.Phân loại chi phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH MTV cao su phú riềng (Trang 29 - 32)

Chi phí của doanh nghiệp gồm có: chi phí sản xuất, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí tài chính, chi phí khác (hay còn gọi là chi phí bất thường). Trong tổng chi phí thì chi phí sản xuất chiếm tỷ trọng lớn nhất và quan trọng nhất. Chi phí sản xuất được phân ra thành nhiều loại tùy vào yêu cầu của nhà quản lý. Sau đây, xin trình bày 3 phương pháp phân loại chi phí sản xuất như sau:

- Phân loại theo nội dung, tính chất kinh tế: theo cách này chi phí chia thành các yếu tố khác nhau, mỗi yếu tố chi phí chỉ bao gồm những chi phí cùng một nội dung kinh tế không phân biệt chi phí đó phát sinh từ lĩnh vực nào. Theo đó, chi phí sản xuất được phân làm 5 loại:

+ Chi phí vật tư mua ngoài: là toàn bộ giá trị vật tư mua ngoài dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế…

+Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương: là toàn bộ các khoản tiền lương, tiền công phải trả cho những người tham gia vào hoạt động sản xuất kinh

doanh; các khoản chi phí trích nộp theo lương như chi phí BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ mà doanh nghiệp phải nộp trong kỳ.

+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: là toàn bộ số tiền khấu hao các loại tài sản cố định trong kỳ.

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: là toàn bộ số tiền doanh nghiệp doanh nghiệp phải trả cho các dịch vụ đã sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ do các đơn vị khác ở bên ngoài cung cấp dịch vụ: tiền điện, nước, nguyên vật liệu…

+ Chi phí khác bằng tiền khác: là chi phí bằng tiền khác các khoản trình bày ở trên.

Ý nghĩa: Phân loại theo nội dung này giúp cho biết kết cấu, tỷ trọng của từng loại chi phí để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất theo yếu tố ở bảng thuyết minh báo cáo tài chính, cung cấp tài liệu tham khảo để lập dự toán chi phí sản xuất, lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch tiền lương, dự toán nhu cầu vốn đầu tư cho kỳ sau.

Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích công dụng của chi phí: cách phân loại này dựa vào mục đích công dụng của chi phí và là nơi gánh chịu chi phí để phân chia thành các khoản mục khác nhau. Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia thành:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là các chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu, dụng cụ sản xuất trực tiếp dùng vào việc chế tạo sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.

+ Chi phí nhân công trực tiếp: là toàn bộ khoản tiền lương, tiền công, các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, BHTN, KTCĐ của nhân công trực tiếp sản xuất kinh doanh.

+ Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí được sử dụng ở các phân xưởng, bộ phận kinh doanh như: tiền lương, phụ cấp theo lương của quản lý phân xưởng, nhân viên phân xưởng, chi phí tài sản cố định thuộc phạm vi phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền phát sinh ở phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất.

+ Chi phí bán hàng bao gồm: các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ như: chi phí tiền lương, phụ cấp theo lương cho công nhân bán hàng, vận chuyển, bốc vác, tiếp thị, bảo quản, các chi phí khấu hao phương tiện vận tải, chi phí vật liệu, bao bì, các chi phí dịch vụ mua ngoài, các chi phí bằng tiền khác như quảng cáo, bảo hành…

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: là chi phí cho bộ máy quản lý doanh nghiệp, các chi phí liên quan đến hoạt động chung của doanh nghiệp như: tiền lương bộ máy quản lý, các khoản phụ cấp, chi phí khấu hao tài sản phục vụ bộ máy quản lý, chi phí vật liệu đồ dùng, văn phòng phẩm, tiếp khách, các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, công tác phí…

Ý nghĩa: phân loại này giúp cho doanh nghiệp có thể tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm cho từng loại sản phẩm, quản lý chi phí tại địa điểm phát sinh để khai thác khả năng hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.

Phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí với quy mô sản xuất kinh doanh: theo cách này chi phí sản xuất chia làm 2 loại: Chi phí cố định và chi phí biến đổi.

+ Chi phí cố định: là chi phí không thay đổi hoặc thay đổi không đáng kể theo sự thay đổi quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí này bao gồm: chi phí khấu hao tài sản cố định, tiền lương bộ máy quản lý, chi phí lãi vay, thuê tài chính, văn phòng.

+ Chi phí biến đổi: là chi phí thay đổi trực tiếp theo sự thay đổi quy mô sản xuất. Chi phí này bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiền lương nhân công trực tiếp, chi phí hoa hồng, chi phí khác..

Ý nghĩa: phân loại này giúp doanh nghiệp thấy được xu hướng biến đổi của từng loại chi phí theo quy mô kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp có thể xác định được sản lượng hòa vốn cũng như quy mô kinh doanh hợp lý để đạt được hiệu quả cao nhất.

Chi phí tài chính: là những khoản chi phí người đi vay phải trả khi họ vay tiền từ ngân hàng hay một tổ chức tín dụng. Chi phí tài chính không chỉ bao gồm lãi suất

khoản vay, mà còn bao gồm các khoản phí khác như phí giao dịch, phí hoa hồng, phí thanh toán chậm, phí hàng năm như phí thẻ tín dụng hàng năm, và phí tín dụng bảo hiểm hàng năm trong trường hợp người cho vay yêu cầu có bảo hiểm trước khi quyết định cho vay.

Chi phí khác: Ngoài các khoản chi phí không có trên mục trên thì tính vào chi phí khác như: Chi phí thanh lý, Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, tiền phạt phải trả do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt hành chính…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH MTV cao su phú riềng (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)