Tình hình sử dụng đất của huyện Mai Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 38 - 39)

giai đoạn 2015 - 2017

ĐVT: ha

Loại đất

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

DT (ha) Cơ cấu

(%) DT (ha) Cơ cấu (%) DT (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích 142.670,00 100,00 142.670,00 100,00 142.670,00 100,00

1. Đất sản xuất nông nghiệp 38.392,33 26,91 38.857,94 27,24 39.192,82 27,47 2. Đất lâm nghiệp 68.365,24 47,92 70.199,39 49,20 71.823,14 50,34 3. Đất phi nông nghiệp 5.790,55 4,06 5.872,79 4,12 6.149,06 4,31 4. Đất ở 59,75 0,04 60,66 0,04 148,68 0,10 5. Đất chưa sử dụng 30.062,13 21,07 27.679,22 19,40 25.356,30 17,77

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mai Sơn)

- Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 71.823,14 ha chiếm 50,34% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất rừng sản xuất là 37.245,59 ha; đất rừng phòng hộ là 34.577,55 ha. Tỷ lệ che phủ của rừng năm 2017 đạt 36,2 %; rừng là nguồn tài nguyên chiếm ưu thế của huyện đất lâm nghiệp chiếm phần lớn diện tích trong cơ cấu sử dụng đất của toàn huyện.

- Tài nguyên khoáng sản: Huyện Mai Sơn là vùng có khoáng sản đa dạng, phong phú nhưng có quy mô nhỏ, trữ lượng không lớn, lại phân tán. Đáng chú ý có các loại khoáng sản sau: vàng sa khoáng ở Chiềng Lương, Chiềng Chung, Mường Chanh trữ lượng không lớn; đất sét ở Mường Chanh có thể sản xuất gốm...; mỏ đồng ở Chiềng Chung; mỏ sắt ở Phiêng Pằn. Ngoài ra trên địa bàn còn có trên 1.000 ha núi đá có thể khai thác làm nguyên vật liệu xây dựng, làm đường giao thông và làm nguyên liệu cho nhà máy xi măng.

- Tài nguyên nhân văn: Trong quá trình đấu tranh giữ nước, trải qua các giai đoạn thăng trầm của lịch sử nhân dân các dân tộc (dân tộc Thái, Mông, Kinh, Khơ Mú, Sinh Mun) luôn sinh sống đoàn kết, gắn bó đùm bọc cùng nhau xây dựng bảo vệ quê hương. Mỗi dân tộc vẫn giữ được các nét đặc trưng riêng trong đời sống văn hoá truyền thống như: “Tiếng hát làm dâu”, điệu múa “Tăng bu, Hươn mạy”, ném còn, bắn nỏ, nghề rèn đúc,... Bảo tồn các di sản văn hoá như khu căn cứ cách mạng Mường Chanh, tượng đài chiến thắng ngã 3 Cò Nòi, di tích gốc me,...

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với đường lối phát triển theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng thương mại tăng dần, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Năm 2011, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 30,12%, năm 2017 giảm xuống còn 27,59%. Tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng năm 2011 chiếm 34,18%, đến năm 2017 tăng lên 37,50%. Tỷ trọng ngành dịch vụ năm 2011 chiếm 35,08%, đến năm 2017 là 34,91%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)