), tiểu trường (ruột non), đại trường (ruột già). Đảm có chức năng bài tiết chất mật. Vị chứa đựng và nghiền nát thức ăn. Tiểu trường nhận thức ăn từ vị đưa xuống và hấp thụ thành chất tinh khiết, biến thành huyết và tân dịch, dinh dưỡng các tạng, phủ, đưa các chất cặn bã xuống đại trường và bàng quang. Đại trường có chức năng bài tiết cặn bã. Bàng quang tiếp với thận để bài tiết nước tiểu. Tam tiêu là nhóm chức năng quan giữa các tạng, phủ trên và dưới với nhau. Tam tiêu là đường vận chuyển trong cơ thể từ nơi bắt đầu để nạp thu các chất (thượng tiêu), khí hóa các chất dinh dưỡng (trung tiêu) đến bài tiết các chất cặn bã (hạ tiêu).

Nhóm từ ngữ chỉ các bệnh về lục phủ khá đa dạng, ví dụ:

đưn khảu ăn đi (giun – vào - ống mật = giun chui ống mật)

fát đảng (sốt – lạnh = sốt rét)

khít mì hìn sài (mật – có – sỏi = mật có sỏi)

mì đưn (có – giun = nhiễm giun)

tầm nèo (buồn – đái = đái dầm)

tận (nôn = nôn)

taư dả toọc (trúng – thuốc – độc = nhiễm thuốc độc)

toọng ón (bụng – yếu = yếu dạ)

xưng cầu toọng neo (viêm – bụng – đái = viêm bàng quang)

...

Các từ ngữ chỉ bệnh về lục phủ là 43 đơn vị chiếm 14,4% trong tổng số từ ngữ chỉ bệnh tìm được.

3.2.2.2. Từ ngữ chỉ các bệnh ngũ tạng

Một nhóm chức năng cũng vô cùng quan trọng trong cơ thể con người là nhóm tàng trữ tinh khí. Ngũ tạng gồm năm bộ phận chính là: Tâm (tim), can (gan), tỳ (lá lách), phế (phổi), thận (thận). Trong đó:

Trong cơ thể, tâm đứng đầu các tạng, phụ trách về các hoạt động thần kinh và tuần hoàn huyết mạch như: tư duy, trí nhớ, thông minh, bần huyết, mạch yếu... Can phụ trách các hoạt động về kinh nguyệt và sự nuôi dưỡng các cân cơ. Tỳ đảm nhiệm công việc “hậu cần” cho cơ thể, phụ trách việc tiêu hóa thức ăn chuyển thành tinh chất vận hóa cơ thể hoạt động và phát triển tốt. Phế phụ trách về hô hấp và sự khí hoá hoạt động toàn thân. Phế tiếp thu thanh khí, đào thải khí độc, tiếp nhận tinh chất từ tỳ chuyển lên. Thận tàng tinh, chủ về sự phát dục cơ thể và hoạt động sinh dục nam: thận hư trẻ con chậm phát triển trí tuệ, chậm biết đi, chậm mọc răng, người lớn hoạt động sinh dục giảm, đau lưng, di tinh, liệt dương...

Nhóm từ ngữ chỉ các bệnh về ngũ tạng gồm các từ ngữ như:

búng (phù = phù)

chấp lằn loọc (đau – quằn quại = đau quằn quại)

chấp lù hò (đau – lỗ - cổ = đau họng)

dìn kheo câư (tĩnh mạch – sưng = giãn tĩnh mạch)

nả pín sắc (mặt – biến – sắc = mặt biến sắc)

tận lựt (nôn - máu = hộc máu)

tắp slảy taư dả tooc (gan – nhiễm – thuốc độc = gan nhiễm độc)

toọng pảng lung (bụng – to = bụng phình to)

...

Các từ ngữ chỉ bệnh về ngũ tạng là 30 đơn vị chiếm 10% trong tổng số từ ngữ chỉ bệnh tật tìm được.

3.2.2.3. Từ ngữ chỉ các bệnh thần kinh

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới, sức khỏe là “trạng thái hoàn toàn thoải mái về cơ thể, tâm thần và xã hội”. Từ định nghĩa đó, có thể chia bệnh tật thành 2 nhóm: các bệnh về cơ thể và các bệnh về thần kinh. Các bệnh về thần kinh xuất hiện chủ yếu do 2 nguyên nhân sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tổn thương não và các tổ chức thần kinh trung ương do tai nạn, nhiễm trùng thần kinh, nhiễm các chất độc trong nước thải công nghiệp và thuốc trừ sâu, diệt cỏ...

- Sang chấn tâm lý: nhịp độ lao động quá khẩn trương, sự cạnh tranh gay gắt, việc phải xử lý một lượng thông tin lớn, sự thay đổi các mối quan hệ và các mâu thuẫn trong cuộc sống... có thể gây ra sự căng thẳng về tâm lý và dẫn đến các bệnh tâm thần (như suy nhược thần kinh, trầm cảm, rối loạn hành vi).

Dấu hiệu của bệnh thường rất đa dạng, có khi không phải các biểu hiện về hệ thần kinh mà lại là triệu chứng thể chất như: đau đầu, đau tức ngực, khó thở, rối loạn giấc ngủ…

Nhóm từ ngữ chỉ các bệnh về thần kinh có số lượng không nhiều. Ví dụ:

hu chấp (đầu – đau = đau đầu)

chấp tình hu (đau – trên – đầu = đau đỉnh đầu)

dặt lảu (nghiện rượu = nghiện rượu)

kheng thủn càng (cứng – cả - hàm = cứng hàm)

mí noòn đảy (không - ngủ - được = mất ngủ)

pác nẻo (mồm – méo = méo mồm)

phi nhặn (ma – bóp = bóng đè)

tốc dan (giật mình = giật mình)

...

Các từ ngữ chỉ bệnh về thần kinh là 28 đơn vị chiếm 9,4% trong tổng số từ ngữ chỉ bệnh tật tìm được.

3.2.2.4. Từ ngữ chỉ các bệnh xương khớp

Theo đông y, các bệnh liên quan đến xương khớp dù có sưng, nóng, đỏ, hay chỉ tê mỏi, nặng, ở các khớp thì đều thuộc chứng Tý, nghĩa là bế tắc không thông, dân gian gọi là phong thấp. Nguyên nhân gây các bệnh về xương khớp là do sức đề kháng của cơ thể không đầy đủ nên các yếu tố gây bệnh cùng phối hợp xâm phạm đến kinh lạc ở cơ, khớp. Hậu quả là sự vận hành của khí huyết bị tắc nghẽn, gây sưng đau hoặc tê mỏi, nặng ở một khu vực xương khớp hoặc toàn thân. Một số khác thì do chính khí hư suy vì mắc bệnh lâu ngày hoặc do cao tuổi, các chức năng hoạt động cơ thể suy yếu nên khí huyết giảm sút, không nuôi dưỡng được các gân mạch, gây thoái hóa xương khớp và đau. Bệnh

về xương khớp là bệnh khá phổ biến, thường gặp nhiều ở tuổi già, các bệnh về xương khớp làm người bệnh thất đau nhức xương, chân tay kém linh hoạt, làm việc không đạt kết quả và ảnh hưởng nhiều đến các sinh hoạt thường ngày.

Để chỉ các bệnh về xương khớp có các từ ngữ:

chấp bá (đau – vai = đau vai)

chấp đúc đang đau – xương mình = đau xương đau cốt)

chấp hu kha (đau – đầu gối = đau đầu gối)

chấp slặc khóa (đau – thắt lưng = đau thắt lưng)

kha nái (chân – mỏi = mỏi chân)

kha tắc (chân – gãy = gãy chân)

mừ kha cắt chích (tay – chân – lạnh ngắt = chân tay lạnh ngắt)

mừ nái (tay – mỏi = mỏi tay)

náp mừ (nghiến – tay = bị nghiến tay)

tắc đúc hò (gãy – xương – cổ = gãy xương cổ)

tắc đúc slẻ (gẫy – xương – sườn = gẫy xương sườn)

... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các từ ngữ chỉ bệnh về xương khớp là 49 đơn vị chiếm 16,4% trong tổng số từ ngữ chỉ bệnh tật tìm được.

3.3. SỰ PHÂN LOẠI VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪ NGỮ CHỈ THUỐC THANG CỔ TRUYỀN THUỐC THANG CỔ TRUYỀN

3.3.1. Từ ngữ chỉ thuốc chữa bệnh

3.3.1.1. Từ ngữ chỉ thuốc chữa các bệnh xương khớp

Bệnh xương khớp có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau nhưng thường xảy ra ở người cao tuổi, chúng luôn mang lại sự đau đớn vô cùng cho người bệnh, gây khó chịu nhất là trong thời tiết mùa đông.

Để chữa trị các chứng trên, dân gian cổ phương có một số bài thuốc gồm nhiều vị thuốc từ thiên nhiên. Có thể thấy, các vị thuốc trong phương thuốc này chủ yếu là các loài thực vật sống nhiều trong rừng, mọc hoang và không xuất

hiện nhiều trong vườn nhà. Đây là một điểm đặc biệt trong cách chữa bệnh so với dân tộc và vùng miền khác. Ngoài thực vật còn có vị thuốc từ động vật như

đi slat ngù (nọc rắn). Điều này cho thấy người dân nơi đây cũng đã biết lợi

dụng vào thiên nhiên để cuộc sống được tốt hơn, ngoài việc biết chăm sóc sức khỏe tự cây thuốc có từ rừng núi, họ cũng đã biết lợi dụng để lấy độc trị độc như dùng nọc rắn trong việc chữa bệnh cho mình.

Đó là các từ ngữ:

baư khỉ bẻ (lá – cứt – dê = lá cứt dê)

bjoóc kha cáy (hoa – chân – gà = hoa chân gà núi)

bjoóc kha pất (hoa – chân – vịt = hoa chân vịt đỏ)

cáng mác chỉ (cành – quả - quýt = cành quýt)

cáng mác pục (cành – quả - bưởi = cành bưởi)

cáng tày mạ (cành – móng – ngựa = cành móng ngựa)

dù mác chác (dầu – quả - hồi = dầu hồi)

khít pất (mật – vịt = mật vịt)

mằn mi (khoai – gấu = củ gấu)

Số lượng từ ngữ chỉ thuốc chữa các bệnh về xương khớp là 137 đơn vị, chiếm 30,7% trong tổng số từ ngữ chỉ thuốc thang tìm được.

3.3.1.2. Từ ngữ chỉ thuốc chữa các bệnh ngũ quan, ngoài da, nhiệt

Qua khảo sát, có số lượng lớn người Nùng mắc các bệnh liên quan đến các vấn đề về ngũ quan (mắt, tai, mũi, họng, răng miệng)… Ngoại trừ một số bệnh cần được chữa trị kịp thời như: đau mắt đỏ, viêm tai giữa… thì đa số bệnh không quá nguy hiểm nhưng nhưng gây bất tiện trong sinh hoạt, giao tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống. Nguyên nhân chủ yếu là khí hậu ở đây khá ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, cộng với việc vệ sinh không đúng cách dễ gây ra bệnh. Bên cạnh đó, nền nhiệt độ của nước ta khá nóng do nằm gần xích đạo, vùng núi phía bắc dù nhiệt độ có thấp hơn đồng bằng nhưng những năm

gần đây, cùng với sự biến đổi khí hậu toàn cầu thì các bệnh ngũ quan, ngoài da thông thường cũng gia tăng.

Từ xưa, các thầy thuốc đã biết lợi dụng những cây thuốc thiên nhiên để chữa bệnh về ngũ quan, ngoài da và giải nhiệt cơ thể. Ngoài một số vị thuốc thường lấy trên rừng cha ông ta còn nhận biết được công dụng của những vị thuốc quanh nhà. Tuy nhiên, số lượng từ ngữ chỉ vị thuốc quanh nhà không nhiều, chủ yếu vẫn là các vị thuốc lấy từ rừng núi.

Từ đó có các từ ngữ:

baư coóc bẻ (lá – gốc – dê = lá thảo quyết minh)

baư kha pất (lá – chân – vịt = lá chân vịt đỏ)

baư khao (lá – trắng = lá trắng)

baư mác xà dù (lá – quả - chè – dầu = lá thầu dầu) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

baư mác xáy (lá – quả - trứng = lá mướp đắng)

bjoóc cúc (hoa – cúc = hoa cúc)

bjoóc khẻo xay (hoa – cối – xay = hoa cối xay)

cáng nhả chiến (cành – cỏ - chiến = cành bạch hoa xà)

cáng nhả đơn đeng (cành – cỏ - đơn – đỏ = cành đơn đỏ)

khau mác ít cáy (dây – quả - nho – gà = dây nho dại)

lạc phjắc pát (rễ - rau – bát = rễ lá lốt)

Từ ngữ chỉ chỉ phương thuốc chữa các bệnh về ngũ quan, ngoài da và giải nhiệtlà 135 đơn vị, chiếm 30,3% trong tổng số từ ngữ chỉ thuốc thang tìm được.

3.3.1.3. Từ ngữ chỉ thuốc chữa các bệnh lục phủ

Các bệnh liên quan đến lục phủ hiện nay khá phổ biến, ít nhiều đe dọa đến tính mạng con người nếu không chữa trị kịp thời. Trong Đông y cũng như Y học địa phương đang khảo sát có một số vị thuốc hiệu quả cao trong việc chữa bệnh. Các vị thuốc từ thực vật có trong phương thuốc này đa số không phải là loài cây trồng, chủ yếu mọc trên rừng, núi song nó khá gần gũi với cuộc sống nhân dân nơi đây. Ngoài những vị thuốc có nguồn gốc thực vật, người dân nơi

đây còn sử dụng đến vị thuốc có nguồn gốc động vật để chữa bệnh như: toọng

khỉ mỉn (dạ dày nhím), toọng khỉ mu (dạ dày lợn).

Đó là các vị thuốc được gọi bằng các tên:

baư chạ khảu cắm (lá – dây – gạo – tím = lá dạ cẩm dại)

baư chạ khau khao (lá – cây – dây – trắng = lá cẩm trắng)

baư mác nâm (lá – quả - sim = lá sim)

baư mạy cáy (lá – cây – tre = lá tre)

baư ỏi (lá - ổi = lá ổi)

cáng slam véng (cành – ba – chẽ = cành ba chẽ)

khinh đăm (gừng – đen = nghệ đen)

toọng khỉ mỉn (bụng – cứt – nhím = dạ dày nhím)

toọng khỉ mu (bụng – cứt – lợn = dạ dày lợn)

Từ ngữ chỉ chỉ thuốc chữa các bệnh về lục phủ là 86 đơn vị, chiếm 19,3% trong tổng số các từ ngữ chỉ thuốc thang tìm được.

3.3.1.4. Từ ngữ chỉ thuốc chữa các bệnh ngũ tạng

Đông y quan niệm cơ thể con người là một tổng thể hữu cơ bao gồm phủ tạng, kinh lạc, tay chân, mắt, mũi, tai, mồm và được gắn kết hữu cơ, mối liên hệ đó lấy ngũ tạng làm trung tâm. Thế nhưng ngày nay các bệnh liên quan đến ngũ tạng ngày càng nhiều và nghiêm trọng hơn đa số các bệnh liên quan đến ngũ tạng đều khá nguy hiểm. Ngoài phương pháp điều trị Tây y thì dân gian cũng có nhiều phương thuốc chữa bệnh dễ tìm mà vô cùng hiệu nghiệm. Trong các phương thuốc đó có chứa nhiều vị thuốc tự nhiên. Ngoài một số vị thuốc quen thuộc quanh vườn nhà có số lượng lớn cây mọc ở rừng có tác dụng hữu hiệu trong việc chữa bệnh cho con người.

Đó là các vị thuốc được gọi bằng các tên:

baư chạ mác chanh (lá – cây – quả - chanh = lá chanh rừng)

baư khau dưng (lá – dây – hương = lá bồ khai) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

baư mỉ mỏ (lá – nhọ - nồi = lá nhọ nồi)

baư phải phi (lá – vải – ma = lá vông vang)

baư xu nu (lá – tai – chuột = lá tai chuột)

choóp lìm kheo (nấm – lim – xanh = nấm lim xanh)

khinh xa (gừng – núi = giềng núi)

mằn đẳn (khoai – ngứa = khoai ngứa)

múi mác cấc (hạt – quả - gấc = hạt gấc)

phjắc xèn (rau – tiền = rau má)

pước mác chanh (vỏ - quả - chanh = vỏ chanh rừng)

vì phi (lược – ma = rẻ quạt)

...

Các từ ngữ chỉ thuốc chữa các bệnh về ngũ tạng chiếm số lượng lớn nhất, gồm 174 đơn vị, chiếm 39% trong tổng số các từ ngữ chỉ thuốc thang tìm được.

3.3.1.5. Từ ngữ chỉ thuốc chữa các bệnh tâm thần, thần kinh

Áp lực cuộc sống hiện đại khiến con người dễ mắc các bệnh tâm thần, thần kinh do đó số lượng người mắc bệnh này có xu hướng tăng. Song song với những phương pháp trị liệu Tây y, dân gian có nhiều phương thuốc đơn giản, dễ tìm và hiệu quả. Thuốc chữa các bệnh về tâm thần, thần kinh chủ yếu là các loài cây dại mọc trên rừng và quanh nhà, có tác dụng thư giãn, giải tỏa căng thẳng, an thần...

Có thể kể đến tên các vị thuốc như:

bjoóc nả nhẻn (hoa – mặt – ngại = hoa trinh nữ)

cáng mạy mục tâm (cành – cây – mục – đất = cành mục đất)

loóc ngù (xác – rắn = xác rắn)

mằn gió (khoai – gió = củ gió)

nhả đeng (cỏ - đỏ = ngải đỏ)

phjắc lào lục (rau – mỡ - con = rau tàu bay)

pước trầm (vỏ - trầm = vỏ trầm)

sâm kha cáy (sâm – chân – gà = sâm chân gà)

...

Các từ ngữ chỉ thuốc chữa các bệnh về tâm thần, thần kinh là 68 đơn vị, chiếm 15,2% trong tổng số các từ ngữ chỉ thuốc thang tìm được.

3.3.1.6. Từ ngữ chỉ thuốc chữa các bệnh sinh sản

Theo khảo sát, các bệnh về đường sinh sản về cơ bản không gây ra những nguy hiểm đến tính mạng, rất ít khi nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và đặc biệt là đối với người phụ nữ. Tuy nhiên

ở địa phương đang khảo sát có nhiều vị thuốc là khắc tinh đối với bệnh này. Đa

số các vị thuốc này mọc trên rừng núi và quanh vườn nhà, không quá khó để tìm kiếm, nhiều cây trở nên quen thuộc trong đời sống của người dân nơi đây.

Có thể kể đến tên các vị thuốc: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

baư càng lượt (lá – cằm – máu = lá huyết dụ)

baư mjàu (lá – trầu = lá trầu)

baư phjắc van rườn (lá – rau – ngọt – nhà = lá rau ngót)

baư quế (lá – quế = lá quế)

baư xà (lá – chè = lá chè)

cáng co pán (cành – cây – gai = cành gai)

khinh (gừng = gừng)

lợi mè (lợi – vợ = ích mẫu)

nhả đeng (cỏ - đỏ = ngải đỏ)

nhả khao (cỏ - trắng = ngải trắng)

nhả ngài (cỏ - dễ = ngải cứu)

sâm mạc cần (sâm – hình – người = sâm hình người)

Các từ ngữ chỉ phương thuốc chữa các bệnh về sinh sản là 57 đơn vị, chiếm 12,8% trong tổng số các từ ngữ chỉ thuốc thang tìm được.

3.3.1.7. Từ ngữ chỉ thuốc chữa rắn cắn, ong đốt…

Do đặc điểm cư trú sống chủ yếu gần rừng núi nên những tai nạn như rắn rết cắn, ong đốt… khá phổ biến. Nhiều thôn bản địa hình xa xôi, xa trung tâm, đi lại khó khăn nên buộc người dân nơi đây phải tìm cách “sống chung với lũ” khi những tai nạn rắn rết cắn, ong đốt ghé thăm thường xuyên. Ngoài cách kiểm tra kĩ lưỡng nơi sinh hoạt thì việc tìm ra phương thuốc hữu hiệu để cấp cứu tai nạn ngay tại chỗ là việc cần thiết. Từ thực tế cuộc sống còn khó khăn và buộc phải tự phòng vệ bản thân nên người dân nơi đây có những bài thuốc rất hiệu nghiệm.

Trong những bài thuốc đó có sử dụng nhiều vị thuốc có tên gọi như:

baư khỉ bẻ (lá – cứt – dê = lá cứt dê)

baư khỉ mu (lá – cứt –lợn = lá cứt lợn)

baư phjắc liếp đông (lá – rau – liếp – rừng = lá bồ công anh)

baư slam véng (lá – ba – chẽ = lá ba chẽ)

khau cườm (dây – cườm = cam thảo)

lạc phjắc pát (rễ - rau – bát = rễ lá lốt)

lảu (rượu = rượu)

mác chác (quả - hồi = hoa hồi)

mác chanh (quả - chanh = quả chanh)

mằn củi (khoai – chuối = củ chuối)

tu đưn (con – giun = con giun)

tu lựt (con – rệp = con rệp)

... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các từ ngữ chỉ phương thuốc chữa các bệnh về sinh sản là 49 đơn vị, chiếm 10,9% trong tổng số các từ ngữ chỉ thuốc thang tìm được.

3.3.2. Từ ngữ chỉ thuốc bổ

3.3.2.1. Từ ngữ chỉ thuốc bổ cho trẻ em và người già

không được tốt, chỉ cần một vị thuốc nhỏ không phù hợp với cơ địa hoặc thể trạng cũng có thể gây ra những biến chứng khó lường. Ở địa phương khảo sát, có một vài vị thuốc nằm trong phương thuốc bổ dành cho trẻ em và người già. Cũng tương tự như một vài vị thuốc nằm trong phương thuốc lục phủ, thuốc bổ cho trẻ em và người già ngoài thực vật còn có một số vị có nguồn động vật như: cao lình (cao khỉ), cao slư (cao hổ), đúc slư (xương hổ), mừ mi (tay gấu)...

Có thể kể đến tên các vị thuốc như:

baư hồng phja (lá – hồng – núi = lá hồng rừng)

baư mác xáy (lá – quả - trứng = lá mướp đắng)

baư phjắc van phja (lá – rau – ngọt – núi = lá rau ngót rừng)

bjoóc cúc (hoa – cúc = hoa cúc)

cao lình (cao – khỉ = cao khỉ)

cao slư (cao – hổ = cao hổ)

đúc slư (xương – hổ = xương hổ)

mác pùng slung (quả - nóng – cao = quả đu đủ)

xáy cáy (trứng – gà = trứng gà)

mèng thưưng (muỗi - đường = mật ong)

nục cu (chim – cu = chim bồ câu)

...

Các từ ngữ chỉ phương thuốc bổ cho trẻ em và người già là 60 đơn vị, chiếm 13,5% trong tổng số các từ ngữ chỉ thuốc thang tìm được.

3.3.2.2. Từ ngữ chỉ thuốc bổ cho người ốm và sau khi ốm

Người ốm và sau ốm là đối tượng cần được quan tâm đặc biệt, cần được chăm sóc và bồi bổ những loại thực phẩm cũng như các vị thuốc để hồi phục sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, nâng cao dẻo dai và phòng ngừa bệnh tật. Khảo sát thực tế cho thấy ở địa phương có khá nhiều cây thuốc và vị thuốc dành cho đối tượng này từ những cây dùng làm rau xanh hàng ngày và các loại cây mọc trên rừng.

Có thể kể đến tên các vị thuốc:

baư phjắc van rườn (lá – rau – ngọt – nhà = lá rau ngót)

bjoóc cúc (hoa – cúc = hoa cúc)

cao lình (cao – khỉ = cao khỉ)

mác mòi (quả - mơ = quả mơ)

mèng thưưng (muỗi - đường = mật ong)

mừ mi (tay – gấu = tay gấu)

nhả đeng (cỏ - đỏ = ngải đỏ)

nhả khao (cỏ - trắng = ngải trắng)

nhả ngài (cỏ - dễ = ngải cứu) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phjắc xèn (rau – tiền = rau má)

pước trầm (vỏ - trầm = vỏ trầm)

thú kheo (đỗ - xanh = đỗ xanh)

Các từ ngữ chỉ phương thuốc bổ cho người ốm và sau ốm là 42 đơn vị, chiếm 9,4% trong tổng số các từ ngữ chỉ thuốc thang tìm được.

3.3.2.3. Từ ngữ chỉ thuốc bổ cho phụ nữ sau sinh

Phụ nữ sau sinh thường mất khá nhiều sức lực do đó cần có chế độ chăm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền trong tiếng nùng (Trang 77)