.Chính sách sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH MTV cao su phú riềng (Trang 78 - 80)

Tăng tỷ trọng hàng có nhu cầu tiêu thụ lớn, tiếp tục sản xuất các loại sản phẩm thuộc thế mạnh, và những sản phẩm mà đối thủ cạnh tranh chưa sản xuất được. Đồng thời tiến tới đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh phải nắm bắt được những thông tin phản hồi, điều tra các khả năng tiềm ẩn để xử lý những sản phẩm, những bộ phận không thích hợp, không đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật và một số tính năng khác cần phải sửa chữa sai sót, cải tiến hoặc loại bỏ, hạn chế, để cho ra đời những bộ phận, những sản phẩm được ưa chuộng hơn đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Công ty lựa chọn để chế biến sản phẩm có giá bán cao như SVR CV50, SVR CV60, Latex với giá trung bình các sản phẩm cao su xuất khẩu năm 2016 sản phẩm SVRCV50 là 39,162 triệu đồng/ tấn, sản phẩm SVR CV60 là 34,450 triệu đồng tấn, sản phẩm Latex là 36,460 triệu đồng/ tấn. Hạn chế sản xuất các sản phẩm có giá bán thấp như SVR10 là 29,098 triệu đồng/tấn, sản phẩm SVR 20 là 30,882 triệu đồng/tấn.

Để tạo ra sản phẩm có giá trị cao Công ty Cao Su Phú Riềng đặc biệt chú trọng về chất lượng nguyên liệu, cải tiến công tác thu gom nguyên liệu nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất các sản phẩm có giá bán cao như SVR CV, Latex. Tổ chức bộ phận kỹ thuật hỗ trợ cung cấp vật tư hóa chất, giới thiệu phương pháp thực hành tốt trong quản lý chăm sóc vườn cây, chế độ cạo, phòng trị bệnh...

Thay đổi cơ cấu chủng loại sản phẩm: Đây là vấn đề cốt yếu sự phát triển bền vững của ngành cao su. Nhu cầu cao su nguyên liệu cho sản xuất vỏ xe đang tăng nhanh trong những năm qua do những đặc tính không thể thay thế của cao su thiên nhiên như tính kháng xé, tính đàn hồi cao hơn cao su tổng hợp, tính sinh nhiệt cục bộ ... đây là những yếu tố quyết định sự an toàn cho săm lốp. Nhu cầu của

ngành công nghiệp sản xuất vỏ xe là loại cao su TSR10, 20 và RSS3, nhưng khuynh hướng trong tương lai là tỷ trọng RSS3 sẽ giảm xuống và được thay bằng TSR20 và 10 vì các nhà làm săm lốp đang chuyển hướng sang cao su định chuẩn và tìm loại cao su đặc biệt càng ít ô nhiễm môi trường do mùi hôi càng tốt. Do vậy ngành cao su cần nhanh chóng chuyển đổi chủng loại sản phẩm theo khuynh hướng trên và phát huy lợi thế cuả vườn cao su đại điền bằng việc gia tăng sản phẩm mủ Latex vì đây là sản phẩm có nhu cầu lớn.

Bảng 3.1 Sản lượng sản phẩm Cao su sau khi thay đổi cơ cấu sản xuất sản phẩm

STT Tên sản phẩm

Năm 2016 Sau khi thay đổi

Sản lượng (tấn) Tỷ trọng (%) Sản lượng (tấn) Tỷ trọng (%) I Mủ cao su sản xuất 27.379,5 28.039,5

1 Xuất khẩu trực tiếp 7.606,0 27,78 8.266,0 29,48

1.1 SVR CV50 - 1.347,4 4,81 1.2 SVR CV60 174,0 0,64 2.107,0 7,51 1.3 SVR 3L 3.865,9 14,12 1.933,0 6,89 1.4 SVR 10 2.694,8 9,84 1.347,4 4,81 1.5 LATEX 660,0 2,41 1.320,0 4,71 1.6 SVR L 211,2 0,77 211,2 0,75

2 Tiêu thụ nội địa 19.773,3 72,22 19.773,4 70,52

2.1 SVR CV50 93,3 0,34 5.964,4 21,27

2.2 SVR CV60 39,7 0,15 2.773,1 9,89

2.3 SVR 3L 11.928,9 43,57 6.097,5 21,75

2.4 SVR 5 129,6 0,47 129,6 0,46

2.6 SVR20 262.1 0,96 262,1 0,93

2.7 LATEX 1.632,6 5,96 1.632,6 5,82

2.8 Mủ Skim Block 141,1 0,52 141,1 0,50

II Mủ Cao su tiểu điền 9.161,9 9.161,9

(Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty Phú Riềng năm 2014 - 2016)

Dựa trên các giải pháp nguồn lực có thể điều chỉnh được cơ cấu sản xuất sản phẩm. Định hướng Công ty giảm 50% sản lượng sản phẩm có đơn giá bán thấp như SVR 3L, SVR5, chuyển sang sản xuất sản phẩm có đơn giá bán cao SVR CV50, SVR CV60.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH MTV cao su phú riềng (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)