Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chất lượng dịch vụ điện tử nghiên cứu tại ba nhà bán lẻ trực tuyến lazada, tiki và sendo (Trang 63 - 69)

7. Bố cục của đề tài

4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Trong nghiên cứu, chúng ta có thể thu thập được một lượng biến lớn và hầu hết các biến này có liên hệ với nhau. Phân tích nhân tố khám phá là một nhóm các thủ tục được sử dụng để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Sau khi phân tích nhân tố, số lượng biến sẽ được giảm xuống và được trình bày dưới dạng một số ít nhân tố cơ bản chúng ta có thể sử dụng được nhưng vẫn có thể đại diện cho phần lớn ý nghĩa các biến thu thập.

Một số tiêu chuẩn mà các nhà nghiên cứu cần quan tâm trong phân tích nhân tố khám phá như sau (Trọng & Ngọc 2008):

- Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity): đại lượng Barlett là

một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê

(sig≤0.05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. - Hệ số KMO (Kaiser-Mayer-Olkin): đây là một chỉ tiêu dùng để xem

xét sự thích hợp của EFA, phân tích nhân tố khám phá thích hợp khi 0.5≤KMO≤1.

- Hệ số tải nhân tố (Factor loading): là hệ số tương quan đơn giữa các

biến và nhân tố. Hệ số này càng lớn cho biết các biến và nhân tố càng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Theo Hair & ctg (1998), hệ số tải nhân tố là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Hệ số tải nhân tố >0.3 được xem là đạt mức tối thiểu, >0.4 được xem là quan trọng và ≥0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Nếu chọn hệ số tải nhân tố >0.3 thì cỡ mẫu nghiên cứu phải ít nhất 350, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố >0.55, cỡ mẫu khoảng 50 thì hệ số tải nhân tố phải >0.75. Trong nghiên cứu này, với cỡ mẫu 204, tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố được chọn là >0.5.

- Phương sai trích (Variance Explained Criteria): tổng phương sai trích

phải lớn hơn 50%.

- Chỉ số Eigenvalue: đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi

nhân tố. Chỉ những nhân tố có Eigenvalue>1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích (Gerbing & Anderson, 1998).

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích nhân tố Principle Components và phép quay góc Varimax để tìm ra các nhân tố đại diện cho các biến. Varimax cho phép xoay nguyên góc các nhân tố để tối thiểu hóa số lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố, vì vậy sẽ tăng cường khả năng giải thích các nhân tố.

Kết quả phân tích nhân tố lần 1

Bảng 4.4. Kết quả KMO và Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0.909 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 2499.597

df 153

Sig. 0.000

Bảng 4.5. Kết quả phân tích nhân tố các biến độc lập

Biến quan sát Nhân tố

1 2 3 4 HQ2 0.841 HQ4 0.833 HQ3 0.802 HQ1 0.712 STC4 BM1 0.842 BM2 0.818 BM3 0.768 STC1 0.739 STC2 0.736 MĐCK4 0.795 MĐCK3 0.773 MĐCK2 0.747 MĐCK1 0.531 0.534 SPH3 0.809 SPH2 0.744 SPH1 0.727 STC3 Eigenvalue 8.629 1.941 1.213 1.106 % of Variance 47.937 10.785 6.737 6.144 Cumulative % 47.937 58.722 65.459 71.603

Từ kết quả thu được tại Bảng 4.4 và Bảng 4.5 trên, có thể thấy:

- Hệ số KMO = 0.909 với mức ý nghĩa 0.00 trong kiểm định Bartlett’s test. Như vậy giả thuyết về ma trận tương quan tổng thể là ma trận

mãn điều kiện trong phân tích nhân tố.

- Có 04 nhân tố được trích và hầu như các biến đều có hệ số tải nhân tố (factor loading) >0.5 ngoại trừ STC3 và STC4. Điều này chứng tỏ các biến và nhân tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA.

- Tổng phương sai trích = 71.603% >50%. Điều này chứng tỏ 71,603% biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 4 nhân tố mới.

- Chỉ số Eigenvalue của 04 nhân tố đều >1 nên 04 nhân tố đều được giữ lại trong mô hình phân tích.

Kết quả phân tích EFA cho tất cả các biến quan sát cho thấy 18 biến quan sát này hội tụ vào 4 nhân tố. Tuy nhiên, hai biến quan sát STC3 và STC4 có hệ số tải nhỏ hơn 0.5 trong phân tích nhân tố EFA. Ngoài ra biến MĐCK1 hội tụ vào hai nhân tố nhưng mức độ chênh lệch không nhiều do đó không xác định được nó giải thích cho nhân tố nào. Vì vậy, tác giả loại ba biến này khỏi mô hình nghiên cứu.

Kết quả phân tích nhân tố lần 2

Sau khi loại bỏ ba quan sát MĐCK1, STC3 và STC4, kết quả phân tích EFA cho 15 quan sát còn lại đều đạt các yêu cầu của phân tích EFA.

Bảng 4.6. Kết quả KMO và Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0.895 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 2084.724

df 105

Bảng 4.7. Kết quả phân tích nhân tố các biến độc lập

Biến quan sát Nhân tố

1 2 3 4 BM1 0.851 BM2 0.825 BM3 0.779 STC2 0.735 STC1 0.735 HQ2 0.844 HQ4 0.841 HQ3 0.815 HQ1 0.728 MĐCK4 0.814 MĐCK3 0.785 MĐCK2 0.740 SPH3 0.826 SPH2 0.748 SPH1 0.743 Eigenvalue 7.368 1.904 1.144 1.090 % of Variance 49.120 12.693 7.628 7.266 Cumulative % 49.120 61.813 69.440 76.706

Kết quả phân tích nhân tố sau khi loại bỏ MĐCK1, STC3 và STC4 khỏi mô hình trong Bảng 4.6 và Bảng 4.7 cho thấy 15 biến quan sát được hội tụ vào 4 nhân tố.

Như vậy, thang đo CLDV bán lẻ trực tuyến từ 05 thành phần nguyên gốc sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA thì được trích thành 04 nhân tố với 15 biến quan sát. Tuy nhiên, chỉ có thành phần “Hiệu quả” được giữ nguyên với 04 biến quan sát và thành phần “Sự phản hồi” được giữ nguyên với 03 biến quan sát. Thành phần “Bảo mật” được bổ sung thêm biến quan sát STC1 và STC2.

Phân nhóm và đặt tên nhân tố

Xét thấy biến STC1 (Website có chính sách bảo mật an toàn) và STC2 (Website có chính sách đảm bảo quyền riêng tư của khách hàng) cũng có thể xếp vào thành phần “Bảo mật”. Do đó, nhân tố thứ ba được đặt lại tên là “Bảo mật”. Các nhân tố còn lại không bổ sung thêm biến mới được giữ lại tên ban đầu là “Hiệu quả”, “Mức độ cam kết” và “Sự phản hồi”.

Bảng 4.8. Bảng phân nhóm và đặt lại tên các nhân tố

Nhân tố

Biến Chỉ tiêu Tên

nhóm

F1

HQ1 Trên Website này, dễ dàng tìm thấy những gì mà tôi cần tìm kiếm

Hiệu quả

HQ2 Dễ dàng truy cập đến bất cứ vị trí nào trên website

HQ3 Thông tin trên website này được tổ chức tốt HQ4 Website này dễ dàng sử dụng

F2

MĐCK2 Cung cấp dịch vụ nhanh chóng dựa trên thời gian đã cam kết

Mức độ cam kết

MĐCK3 Luôn thể hiện đúng sự thật về dịch vụ của công ty

MĐCK4 Luôn thực hiện đúng cam kết về dịch vụ cung cấp

F3

BM1 Bảo vệ thông tin về hành vi tìm kiếm của tôi

trên website Bảo

mật

BM2 Không chia sẻ thông tin cá nhân của tôi với website khác

BM3

STC1 Website có chính sách bảo mật an toàn

STC2 Website có chính sách đảm bảo quyền riêng tư của khách hàng

F4

SPH1

Dễ dàng liên lạc với nhà bán lẻ trực tuyến này

Sự phản

hồi

SPH2 Nhà bán lẻ trực tuyến này quan tâm đến việc phản hồi thông tin cho khách hàng

SPH3 Nhà bán lẻ trực tuyến này trả lời nhanh chóng các yêu cầu của khách hàng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chất lượng dịch vụ điện tử nghiên cứu tại ba nhà bán lẻ trực tuyến lazada, tiki và sendo (Trang 63 - 69)