Các giải pháp đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 78 - 87)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.4. Các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn

3.4.3. Các giải pháp đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa

địa bàn huyện Mai Sơn trong những năm tới

3.4.3.1. Giải pháp chung

Xây dựng NTM là chương trình triển khai trong phạm vi cả nước, liên quan đến nhiều lĩnh vực, đối với tỉnh Tỉnh Sơn La nói chung và huyện Mai Sơn nói riêng; để triển khai thành công chương trình xây dựng NTM cần có các giải pháp cụ thể và đồng bộ.

* Công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia xây dựng NTM

Người dân là chủ thể trong xây dựng nông thôn mới, chính vì vậy cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân hiểu được mục đích, ý nghĩa của chương trình xây dựng NTM từ đó người dân tự giác thực hiện đóng góp sức lao động, tiền của, hiến đất; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống góp phần vào sự phát triển chung của cộng đồng.

Quán triệt đến cán bộ cơ sở nâng cao vai trò trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền phải thực hiện tốt nguyên tắc: xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới Đổi mới hình thức tổ chức học tập, nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết nâng cao nhận thức của đội ngũ đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Đồng thời kịp thời động viên khen thưởng những tập thể, cá nhân, những điển hình tiên tiến trong triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

* Nâng cao trình độ cán bộ và dân trí của người dân địa phương

- Có chủ trương, chính sách thu hút nhân tài, quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã, cán bộ thôn, bản nâng cao trình độ để tiếp thu, triển khai các chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời có khả năng vận động người dân áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất có hiệu quả.

- Tăng cường công tác tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật các chương trình khuyến nông, khuyến lâm để nâng cao trình độ sản xuất cho nông dân

* Đánh giá, rà soát thực trạng tình hình nông thôn

Hàng năm phải định kỳ đánh giá, rà soát thực trạng nông thôn so với các tiêu chí cần đạt đang ở mức nào. Từ đó cấp xã xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai nhiệm vụ cho năm tiếp theo, đồng thời gửi huyện để tổng hợp, cân đối nguồn lực để đầu tư.

* Xây dựng các chương trình, dự án, đề tài về xây dựng nông thôn mới

Trên cơ sở bản quy hoạch về nông thôn mới, để có kế hoạch hoàn thiện từng tiêu chí cần phải triển khai xây dựng lộ trình và các chương trình, đề án, dự án, đề tài hướng vào việc đạt các tiêu chí xây dựng NTM, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Từ đó có các kế hoạch ngắn hạn và nguồn lực để triển khai thực hiện có hiệu quả.

* Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn

Lồng ghép các nguồn vốn (chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình nông thôn mới, ngân sách tỉnh, nguồn ngân sách huyện, …) và kêu gọi các nguồn đầu tư (doanh nghiệp, người dân) để xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông đến trung tâm xã, đường liên bản, nội bản, đường ngõ, xóm, nhà văn hóa xã, bản, hệ thống điện, cơ sở giáo dục, y tế, xây dựng nhà ở dân cư phù hợp để đạt chuẩn theo quy định.

* Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế, phát huy lợi thế của địa phương đối với những cây trồng có

thế mạnh như: cây ăn quả (nhãn, xoài, na, thanh long, quả có múi, …), cà phê, sắn, mía, …; chuyển dần diện tích trồng cây nông nghiệp ngắn ngày sang trồng cây ăn quả, cây có giá trị kinh tế cao; Phát triển chăn nuôi đại gia súc ở những nơi có điều kiện chăn thả; rà soát, điều chỉnh phát triển lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng đầu nguồn sông Đà, sông Mã, phát huy hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng để người dân phát triển kinh tế từ rừng.

Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất; tập trung thu hút, khuyến khích đầu tư vào chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, gắn với phát triển Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã, hình thành các chuỗi liên kết từ sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm cho người dân qua đó từng bước nâng cao thu nhập cho người dân.

* Nâng cao chất lượng các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở

Tăng cường xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh nhằm giữ vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở, củng cố bộ máy chính quyền, mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị. Chú trọng làm tốt công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở. Khảo sát, phân loại cán bộ xã theo chuẩn của Bộ Nội vụ quy định. Từ đó, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền. Phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, tăng cường phối hợp với cấp uỷ, chính quyền các cấp tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và nhân dân tích cực tham gia vào xây dựng nông thôn mới.

* Giải pháp về cơ chế, chính sách

Đối với tỉnh, huyện cần có cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân hợp tác với nông dân đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp, hỗ trợ tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập cho người dân.

Huy động mọi nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia vào xây dựng NTM; đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiêp, nông thôn.

* Tăng cường giám sát

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong xây dựng NTM; tiếp tục phát huy vai trò phản biện, giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và cộng đồng dân cư đối với xây dựng NTM.

3.4.3.2. Giải pháp theo hướng chỉ tiêu

* Quản lý và thực hiện Quy hoạch

Hướng dẫn cấp xã rà soát, điều chỉnh quy hoạch theo hướng phù hợp với quy hoạch tổng thể của tỉnh, huyện và phù hợp với điều kiện từng xã (chỉ xác định các công trình thiết yếu cần thực hiện, tận dụng tối đa các công trình hiện có, chú trọng sửa chữa nâng cấp, hạn chế xây dựng mới), bổ sung quy hoạch chi tiết về sản xuất theo hướng xây dựng cánh đồng lớn gắn với thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Chú ý hướng dẫn quy hoạch nghĩa trang của từng bản, từng xã phù hợp với phong tục, tập quán của từng dân tộc, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Chỉ đạo hướng dẫn rà soát điều chỉnh đề án theo hướng chỉ xác định các nội dung, công việc thiết yếu cần thực hiện, xác định lại khối lượng theo quy hoạch đã được điều chỉnh, cân đối các nguồn lực phù hợp thực tế của xã và xác định thứ tự ưu tiên, lộ trình thực hiện đề án đảm bảo tính khả thi.

Xây dựng kế hoạch tập trung điều chỉnh quy hoạch, đề án của 02 xã dự kiến hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới đến năm 2020, rút kinh nghiệm chỉ đạo triển khai các xã còn lại trong giai đoạn 2020 - 2025.

* Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội

Tập trung phấn đấu thực hiện các tiêu chí đạt thấp gồm: tiêu chí số 2,5,6, 8,9 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới, cụ thể:

Hoàn thiện đường giao thông đến trung tâm 04 xã (Chiềng Nơi, Phiêng Cằm, Chiềng Ve, Chiềng Dong); tập trung triển khai làm đường bê tông nông thôn liên bản, đường nội bản; các công trình phục vụ việc chuẩn hoá về giáo dục và các công trình hoạt động văn hoá, thể thao; xây dựng nhà ở dân cư phù

hợp để đạt chuẩn theo quy định; phương châm đầu tư: Điện (nhân dân hiến đất để giải phóng mặt bằng và đóng góp công sức, nhà nước hỗ trợ), đường (đường đến xã do Nhà nước đầu tư; đường nội bản, tiểu khu và đường liên bản, tiểu khu do nhân dân thực hiện, Nhà nước hỗ trợ); trường học, trạm y tế do Nhà nước đầu tư

* Phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu, nâng cao thu nhập cho người dân

Phấn đấu thực hiện đạt yêu cầu tiêu chí số 10, 12 trong Bộ tiêu chí quốc gia NTM, bao gồm:

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển hàng hoá, có hiệu quả kinh tế cao. Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Cơ giới hoá trong nông nghiệp nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Đẩy mạnh công tác đạo tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

* Giảm nghèo và an sinh xã hội

Phấn đấu thực hiện đạt yêu cầu tiêu chí số 11 của Bộ tiêu chí quốc gia NTM. Tiếp tục triển khai chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo; thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế, giảm nghèo nhanh và bền vững.

* Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn

Phấn đấu thực hiện đạt yêu cầu tiêu chí số 13 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới: mỗi xã chọn 01 đến 2 sản phẩm chủ lực, tạo nông sản hàng hóa; tổ chức lại sản xuất theo hướng động viên các hộ sản xuất theo kiểu trang trại (quy mô lớn, chuồng trại chăn nuôi tập trung, xa nơi ở), động viên những cá nhân sản xuất giỏi, có khả năng làm sáng lập viên thành lập hợp tác xã, mời gọi tạo điều kiện các doanh nghiệp liên kết thu mua, chế biến nông sản của hộ nông dân, HTX.

* Phát triển y tế, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân; chất lượng giáo dục-đào tạo; đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông và xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư

Y tế: Đẩy mạnh phong trào xã hội hoá về y tế, phát triển và hoàn thiện hệ thống y tế dự phòng gắn với việc củng cố hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, nâng cấp, củng cố cơ sở vật chất, trang thiết bị khám chữa bệnh và đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ y tế thôn, bản.

Giáo dục: Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện gắn với phát triển kinh tế - xã hội của huyện; thực hiện xã hội hoá giáo dục, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất, nâng cấp trang thiết bị, nâng cao chất lượng giáo viên đảm bảo tay nghề và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu chuyên môn giáo dục và đào tạo.

* Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Thực hiện tốt Chương trình về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; quan tâm xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn; hệ thống tiêu thoát nước; xây dựng các điểm thu gom xử lý rác thải; chỉnh trang nhà ở dân cư, công trình vệ sinh, nhà tắm hộ gia đình; cải tạo nghĩa trang, phát triển cây xanh công cộng,…

* Củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị- xã hội và xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn.

Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới. Khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tuyển dụng cán bộ trẻ có trình độ, đủ tiêu chuẩn về công tác ở cấp xã để tiếp tục thực hiện chuẩn hoá đội ngũ cán bộ cấp cơ sở.

* Giữ vững an ninh, trật tự xã hội ở nông thôn

Phấn đấu thực hiện đạt yêu cầu tiêu chí số 19 trong Bộ tiêu chí quốc gia NTM, bao gồm: Xây dựng thực hiện tốt nội quy, quy ước thôn, bản về trật tự

an ninh; phòng chống các tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu. Thực hiện tốt cơ chế, chính sách nhằm đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn.

3.4.3.3. Giải pháp đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới theo vùng

* Đối với các xã vùng I

Hiện nay 02 xã thuộc vùng I (xã Chiềng Ban, xã Hát Lót) đã đạt chuẩn nông thôn mới, vì vậy giải pháp trọng tâm của 02 xã trên là:

- Tập trung chỉ đạo giữ vững 19 tiêu chí nông thôn mới đã được công nhận - Rà soát, xây dựng kế hoạch và tập trung chỉ đạo xây dựng xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới nâng cao theo Quyết định số 691/QĐ-TTg ngày 05/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018 - 2020;

- Tiếp tục lồng ghép, huy động các nguồn vốn hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã nhằm tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội, như đường giao thông, công trình thủy lợi, nước sinh hoạt, trường học, thiết chế văn hóa. Xây dựng các tuyến đường kiểu mẫu, khu nông thôn kiểu mẫu gắn với phong tục, tập quán địa phương; đánh giá rút kinh nghiệm để nhân rộng.

- Tập trung chỉ đạo nhân dân phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; phát triển HTX ứng dụng công nghệ cao, HTX sản xuất theo hướng hữu cơ gắn với sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Xây dựng các vườn mẫu gắn với quy hoạch dân cư nông thôn, quy hoạch khu vực sản xuất.

* Đối với các xã vùng II (xã Mường Chanh, xã Chiềng Chung, xã Chiềng Mai, xã Chiềng Mung, xã Mường Bon, xã Mường Bằng, xã Nà Bó, xã Chiềng Sung, xã Chiềng Chăn, xã Cò Nòi, xã Chiềng Lương)

- Đối với xã Mường Chanh, xã Mường Bon đã đạt chuẩn nông thôn mới: Tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp như đối với xã vùng I

- Đối với 09 xã còn lại (trong đó 06 xã đạt trên 10 tiêu chí: xã Cò Nòi, xã Chiềng Sung, xã Nà Bó, xã Chiềng Mung, xã Chiềng Mai, xã Mường Bằng; 04 xã đạt từ 7-9 tiêu chí: xã Chiềng Lương, xã Chiềng Chăn, xã Chiềng Chung) giải pháp trọng tâm là:

+ Thực hiện rà soát, bổ sung điều chỉnh quy hoạch, đề án theo hướng phù hợp với quy hoạch tổng thể của tỉnh, huyện và phù hợp với điều kiện từng xã (chỉ xác định các công trình thiết yếu cần thực hiện, tận dụng tối đa các công trình hiện có, chú trọng sửa chữa nâng cấp, hạn chế xây dựng mới), bổ sung quy hoạch chi tiết về sản xuất theo hướng xây dựng cánh đồng lớn gắn với thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Chú ý hướng dẫn quy hoạch nghĩa trang của từng bản, từng xã phù hợp với phong tục, tập quán của từng dân tộc, đảm bảo vệ sinh môi trường.

+ Tập trung chỉ đạo các xã rà soát, xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện các tiêu chí nông thôn mới (rõ thời gian hoàn thành, rõ người, rõ việc, đặc biệt là các tiêu chí cần nguồn vốn đầu tư); quán triệt và thực hiện tốt phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”. Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn chương trình, dự án trên địa bàn và huy động nguồn vốn xã hội hóa, nguồn lực trong nhân dân để duy trì giữ vững các tiêu chí đã đạt chuẩn và phấn đấu thực hiện các tiêu chí theo kế hoạch

+ Tập trung triển khai các dự án phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa chủ lực trên địa bàn xã theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 78 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)