4. Ý nghĩa của đề tài
3.2. Kết quả khảo sát, điều tra tại 4 xã chọn làm điểm nghiên cứu
3.2.1. Nhóm cán bộ địa phương
Khi tìm hiểu khả năng nhận thức về chương trình xây dựng NTM của cán bộ xã, thôn; phần đa đều hiểu rõ về nội dung, mục đích, ý nghĩa của chương trình xây dựng NTM, xác định rõ vai trò trách nhiệm của Ban chỉ đạo, Ban quản lý... Tuy nhiên, một số ít cán bộ còn chưa hiểu rõ về nội dung của 19 tiêu chí chương trình xây dựng NTM. Mặt khác năng lực của cán bộ cấp cơ sở còn hạn chế... do đó dẫn đến hiệu quả thực hiện chương trình chưa cao. Kết quả được thể hiện qua bảng 3.2, bảng 3.3 như sau:
Bảng 3.2: Tổng hợp ý kiến của cán bộ xã, bản tham gia chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới Chương trình xây dựng nông thôn mới
(ĐVT: % ý kiến cán bộ xã, bản; n=30)
TT Nội dung câu hỏi
Xã Chiềng Ban Xã Mường Chanh Xã Hát Lót Xã Chiềng Nơi Trung bình 1 Nhận thức chung về chương trình xây dựng NTM - Đã hiểu rõ 100 100 100 60 90 - Chưa rõ lắm 0 0 0 40 10 - Không rõ 0 0 0 0 0
2 Hoạt động của Ban quản lý xã
- Nhiệt tình, có trách nhiệm 100 100 100 70 92,5
- Bình thường 0 0 0 30 7,5
- Không có trách nhiệm 0 0 0 0 0
3 Hoạt động của Ban phát triển thôn
- Hiệu quả 100 90 95 40 81,25
- Bình thường 0 10 5 40 13,75
- Chưa hiệu quả 0 0 0 20 5
Bảng 3.3: Tổng hợp ý kiến của cán bộ xã, bản tham gia đánh giá những thuận lợi, khó khăn, giải pháp xây dựng nông thôn mới ở xã
(ĐVT: % ý kiến cán bộ xã, bản; n=30)
TT Nội dung câu hỏi
Xã Chiềng Ban Xã Mường Chanh Xã Hát Lót Xã Chiềng Nơi Trung bình 1 Những thuận lợi, khó khăn trong triển
khai thực hiện chương trình
1.1 * Thuận lợi
- Được đảng, nhà nước quan tâm chỉ đạo 100 100 100 100 100 - Nhờ có thành tựu của sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước trong thời gian vừa qua 60 50 50 20 45 - Là địa phương có truyền thống cách mạng 70 80 70 30 62,5 - Học tập được nhiều kinh nghiệm của nhiều
nơi 70 50 80 20 55
- Những thuận lợi khác 30 30 40 10 27,5
1.2 * Khó khăn
- Nhận thức của người dân còn hạn chế, tâm
lý ỷ lại, trông chờ nhà nước hỗ trợ 50 50 50 100 62,5 - Năng lực của đội ngũ cán bộ còn hạn chế 20 30 30 50 32,5
- Nguồn lực của địa phương có hạn 50 50 50 100 62,5
- Cơ chế chính sách của nhà nước không phù
hợp 0 0 0 10 2,5
- Huy động đóng góp của nhân dân 30 30 30 100 47,5
- Những khó khăn khác 20 30 30 50 32,5
2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả CT xây dựng NTM
- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền 10 20 20 90 35 - Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ làm NTM 40 50 40 80 52,5
- Chỉ đạo phát triển KT, nâng cao thu nhập
cho người dân 90 80 90 100 90
- Đẩy mạnh huy động và tiếp nhận các
nguồn lực 50 50 60 80 60
- Hoàn thiện, bổ sung cơ chế CS về xây
dựng NTM 20 20 20 60 30
- Các giải pháp khác 20 20 20 50 27,5
Qua bảng 3.2, 3.3 cho thấy, trung bình 4 xã có 90,0% ý kiến cho rằng đã hiểu rõ về nội dung, mục đích, ý nghĩa của Chương trình xây dựng NTM; số ý kiến cho rằng chưa rõ chỉ chiếm 10,0%. Từ kết quả đó, cho thấy đội ngũ cán bộ xã, thôn đã được tiếp cận đầy đủ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM; xác định được vai trò, trách nhiệm của Ban chỉ đạo, Ban quản lý… nên việc triển khai thực hiện Chương trình bước đầu đạt hiệu quả.
Đối với Ban quản lý xã, có 92,5% ý kiến đánh giá hoạt động nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc. Ban phát triển thôn, có 81,25 % ý kiến đánh giá hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số ít cán bộ trình độ, năng lực còn hạn chế, chưa hiểu rõ về nội dung của 19 tiêu chí xây dựng NTM do đó đã ảnh hưởng phần nào đến việc triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM tại địa phương.
Khi tìm hiểu về những thuận lợi, khó khăn trong triển khai thực hiện chương trình. Đối với thuận lợi có 100% ý kiến cho rằng được Đảng, nhà nước quan tâm chỉ đạo; những thuận lợi khác chiếm từ 27,5%. Về khó khăn qua tìm hiểu cho thấy khó khăn lớn nhất khi tham gia xây dựng NTM tại địa bàn nghiên cứu đó là khả năng nhận thức của người dân còn hạn chế, tâm lý ỷ lại, trông chờ nhà nước hỗ trợ; nguồn lực của địa phương có hạn chiếm 62,5%. Bên cạnh đó, việc huy động đóng góp của nhân dân cũng gặp nhiều khó khăn chiếm 47,5 %; năng lực của đội ngũ cán bộ còn hạn chế chiếm 32,5 %...
Từ thực tế cho thấy điều kiện kinh tế-xã hội của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao (xã Chiềng Nơi 78,1%, xã Mường Chanh 8,36%, xã Chiềng Ban 6,78%, xã Hát Lót 5,74%); tỷ lệ hộ cận nghèo là (xã Mường Chanh 6,03%, xã Chiềng Ban 5,13%, xã Hát Lót 4,13%); do đó việc huy động đóng góp của nhân dân tham gia chương trình xây dựng NTM còn hạn chế.
Các giải pháp để nâng cao hiệu quả trong triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM tại địa phương, đại đa số các ý kiến (90,0%) đều cho rằng cần tăng cường chỉ đạo phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân; đẩy mạnh huy động và tiếp nhận các nguồn lực; đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm NTM; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền. Ngoài ra các giải pháp khác như hoàn thiện, bổ sung cơ chế chính sách về xây dựng NTM cũng cần được quan tâm chỉnh sửa bổ sung kịp thời phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng giai đoạn phát triển…