CHƯƠNG 2 : MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.2. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Các câu hỏi nghiên cứu dựa trên 5 nhân tố của CLDVĐT từ mô hình E- SERVQUAL đó là Hiệu quả, Mức độ cam kết, Sự tin cậy, Bảo mật và Sự phản hồi. Theo đó các giả thuyết của mô hình được xác định như sau:
- H1: Cảm nhận của khách hàng về Hiệu quả trang web tăng hay giảm
thì đánh giá của họ đối với CLDVĐT của nhà bán lẻ trực tuyến tăng hay giảm theo.
- H2: Cảm nhận của khách hàng về Mức độ cam kết thực hiện của các
nhà bán lẻ trực tuyến tăng hay giảm thì đánh giá của họ đối với CLDVĐT trong bán lẻ trực tuyến tăng hay giảm theo.
- H3: cảm nhận của khách hàng về Sự tin cậy của các nhà bán lẻ trực
tuyến tăng hay giảm thì đánh giá của họ đối với CLDVĐT tăng hay giảm theo.
- H4: cảm nhận của khách hàng về Bảo mật thông tin của các nhà bán lẻ
trực tuyến tăng hay giảm thì đánh giá của họ đối với CLDVĐT tăng hay giảm theo.
- H5: cảm nhận của khách hàng về Sự phản hồi của các nhà bán lẻ trực
tuyến tăng hay giảm thì đánh giá của họ đối với CLDVĐT tăng hay giảm theo.
Tóm tắt chương 2
Trong chương này tác giả đã đề xuất một mô hình nghiên cứu được phát triển dựa trên công cụ E-SERVQUAL của Zeithaml và cộng sự (2000) gồm các thang đo cơ bản và thang đo khắc phục được đại diện bởi bốn và ba nhân tố tương ứng. Mô hình nghiên cứu đề xuất này sử dụng bốn nhân tố cơ bản và một nhân tố khắc phục để nghiên cứu. Sau đó trình bày các khái niệm cơ bản liên quan đến năm nhân tố của mô hình nghiên cứu đề xuất. Cùng với việc đề xuất mô hình nghiên cứu, trong phần này tác giả còn đề xuất các giả thuyết nghiên cứu.
Chương tiếp theo sẽ trình bày các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu đã đặt ra.