Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 50 - 52)

4. Ý nghĩa của đề tài

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.3.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Những số liệu được thu thập từ tài liệu đã công bố chính thức của cơ quan Nhà nước: Trung ương, tỉnh, huyện về xây dựng nông thôn mới ở cấp độ vĩ mô và ở địa bàn nghiên cứu. Thu thập thông tin từ những báo cáo khoa học đã được công bố, các tài liệu thống kê do các cơ quan của tỉnh, huyện và các xã thuộc huyện Mai Sơn cung cấp; những số liệu này thu thập chủ yếu ở các cơ quan như: Chi cục Thống kê, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Tài chính-Kế hoạch, Phòng Giáo dục- Đào tạo, Phòng Văn hoá và Thông tin huyện, Văn phòng HĐND - UBND huyện, UBND các xã Chiềng Ban, Mường Chanh, Hát Lót, Chiềng Nơi… các trang điện tử của Chính phủ về phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới; Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên, thư viện Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên…

2.3.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Để có thêm thông tin đánh giá việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mai Sơn, ngoài thông tin, số liệu thứ cấp thu thập được, tác giả tiến hành điều tra thêm thông tin sơ cấp của 2 nhóm đối

tượng đó là: Nhóm cán bộ địa phương có tham gia chỉ đạo chương trình xây dựng NTM và nhóm các hộ nông dân.

* Nhóm cán bộ địa phương:

Phỏng vấn 06 đại diện Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của 4 xã nghiên cứu (trưởng ban, công chức địa chính - xây dựng - nông lâm nghiệp, công chức tài chính - kế toán, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, mặt trận tổ quốc ), 04 trưởng bản mỗi xã (ngoài 3 trưởng bản điều tra, lấy thêm ý kiến 01 trưởng bản)

Điều tra nhóm cán bộ địa phương: Theo mẫu điều tra đã chuẩn bị sẵn (phụ lục số 03). Các đối tượng điều tra đã thống kê ở trên, tổng cộng 40 phiếu, trong đó có 24 phiếu điều tra cấp xã, 16 phiếu cấp bản.

* Nhóm hộ nông dân:

Huyện Mai Sơn có 21 xã và 01 thị trấn, trong đó có 3 xã vùng I (thị trấn Hát Lót, xã Chiềng Ban, xã Hát Lót); 11 xã vùng II (xã Mường Chanh, xã Chiềng Chung, xã Chiềng Mai, xã Chiềng Mung, xã Mường Bon, xã Mường Bằng, xã Nà Bó, xã Chiềng Sung, xã Chiềng Chăn, xã Cò Nòi, xã Chiềng Lương) và 8 xã vùng III (xã Chiềng Nơi, xã Phiêng Cằm, xã Nà Ớt, xã Chiềng Dong, xã Chiềng Kheo, xã Chiềng Ve, xã Tà Hộc, xã Phiêng Pằn). Việc lựa chọn 4 xã đại diện cho 3 vùng về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện làm điểm nghiên cứu, điều tra. Xã Chiềng Ban, xã Hát Lót là xã đại diện cho khu vực thuận lợi để phát triển, trong đó xã Chiềng Ban đã đạt chuẩn nông thôn mới; xã Chiềng Nơi là xã đại diện cho xã đặc biệt khó khăn của huyện.

Trên cơ sở 4 xã chọn mỗi xã 3 bản đại diện cho những khu vực thuận lợi, khó khăn của từng xã, cụ thể:

+ Xã Chiềng Ban gồm các bản: Huổi Khoang, bản Thộ, Tong Chinh + Xã Mường Chanh gồm các bản: Bông, Lọng Nghịu, Hịa

+ Xã Hát Lót gồm các bản, tiểu khu: Nà Hạ, Tiểu khu 10, Co Trai + Xã Chiềng Nơi gồm các bản: Co Hịnh, Nhụng Dưới, Pá Hốc

Tiến hành phỏng vấn mỗi xã 3 bản, mỗi bản chọn mẫu 10 hộ nông dân để điều tra phỏng vấn. Chọn mẫu theo phương pháp chọn ngẫu nhiên hệ thống dựa trên danh sách các hộ gia đình trong thôn. Số hộ điều tra phỏng vấn tại mỗi xã là 30 hộ. Tổng số hộ dân điều tra phỏng vấn ở 4 xã nghiên cứu là 120 hộ.

2.3.3. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin

Sau khi thu thập được các thông tin, tiến hành xử lý và phân tích thông tin tại phần mềm Excel.

* Phương pháp phân tổ thống kê: Những thông tin sau khi thu thập

được sẽ được phân tổ theo các nhóm tiêu chí. Phương pháp phân tổ sẽ giúp ta nhìn nhận rõ ràng các sự kiện để có được những đánh giá chính xác nhất đối với tình hình phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội ở huyện Mai Sơn.

* Phương pháp phân tích so sánh: Sử dụng phương pháp dãy số thời

gian và so sánh các chỉ tiêu tính toán giữa các ngành, các vùng, các nhóm lao động… từ đó có những giải pháp cụ thể.

* Phương pháp thống kê mô tả: Dựa vào các số liệu thống kê, mô tả được

biến động và xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế - xã hội, từ đó rút ra những kết luận cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu và ứng dụng.

* Phương pháp chuyên gia: Thông qua trao đổi với các cán bộ có kinh

nghiệm về lĩnh vực phát triển nông thôn của huyện, xã ở địa bàn nghiên cứu; trao đổi, thảo luận với cán bộ Ban quản lý xây dựng NTM của xã, các chủ hộ tham gia Chương trình xây dựng NTM. Từ đó góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả điều tra, nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)