Những thuận lợi và khó khăn trong xây dựng NT Mở huyện Mai Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 73 - 75)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.3. Những thuận lợi và khó khăn trong xây dựng NT Mở huyện Mai Sơn

3.3.1. Thuận lợi

Luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp. Trong quá trình nghiên cứu, có 100% số người được hỏi cho rằng được Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo và có nhiều chính sách hỗ trợ đây là một thuận lợi cơ bản. Qua hơn 7 năm triển khai thực hiện xây dựng nông thôn theo Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM, nhưng huyện Mai Sơn đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ: Đến nay huyện Mai Sơn đã đạt 225 tiêu chí, bình quân 10,23 tiêu chí/xã, có 4 xã đạt 19/19 tiêu chí (xã Chiềng Ban, xã Mường Chanh, xã Hát Lót và xãMường Bon) 6/21 xã đạt từ 10 - 15 tiêu chí, 11/21 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí. Trình độ, nhận thức của cán bộ từ BCĐ huyện, BCĐ các xã và người dân trong xây dựng nông thôn mới đã được nâng lên; cơ cấu kinh tế có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp, tăng diện tích trồng cây ăn quả trên đất dốc, gắn với Hợp tác xã trong liên kết tiêu thụ sản phẩm; cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội được quan tâm đầu tư như đường giao thông, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa,... với tổng kinh phí trên 369 tỷ đồng (nhà nước hỗ trợ 239,6 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 129,4 tỷ đồng). Thu nhập bình quân/người/năm từ 13,7 triệu đồng năm 2010 tăng lên 30,2 triệu đồng năm 2017; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều năm 2016 là 24,61% đến cuối năm 2017 còn 21,35% (giảm 3,26%); đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt qua đó người dân có điều kiện đóng góp để xây dựng NTM nhiều hơn. An ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững, ổn định.

Đội ngũ cán bộ và tổ chức hệ thống chính trị của địa phương hiện nay đang từng bước ổn định và đáp ứng yêu cầu hiện tại. Đội ngũ cán bộ nhiệt tình, có trình độ sẽ là tiền đề để thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Sự tham gia, hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện là cơ sở để thực hiện thành công các nội dung chỉ tiêu trong xây dựng nông thôn mới.

3.3.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi trên, trong công cuộc xây dựng nông thôn mới huyện Mai Sơn còn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể như sau:

Địa bàn rộng, địa hình chia cắt, manh mún đây là khó khăn lớn trong công tác quy hoạch và phát triển quy hoạch, nhất là quy hoạch sản xuất hàng hóa quy mô lớn và phát triển hạ tầng nông thôn như: giao thông, thủy lợi...

Nguồn lực của địa phương có hạn trong khi đó xây dựng nông thôn mới lại cần nhiều kinh phí. Hiện nay các tiêu chí chưa đạt được, chủ yếu tập trung ở các chỉ tiêu về xây dựng cơ sở hạ tầng. Do đó, đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn mà hiện nay vượt quá khả năng đáp ứng của ngân sách địa phương cũng như huy động từ trong dân.

Năng lực của cán bộ còn hạn chế, đặc biệt hiện nay đội ngũ cán bộ cấp xã chủ yếu là trình độ trung cấp (chiếm 40,6%), Đại học (chiếm 40,4%), Cao đẳng (chiếm 13,8%), Sơ cấp (chiếm 4,8%), đáng chú ý số cán bộ chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ 0,4%. Trong khi xây dựng nông thôn mới là một chương trình lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở phải có trình độ chuyên môn, nhiệt tình với công việc và có khả năng tập hợp nhân dân trong triển khai thực hiện chương trình.

Cơ cấu kinh tế nông thôn của huyện chủ yếu vẫn là nông nghiệp. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với xã vùng 3 đặc biệt khó khăn (Chiềng Nơi, Phiêng Cằm, Nà Ớt, Phiêng Pằn, Chiềng Ve, Chiềng Dong, Chiềng Kheo, Tà Hộc, …) còn chậm; mặt khác nhận thức của người về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn chậm ở khu vực đây này. Đây cũng là khó khăn rất lớn trong quá trình xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới.

Do tập quán, thói quen người dân làm chuồng nuôi gia súc, gia cầm gần nhà hay dưới gầm sàn; cùng với đó là tình trạng nhà vệ sinh tạm bợ; lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ trong sản xuất; cũng như tình trạng việc xử lý chất thải chăn nuôi, nước thải sinh hoạt, vứt rác bừa bãi, … là những khó khăn trong việc thực hiện tiêu chí môi trường, an toàn thực phẩm (đây là một trong những tiêu chí khó, hiện có 4/21 xã đạt tiêu chí này)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)