Kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới của huyện Cao Phong, tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 34 - 35)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.2. Cơ sở thực tiễn về xây dựng nông thôn mới

1.2.4. Kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới của huyện Cao Phong, tỉnh

tỉnh Hòa Bình

Cao Phong là huyện miền núi của tỉnh Hòa Bình, được thành lập từ năm 2001 trên cơ sở chia tách huyện Kỳ Sơn, huyện có 13 xã, thị trấn. Năm 2010, khi bắt đầu xây dựng nông thôn mới, huyện không có xã nào đạt được 7 tiêu chí, chỉ có 2 xã đạt từ 5 đến 6 tiêu chí, còn lại 10 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Với sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự hưởng ứng tham gia của người dân, đến nay trên địa bàn huyện Cao Phong đã có 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới (huyện đi đầu trong tỉnh Hòa Bình); bình quân các xã trong huyện đạt trên 13 tiêu chí nông thôn mới. Năm 2017, thu nhập bình quân đầu người đạt 41,6 triệu đồng/người. Huyện đã đầu tư gần 276 tỷ đồng để phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục, y tế… theo các tiêu chí xây dựng NTM giúp bộ mặt nông thôn thay đổi nhanh chóng theo hướng hiện đại, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện cả về vật chất và tinh thần.

Qua triển khai xây dựng nông thôn mới huyện Cao Phong đã rút ra bài học kinh nghiệm đó là:

- Phát huy được tinh thần đoàn kết trong nhân dân và các dân tộc cùng chung sống trên địa bàn là Mường, Kinh và Dao. Huy động những già làng, trưởng bản, người có uy tín tham gia và họ là những người tiên phong trong phong trào… nhất là việc tự nguyện hiến đất đai, từ đó mọi người dân hưởng ứng làm theo.

- Tăng cường vai trò của người đứng đầu, lãnh đạo huyện, ngành, xã phải tổ chức các cuộc đối thoại với người dân; giải quyết những vướng mắc, khó khăn của nhân dân và tìm ra những điều kiện, tiềm năng, thế mạnh của địa phương để khơi dậy và phát huy

- Thực hiện tốt phương châm "lấy sức dân để chăm lo cuộc sống cho nhân dân”.

- Lựa chọn, tập trung đầu tư phát triển cây trồng chủ lực (cây ăn quả có múi: Cam, quýt, bưởi) để phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)