Kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới của huyện Thạch Hà, tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 32 - 34)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.2. Cơ sở thực tiễn về xây dựng nông thôn mới

1.2.3. Kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới của huyện Thạch Hà, tỉnh

tỉnh Hà Tĩnh

Huyện Thạch Hà là 1 huyện của tỉnh Hà Tĩnh, diện tích tự nhiên 35,6km2, dân số gần 15 vạn người, huyện có 30 xã và 1 thị trấn. Triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, trong điều kiện gặp nhiều khó khăn, xuất phát điểm thấp, ban đầu bình quân đạt 3,27 tiêu chí/xã, có đến 26 xã dưới 5 tiêu chí, tỷ lệ hộ nghèo 11,48%, thu nhập bình quân đầu người đạt 14,5 triệu đồng, mô hình kinh tế, HTX trên địa bàn còn ít, hệ thống đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng, trường học.... chưa đảm bảo yêu cầu.

Nhưng xác định rõ NTM là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, quyết định vấn đề nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

Sau gần 7 năm kiên trì, liên tục, quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến xã; sự chung sức đồng lòng của người dân và doanh nghiệp, đặc biệt có một số điểm mới sáng tạo trong công tác chỉ đạo, điều hành đó là:

- Định kỳ hàng tháng Thường trực Ban Chỉ đạo NTM huyên trực tiếp làm việc với 3-4 xã để soát xét kết quả thực hiện, gắn với đối thoại với người dân, để kịp thời chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc ngay tại cơ sở, tạo sự đồng thuận, tăng cường niềm tin của người dân đối với cấp ủy, chính quyền. Các đoàn công tác của Ban Thường vụ Huyện ủy chủ động làm việc và đối thoại với các xã còn lại.

- Sớm phê duyệt kế hoạch thực hiện tiêu chí (năm phấn đấu về đích thì kế hoạch phải được huyện phê duyệt từ tháng 10 của năm trước), với phương châm chỉ đạo tiêu chí dễ thực hiện, ít nguồn lực làm trước, tiêu chí khó làm sau và phân công chủ trì xã trực tiếp chỉ đạo và thực hiện.

- Tổ chức ký cam kết chính trị giữa Bí thư, Chủ tịch xã với thường trực BCĐ NTM huyện, có nội dung cam kết cụ thể.

- Đầu năm huyện chọn một xã để tổ chức điểm lễ phát động toàn huyện ra quân xây dựng NTM. Đặc biệt là duy trì thường xuyên và thực hiện có hiệu quả phong trào “Ngày về cơ sở xây dựng nông thôn mới”, ngày thứ 7 cán bộ huyện, xã về thôn để giúp dân xây dựng nông thôn mới.

- Các xã duy trì đều đặn chế độ giao ban tuần do đ/c Bí thư và Chủ tịch xã chủ trì; hàng tháng tổ chức họp Ban Chỉ đạo mở rộng để rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí theo kế hoạch.

Qua gần 7 năm thực hiện Chương trình, đến nay toàn huyện có 413 tiêu chí đạt chuẩn, bình quân đạt 13,76 tiêu chí/xã; có 9 xã đạt chuẩn NTM, 3 xã đang xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu (trong đó có xã Tượng Sơn phấn đấu đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu trong năm 2017), không còn xã dưới 10 tiêu chí. Thành lập mới 1.203 mô hình có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên,

373 THT, 186 HTX, 264 DN. Làm mới, nâng cấp 683,3 km đường giao thông, 235 km kênh mương nội đồng, 20 nhà văn hóa xã, 63 nhà văn hóa thôn; nâng cấp sữa chữa 10 nhà văn hóa xã, 70 nhà văn hóa thôn, xóa 1.575 nhà tạm, dột nát....; có 119/209 thôn triển khai xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, trong đó 10 Khu đạt chuẩn; 438 vườn triển khai xây dựng vườn mẫu, trong đó 211 vườn đạt chuẩn có thu nhập bình quân từ 60 đến 150 triệu đồng/vườn/năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)