.Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH MTV cao su phú riềng (Trang 32 - 34)

-Khoa học và công nghệ: Trong điều kiện hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất, các máy móc thiết bị, phương pháp công nghệ hiện đại được sử dụng ngày càng nhiều giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí lao động sống và lao động vật hóa trong quá trình sản xuất. Vì vậy, doanh nghiệp nào nắm bắt và ứng dụng kịp thời các thành tựu khoa học, công nghệ vào sản xuất sẽ có được nhiều lợi thế cạnh tranh, tiết kiệm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm.

-Trình độ quản lý: Trình độ chuyên môn của bộ máy quản lý góp phần không nhỏ vào việc thực hiện tiết kiệm chi phí. Doanh nghiệp có cơ sở vật chất tốt chưa chắc có giá thành sản xuất thấp do người quản lý không biết sắp xếp bố trí lao động hợp lý, công nhân không có tay nghề cao, không biết sử dụng máy móc thiết bị gây hỏng hóc làm tăng chi phí sửa chữa bảo dưỡng..

-Sử dụng vốn: Việc tổ chức cung cấp đầy đủ vốn đảm bảo kịp thời với chi phí sử dụng vốn thấp nhất sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp biết tận dụng được cơ hội kinh doanh có hiệu quả. Việc phân phối sử dụng nguồn vốn hợp lý, tăng cường

kiểm tra giám sát sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng vốn và tiết kiệm được chi phí tài chính giảm chi phí sản xuất đồng thời bảo toàn nguồn vốn.

-Điều kiện tự nhiên và môi trường kinh doanh: Điều kiện tự nhiên và môi trường kinh doanh phần nào ảnh hưởng đến yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Đối với ngành nông nghiệp thì môi trường tự nhiên ảnh hưởng rất lớn đến chi phí sản xuất.

-Chất lượng nguồn nguyên liệu: Nếu chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào được đảm bảo sẽ góp phần làm giảm thiểu những sản phẩm bị lỗi, kém chất lượng làm giảm chi phí hao hụt tiết kiệm chi phí sản xuất.

-Giá cả vật tư, hàng hóa: sản phẩm của doanh nghiệp này sẽ là nguyên liệu sản xuất của doanh nghiệp khác. Khi giá cả thị trường tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Nếu giá mua nguyên liệu tăng sẽ làm tăng chi phí giảm thu nhập doanh nghiệp và ngược lại.

-Lãi vay: Đối với doanh nghiệp không đủ nguồn vốn sản xuất kinh doanh phải đi vay vốn của các tổ chức tín dụng sẽ làm phát sinh một khoản chi phí trả tiền vay. Nó sẽ làm tăng chi phí của doanh nghiệp ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

-Thuế suất: Thuế suất do Nhà nước quy định, những thay đổi trong chính sách thuế sẽ làm ảnh hưởng đến chi phí. Các doanh nghiệp cần nắm bắt kịp thời các sự thay đổi này để có những biện pháp can thiệp kịp thời đảm bảo được lợi nhuận, hạn chế tổn thất.

1.2.3. Lợi nhuận

1.2.3.1. Khái niệm

Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó là khoản chênh lệch giữa các khoản thu nhập được và khoản chi phí đã bỏ ra để đạt được thu nhập đó trong một thời kỳ nhất định. (ThS. Đặng Thúy Phựợng, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, năm 2010).

Tổng lợi nhuận của một doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.

Công thức chung để xác định lợi nhuận như sau:

Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí

Chỉ tiêu tổng lợi nhuận gọi là hiệu quả tuyệt đối của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH MTV cao su phú riềng (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)