Điều kiện tự nhiên kinh tế-xã hội tại 4 xã điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 46 - 50)

4. Ý nghĩa của đề tài

2.2. Điều kiện tự nhiên kinh tế-xã hội tại 4 xã điều tra

2.2.1. Xã Chiềng Ban

Xã Chiềng Ban nằm ở phía Tây Bắc của huyện Mai Sơn, cách trung tâm huyện khoảng 23km, có diện tích tự nhiên theo địa giới hành chính là

3.612,0 ha, gồm 26 bản, tiểu khu. Xã Chiềng Ban có vị trí giáp ranh như sau: Phía Bắc giáp xã Hua La, thành phố Sơn La; phía Đông giáp xã Chiềng Mai, Chiềng Mung; phía Nam giáp xã Chiềng Dong; phía Tây giáp xã Chiềng Chung.

- Tài nguyên đất: Chiềng Ban có địa hình nhiều đồi núi thoải, thấp đất đai màu mỡ. Đất ở Chiềng Ban chủ yếu là đất Feranit nâu đỏ, nâu vàng trên đá vôi, thành phần cơ giới trung bình đến nặng, mùn trung bình thuộc loại đất tốt, tầng đất từ 30cm - 120 cm. Là xã có điều kiện thuận lợi cho phát triển cây Cà Phê, rau màu, chăn nuôi và dịch vụ;

- Tài nguyên rừng: Tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn xã là 1.417,62 ha, trong đó đất rừng sản xuất là 872,82 ha; đất rừng phòng hộ là 544,8 ha. Độ che phủ đạt 39,25%.

- Nhân lực: Dân số toàn xã năm 2017 có: 1.401 hộ với 6.322 nhân khẩu. Dân tộc Thái: 1.112 hộ chiếm 79,4% dân số; Dân tộc Kinh: 289 hộ chiếm 20,6% dân số.

Lao động trong độ tuổi có: 3.685 người; trong đó:

+ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản: 3.284 lao động, chiếm 89,11% + Tiểu thủ công nghiệp, xây dựng: 171 lao động, chiếm 4,65%

+ Thương mại - dịch vụ: 230 lao động, chiếm 6,24%

- Kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới: Năm 2011 xã Chiềng Ban đạt 12/19 tiêu chí, còn 07 tiêu chí chưa đạt (Tiêu chí số 2: Giao thông; Tiêu chí số 3: Thủy lợi; Tiêu chí số 5: Trường học; Tiêu chí số 6: Cơ sở vật chất văn hóa; Tiêu chí số 7: Chợ nông thôn; Tiêu chí số 9: Nhà ở dân cư; Tiêu chí số 17: Môi trường). Qua 5 năm thực hiện, năm 2015 xã đã đạt 19/19 tiêu chí, đây là xã thứ 2 của tỉnh Sơn La đạt chuẩn nông thôn mới; thu nhập bình quân đầu người năm 2017 là 29 triệu đồng/người/năm; nhiều hộ có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm từ cây cà phê, bưởi, cam, rau, ...; tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 là 5,05%; hệ thống đường giao thông trục xã, liên xã, nội

bản được bê tông hóa; hệ thống trường học, trạm y tế đáp ứng nhu cầu của nhân dân; bộ mặt xóm, làng khang trang, sạch sẽ.

2.2.2. Xã Chiềng Nơi

Chiềng Nơi là xã vùng 3 của huyện Mai Sơn, cách trung tâm huyện 120km về hướng Tây, có diện tích tự nhiên theo địa giới hành chính là 13.155 ha, phía Bắc giáp xã Mường Lầm, huyện Thuận Châu; Phía Đông giáp xã Mường Chanh; Phía Nam giáp xã Phiêng Cằm; Phía Tây giáp xã Nậm Ty, huyện Sông Mã.

Xã Chiềng Nơi với dân số là 4.864 người phân bố ở 16 bản. Trong những năm qua kinh tế - xã hội có những chuyển biến tích cực, thu nhập bình quân đầu người thấp đạt 7,73 triệu/người/năm

Tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn xã là 5.790,54 ha. Trong đó đất rừng sản xuất là 3.687,54 ha; đất rừng phòng hộ là 2.103,00 ha.

- Kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới: Với đặc điểm là xã đặc biệt khó khăn, xuất phát điểm thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn (Năm 2011 xã Chiềng Nơi đạt 01/19 tiêu chí, tiêu chí Quy hoạch, tỷ lệ hộ nghèo trên 82%). Qua 7 năm thực hiện, đến nay xã đã đạt 05/19 tiêu chí (Tiêu chí số 1: Quy hoạch; Tiêu chí số 3: Thủy lợi; Tiêu chí số 7: Hạ tầng thương mại nông thôn; Tiêu chí số 12: Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên; Tiêu chí số 19: An ninh trật tự xã hội); đời sống nhân dân từng bước được nâng lên.

2.2.3. Xã Mường Chanh

Xã Mường Chanh cách trung tâm hành chính huyện Mai Sơn 50km về phía Tây huyện Mai Sơn. Với tổng diện tích tự nhiên là 2.930,0 ha;

+ Phía Bắc giáp xã xã Chiềng Cọ và xã Hua La, thành phố Sơn La; + Phía Đông giáp xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn;

+ Phía Nam giáp xã Chiềng Nơi, huyện Mai Sơn; + Phía Tây giáp xã Mường Lầm, huyện Thuận Châu;

Xã Mường Chanh có 755 hộ với 3747 nhân khẩu; xã có 19 bản,

Tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn xã là 909,17 ha. Trong đó đất rừng sản xuất là 638,57 ha; đất rừng phòng hộ là 270,6 ha

- Kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới: Với đặc điểm là xã vùng II của huyện Mai Sơn, năm 2011 xã đạt 8/19 tiêu chí, còn 11 tiêu chí chưa đạt (tiêu chí số 2: giao thông; tiêu chí số 3: thủy lợi; tiêu chí số 5: trường học; tiêu chí số 6: cơ sở vật chất văn hóa; tiêu chí số 7: chợ nông thôn; tiêu chí số 9: nhà ở dân cư; tiêu chí 10: thu nhập, tiêu chí 11: hộ nghèo, tiêu chí 14: giáo dục, tiêu chí 15: y tế, tiêu chí số 17: môi trường). Qua 6 năm thực hiện, năm 2016 xã đã đạt 19/19 tiêu chí; thu nhập bình quân đầu người năm 2017 là 25 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 là 5,6%; hệ thống đường giao thông nội bản được bê tông hóa; hệ thống trường học, trạm y tế được đầu tư đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

2.2.4. Xã Hát Lót

Xã Hát Lót là xã tiếp giáp với trung tâm hành chính của huyện Mai Sơn, cách trung tâm huyện 5 km. Với tổng diện tích tự nhiên là 5.661 ha, trong đó diện tích đất canh tác 2.127 ha.

+ Phía Bắc : Giáp xã Mường Bon. + Phía Nam : Giáp xã Chiềng Lương. + Phía Đông : Giáp xã Cò Nòi.

+ Phía Tây : Giáp xã Chiềng Ve.

+ Phía Tây Bắc : Giáp xã Chiềng Mai, Chiềng Mung.

Dân số xã Hát Lót: 2.068 hộ, 9.071 nhân khẩu gồm 5 dân tộc: Kinh, Thái, Mường, Hmông, Khơ mú cùng sinh sống trên 31 bản, tiểu khu.

Tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn xã là 1.688,06ha. Trong đó đất rừng sản xuất là 475,33 ha; đất rừng phòng hộ là 1212,73 ha

- Kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới: Năm 2011 xã đạt 9/19 tiêu chí, còn 10 tiêu chí chưa đạt (tiêu chí số 2: giao thông; tiêu

chí số 3: thủy lợi; tiêu chí số 5: trường học; tiêu chí số 6: cơ sở vật chất văn hóa; tiêu chí số 7: chợ nông thôn; tiêu chí số 9: nhà ở dân cư; tiêu chí 10: thu nhập, tiêu chí 11: hộ nghèo, tiêu chí 16: văn hóa, tiêu chí số 17: môi trường). Qua 7 năm thực hiện, năm 2017 xã đã đạt 19/19 tiêu chí; thu nhập bình quân đầu người năm 2017 là 29 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 là 5,6%; quan tâm đầu tư hệ thống đường giao thông nội bản, liên bản, trường học, trạm y tế được đầu tư đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với tiềm năng lợi thế của địa phương là trồng cây ăn quả như xoài, nhãn, bưởi góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)