Kết quả xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 30 - 32)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.2. Cơ sở thực tiễn về xây dựng nông thôn mới

1.2.2. Kết quả xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Sơn La

Sơn La là một tỉnh nghèo, xuất phát điểm thấp, diện tích các xã rộng lớn, địa hình chia cắt, là tỉnh còn phụ thuộc vào ngân sách Trung ương, nguồn vốn

đầu tư cho xây dựng NTM chưa nhiều, trong khi nguồn vốn xã hội hóa còn hạn chế, nên khi triển khai xây dựng NTM, Sơn La gặp rất nhiều khó khăn.

Xuất phát điểm xây dựng NTM thấp: địa bàn nông thôn còn nhiều xã, bản thuộc diện đặc biệt khó khăn (99/188 xã khu vực III, 1.341/3.026 bản ĐBKK). Năm 2010, số tiêu chí bình quân mới đạt 1,61 tiêu chí/xã, không có xã đạt trên 10 tiêu chí và 180 xã đạt dưới 5 tiêu chí, trong đó, 18 xã “trắng”, không đạt tiêu chí nào; tốc độ tăng chậm, 1,2 tiêu chí/xã/năm.

Diện tích các xã rộng lớn, địa hình chia cắt, quy mô điểm dân cư nhỏ, phân bố rộng, dẫn đến gia tăng khối lượng, chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông, trường học, nhà văn hóa.

Bên cạnh đó, nhận thức của người dân và một bộ phận cán bộ về chương trình còn hạn chế, coi xây dựng NTM như một dự án đầu tư của Nhà nước nên còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại, chưa thực sự bắt tay thực hiện. Vì vậy, trong quá trình triển khai, Sơn La đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, với qua điểm “Nhân dân làm, nhà nước hỗ trợ”, qua đó làm cho người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, vai trò của mình trong xây dựng NTM. Sau 7 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới, tỉnh Sơn La đã đạt được những kết quả quan trọng. Về thực hiện bộ tiêu chí, đến hết năm 2017, trong tổng số 188 xã, đã có 16 xã đạt chuẩn nông thôn mới (tăng 13 xã so với năm 2015), 8/188 xã đạt từ 15-18 tiêu chí; 34/188 xã đạt từ 10-14 tiêu chí, 130/188 xã đạt 5-9 tiêu chí, bình quân 9,3 tiêu chí/xã, tăng 2,8 tiêu chí so với năm 2015; Bình quân thu nhập theo đầu người đạt 36 triệu (tăng 20 triệu so với năm 2015); tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 25,44%. Phong trào làm đường giao thông nông thôn được nhân dân đồng thuận và tích cực hưởng ứng thực hiện. Tính đến hết năm 2017, toàn tỉnh đã triển khai xây dựng 636 công trình bằng các nguồn vốn lồng ghép của tỉnh; thi công 7.800 tuyến đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài 1.800km tại 188 xã theo phương châm “nhân dân làm, nhà nước hỗ trợ”, tổng kinh phí hơn 2.000 tỷ

đồng, trong đó ngân sách hỗ trợ 31%, nhân dân đóng góp 69%. Tổng nguồn vốn huy động, lồng ghép trong 7 năm (2011-2017) cho chương trình nông thôn mới là 81.918 tỷ đồng (giai đoạn 2011 - 2015 là 42.071 tỷ đồng, giai đoạn 2016 - 2017 là 39.847 tỷ đồng).

Qua triển khai xây dựng nông thôn mới tỉnh Sơn La đã rút ra bài học kinh nghiệm đó là:

- Cấp ủy, chính quyền cần nâng cao nhận thức về xây dựng nông thôn mới; xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ thường xuyên của nhiệm vụ lãnh đạo phát triển kinh tế xã hội, an ninh- quân sự, xây dựng và củng cố hệ thống chính trị vững mạnh; nhưng hướng tới đạt các quy định về tiêu chí nông thôn mới đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành.

- Cần có quy hoạch cụ thể, khả thi; xây dựng được Đề án cụ thể về mục tiêu, nhiệm vụ, khối lượng công việc, lộ trình, giải pháp triển khai thực hiện từng tiêu chí phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

- Cần quán triệt quan điểm lấy dân làm gốc, thực hiện tốt phương châm: Xây dựng nông thôn mới là xây dựng cuộc sống mới của dân, do dân bàn, dân thực hiện, dân hưởng, nhà nước hỗ trợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)