Đặc điểm kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 39 - 46)

4. Ý nghĩa của đề tài

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Mai Sơn

2.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội

2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với đường lối phát triển theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng thương mại tăng dần, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Năm 2011, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 30,12%, năm 2017 giảm xuống còn 27,59%. Tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng năm 2011 chiếm 34,18%, đến năm 2017 tăng lên 37,50%. Tỷ trọng ngành dịch vụ năm 2011 chiếm 35,08%, đến năm 2017 là 34,91%.

Bảng 2.2: Cơ cấu sản xuất các ngành trên địa bàn huyện Mai Sơn giai đoạn 2011-2017 giai đoạn 2011-2017 Đơn vị tính: % STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 1 Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 30,12 28,54 27,99 32,94 30,10 30,23 27,59 2 Công nghiệp và xây dựng 34,18 37,00 37,48 31,75 35,40 35,63 37,50 3 Dịch vụ 35,08 34,42 34,54 35,31 34,50 34,14 34,91

2.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng hàng hoá đã đạt được những hiệu quả nhất định, nổi bật là sự đột phá chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng bền vững, có giá trị kinh tế cao, xác định được một số mặt hàng chủ lực như cà phê, mía, cây ăn quả…, từng bước hình thành vùng sản xuất cây công nghiệp tập trung, thâm canh gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn (chiếm bình quân trên 95% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp); giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tăng dần qua các năm, bình quân tăng 0,34%/năm.

Bảng 2.3: Giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2015 - 2017

STT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Tổng giá trị sản xuất 1.965,90 100,00 1.914,70 100,00 1.989,00 100,00 1 Nông nghiệp 1.894,70 96,38 1.829,30 95,54 1.902 95,63 2 Lâm nghiệp 55,9 2,84 59,1 3,09 70 3,52 3 Thuỷ Sản 15,3 0,78 26,3 1,37 17 0,85

Nguồn:( Phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục Thống kê) 2.1.2.3. Khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng

Các ngành công nghiệp điện, nước và khai thác vật liệu xây dựng, chế biến nông sản phát triển khá mạnh như: Xi măng Mai Sơn, mía đường, tinh bột sắn, gạch, khu công nghiệp Mai Sơn. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng năm 2011 là 652 tỷ đồng, đến năm 2016 tăng lên 1.913,7 tỷ đồng, năm 2017 là 2.106,34 tỷ đồng. Cơ cấu ngành có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, với trên 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sơ chế nông sản, sản xuất hàng tiêu dùng.. hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch.

Bảng 2.4. Một số sản phẩm chính của ngành sản xuất công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp

TT Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

1 - Xi măng 1000 tấn - 0 136 320 450 477 450

2 - Bê tông trộn sẵn 1000 m3 - 0 0 2,2 10 7 8,8

3 - Gạch nung các loại Triệu viên 43 32 17,5 25,74 25 26,7 27,2

4 - Đá các loại 1000 m3 130 500 170 175 150 180 170

5 - Điện nhận Triệu KWh 31,8 37,539 45,592 48,986 49,905 54,7 59,3

6 - Điện thương phẩm Triệu KWh 28,5 33,455 41,148 43,65 45,959 49,38 56,2

7 - Nước máy Triệu m3 1,2 1,2 1,25 1,257 1,293 1,39 1,39

8 - Chè chế biến Tấn 445 120 150 54 52 10 10 9 - Đường các loại Tấn 14.000 14.850 29.480 29.449 28.168 39.969 33.300 10 - Tinh bột sắn Tấn - 0 190 895 8.260,65 12.219 11.700 11 - Tỷ lệ số xã có điện lưới quốc gia % 92 96 96 100 100 100 100 12 - Tỷ lệ số hộ nông thôn có điện % 80 82,69 84,22 85,35 88,65 92,5 95,07

2.1.2.4. Khu vực kinh tế dịch vụ:

Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ năm 2011 đạt 2.612 tỷ đồng, năm 2017 đạt 4.889,65 tỷ đồng. Hạ tầng dịch vụ thương mại được quan tâm (đầu tư chợ, các cửa hàng xăng dầu...); các hoạt động xúc tiến đầu tư xây dựng được quan tâm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Tài chính tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu vay vốn cho các doanh nghiệp, cá nhân, các đối tượng chính sách như hộ nghèo; học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn,... Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển mạnh, cơ sở vật chất từng bước hiện đại hóa, số thuê bao điện thoại/100 dân năm 2017 đạt 65/100 dân, 11,6% số hộ kết nối Internet băng thông rộng.

2.1.2.5. Dân số và nguồn nhân lực

Tổng dân số toàn huyện, năm 2017 là 159.677 người gồm 06 dân tộc chủ yếu, dân tộc Thái chiếm 55,62%, dân tộc Kinh chiếm 30,53%, dân tộc Mông chiếm 7,42%, dân tộc Sinh Mun chiếm 3,23%, dân tộc Khơ Mú chiếm 2,49%; dân tộc Mường chiếm 0,65%); trong đó dân số ở đô thị 17.520 người chiếm 10,97 %; nông thôn 142.157 người chiếm 89,03%.

Nguồn nhân lực của huyện khá dồi dào, tổng số lao động trong độ tuổi toàn huyện năm 2017 là 104.293 người, chiếm 65,31 % tổng số nhân khẩu, trong đó lao động trong lĩnh vực nông lâm thủy sản chiếm 76,5%, công nghiệp và xây dựng chiếm 5,5%, dịch vụ 18%. Tình hình dân số và lao động trong những năm gần đây được thể hiện ở bảng 2.5 như sau:

Bảng 2.5. Tình hình dân số và lao động trên địa bàn huyện Mai Sơn

Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017

I. Tổng dân số Người 154.092 156.050 159.677

1. Phân theo giới tính

- Nam Người 78.677 79.300 81.170

- Nữ Người 75.415 76.750 78.507

2. Phân theo khu vực

- Thành thị Người 17.179 17.236 17.520

- Nông thôn Người 136.913 138.814 142.157

3. Mật độ Ng/km2 106 108 111

II. Tổng số hộ Hộ 35.929 36.716 37.689

1. Hộ nông nghiệp Hộ 31.290 32.082 32.689

2. Hộ phi nông nghiệp Hộ 4.629 4.634 4.656

IV. Lao động

1. Lao động NN Người 79.238 79.467 79.784

2. Lao động phi NN Người 22.310 23.470 24.509 3. Số người trong độ tuổi LĐ Người 101.548 102.937 104.293

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Mai Sơn năm 2015- 2017) 2.1.2.6. Đặc điểm cơ sở hạ tầng của huyện Mai Sơn

- Giao thông: Trong những năm qua hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã được quan tâm đầu tư khá đồng bộ. Huyện Mai Sơn có 04 Quốc lộ chạy qua (Quốc lộ 6, Quốc lộ 6C, Quốc lộ 37 và Quốc lộ 4G) với tổng chiều dài 95,8 km; Tỉnh lộ có 3 tuyến (Tỉnh lộ 110, 113, 117) nối liền các trung tâm kinh tế, văn hoá của huyện với các huyện lân cận với tổng chiều dài 143,5 km; số xã có đường giao thông đi lại 4 mùa 18/22 xã, thị trấn chiếm 81,8%; các đường giao thông nông thôn nội bản, liên bản bê tông đã và đang được triển khai trên địa bàn. Cùng với hệ thống giao thông đường bộ, Mai Sơn còn khoảng 30 km đường sông (Sông Đà) với cảng chính là cảng Tà Hộc. Hệ thống giao thông đường hàng không, Mai Sơn có sân bay Nà Sản, hiện đang trong giai đoạn thu hút đầu tư nâng cấp, sửa chữa. Tóm lại, mạng lưới giao thông hiện có cơ bản đáp ứng được điều kiện đi lại của nhân dân trên địa bàn, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tuy nhiên,

vẫn còn 04 xã chưa có đường cứng hóa đi lại được 4 mùa, một số tuyến đường đã xuống cấp, đi lại khó khăn nhất là các tuyến đường vào các thôn, bản các xã vùng sâu, vùng xa. Do vậy, trong thời gian tới cần được quan tâm đầu tư, nâng cấp và mở rộng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.

- Thuỷ lợi: Mai Sơn có 20 hồ chứa; 59 đập xây với chiều dài kênh là 88.350 m trong đó kiên cố 46.626 m, đường ống 150 m, kênh đất là 14.574 m; 23 phai rọ thép với chiều dài kênh là 17.275 m trong đó kiên cố 560 m, kênh đất là 16.715 m; 78 phai tạm với chiều dài kênh là 44.044 m trong đó 100% là kênh đất. Hệ thống thủy lợi đã cơ bản đảm bảo đủ nước tưới cho diện tích gieo trồng lúa. Ngoài ra các công trình còn góp phần tưới ẩm cho hàng trăm ha cây công nghiệp, cây ăn quả, kết hợp nuôi trồng thuỷ sản, cấp nước sinh hoạt cho dân cư khu nông thôn, và chăn nuôi gia súc,... Tuy nhiên do địa hình phức tạp nên đã có một số công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng đã xuống cấp, một số công trình còn đang là phai đập tạm, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất của người dân

- Hệ thống cấp thoát nước: Trong những năm qua bằng sự cố gắng nỗ lực không ngừng của huyện và nhân dân, kết hợp với sự hỗ trợ của tỉnh, Trung ương đã xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt, đặc biệt là việc đầu tư nâng công suất Nhà máy nước thị trấn Mai Sơn lên 4.000m3/ngày đêm; 32 công trình nước sinh hoạt nông thôn, nâng tỷ lệ người dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh lên 93,5% năm 2017.

- Hệ thống điện: Hiện nay có 100% xã có lưới điện quốc gia; 92% số bản có lưới điện quốc gia đã đến được các bản (8% sẽ tiếp tục đầu tư), 95,07% số hộ nông thôn được sử dụng điện lưới.

- Bưu chính viễn thông: Đến nay, 22/22 xã, thị trấn đã được phủ sóng điện thoại di động; 90% xã có bưu điện văn hoá xã; mật độ thuê bao điện thoại đạt 65 thuê bao/100 dân; có 4.390 hộ thuê bao Internet băng thông rộng

đạt mật độ 2,75 thuê bao/100 dân; duy trì và đảm bảo 80% xã có thư, báo đến trong ngày.

- Giáo dục đào tạo:Giáo dục được củng cố và phát triển khá toàn diện ở các cấp học. Mạng lưới trường lớp tiếp tục phát triển, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên, phổ cập giáo dục được củng cố và hoàn thiện, cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư xây dựng, xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh, có có 42/97 trường đạt chuẩn quốc gia.

- Y tế: Các chương trình y tế, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phòng chống dịch bệnh, dân số kế hoạch hóa gia đình; vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý y dược tư nhân được triển khai một cách đồng bộ tích cực, có hiệu quả. Hệ thống cơ sở vật chất ngành y tế ngày càng được đầu tư nâng cấp đồng bộ theo hướng hiện đại, trên địa bàn huyện có 02 bệnh viện (Bệnh viên Đa khoa huyện và Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Sơn La), 01 trung tâm y tế, 22 trạm y tế xã, thị trấn và các phòng khám tư nhân. Tỷ lệ giường bệnh đạt 22 giường/10.000 dân. Có 15/22 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, 20/22 trạm y tế xã, thị trấn có bác sỹ là 20/22; 100% số thôn, bản, tiểu khu có cán bộ y tế.

- Văn hóa, thể dục thể thao, phát thanh truyền hình: Đến hết 2017, toàn huyện có 17,5% bản, tiểu khu; 53,7% số hộ đạt tiêu chuẩn văn hoá; 90% cơ quan, đơn vị, trường học đạt tiêu chuẩn văn hoá; có 457 đội văn nghệ bản, tiểu khu hoạt động thường xuyên có hiệu quả. Toàn huyện có 19% số hộ gia đình thể thao, 21% số người tham gia tập luyện thể thao thường xuyên; có 50 câu lạc bộ thể dục thể thao, tăng 5 câu lạc bộ so với năm 2013; 98% số hộ được xem các chương trình truyền hình; 98% số hộ được nghe Đài tiếng nói Việt Nam.

2.1.2.7. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Mai Sơn a) Thuận lợi

Vị trí địa lý của Mai Sơn khá thuận lợi, có hạ tầng giao thông tương đối tốt (có Quốc lộ 6, 6c, 4G, 37; đường tỉnh lộ 113, 107, 110, có cảng Tà Hộc của Sông Đà …), mặt khác Mai Sơn là huyện cửa ngõ của thành phố Sơn La nên rất thuận lợi để đẩy mạnh kinh tế thương mại, dịch vụ.

Dồi dào về tài nguyên thiên nhiên, đất đai màu mỡ, nguồn nguyên nhiên liệu nông sản phong phú, khí hậu thuận lợi là điều kiện cho phát triển nông lâm nghiệp, nhất là cây ăn quả

Có nguồn tài nguyên đá vôi rất dồi dào là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất xi măng, sản xuất gạch đá phục vụ cho xây dựng…

Mai Sơn được tỉnh Sơn La xác định là trung tâm công nghiệp của tỉnh, với nhiều nhà máy, khu công nghiệp Mai Sơn (có nhà máy mía đường, chế biến cà phê, tinh bột sắn, chế biên nông sản…).

b) Hạn chế, thách thức

Địa hình phân tầng lớn, chia cắt mạnh đặt ra thách thức lớn đối với huyện như: việc quy hoạch bố trí dân cư cũng gặp nhiều khó khăn, xây dựng các khu đô thị quy mô lớn hiện đại gặp nhiều khó khăn; việc mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp để tạo ra các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá theo hướng CNH, HĐH cũng rất khó thực hiện.

Biến đổi khí hậu có những diễn biến bất thường trong những năm qua (như sương muối, băng giá, lũ ống, lũ quét, …) ảnh hưởng khá lớn đến cơ cấu mùa vụ và sự sinh trưởng của các loại cây trồng, diện tích đất nông nghiệp của huyện.

Diện tích đất chưa sử dụng của huyện tuy lớn nhưng chủ yếu là đất núi đá vôi, nhiều diện tích đất không thể sử dụng được cho sản xuất nông, lâm nghiệp.

Tình trạng ô nhiễm môi trường ở khu công nghiệp, các nhà máy, cơ sở chăn nuôi và tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ trong sản xuất nông nghiệp đang trở nên báo động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)