Tác động của nợ công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách quản lý nợ công ở việt nam (Trang 35 - 38)

5. Kết cấu của luận văn

1.2. Cơ sở lý luận về nợ công

1.2.6. Tác động của nợ công

a. Tác động tích cực

Vay nợ là một hình thức huy động vốn cho phát triển. Bởi vậy, nợ công có vai trò quan trọng không chỉ đối với các nƣớc đang phát triển mà đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay. Những tác động tích cực chủ yếu mà nợ công đem lại cho các nƣớc đi vay, bao gồm:

Một là, nợ công là công cụ huy động nguồn lực trong và ngoài nước để tăng cường năng lực tài chính của bất cứ quốc gia nào. Đặc biệt, đối với các nƣớc đang phát triển, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng rất lớn nhƣng luôn phải đối mặt với những khó khăn về nguồn vốn. Với chính sách huy động và sử dụng nợ công một cách hiệu quả và hợp lý, nhu cầu về vốn sẽ từng bƣớc đƣợc giải quyết để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội cũng nhƣ gia tăng năng lực sản xuất cho nền kinh tế. Khác với các công cụ khác nhƣ thuế, bán tài sản công hay phát hành tiền.., nợ công có ƣu thế là không gây nên áp lực lạm phát, không mất đi quyền sở hữu tài sản công và không làm tăng gánh nặng thuế cho doanh nghiệp cũng nhƣ cá nhân, hộ gia đình.

Hai là, nợ công góp phần tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, đem lại hiệu quả kinh tế cho cả khu vực công lẫn khu vực tư. Một bộ phận không nhỏ dân cƣ trong xã hội có các khoản tiền tiết kiệm, với vai trò ngƣời đi vay, chính phủ huy động nguồn tài chính nhàn rỗi này để thực hiện các mục tiêu công, phục vụ lợi ích cộng đồng.

Ba là, nợ công tạo ra công cụ tài khóa góp phần điều chỉnh cầu và tổng cầu nhằm ổn định kinh tế vĩ mô. Khi muốn thắt chặt tài chính, chính phủ có thể phát hành trái phiếu để làm giảm khả năng thanh toán của dân cƣ, giảm tổng cầu. Ngƣợc lại, nếu cần nới lỏng tài chính, kích thích tăng tổng cầu thì chính phủ mua vào trái phiếu, tăng khả năng thanh toán cho các chủ thể khác. Công cụ này có tính linh hoạt cao và có tác động trong phạm vi rộng.

b. Tác động tiêu cực

Nợ công vƣợt quá ngƣỡng an toàn sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực, khiến nền kinh tế bị tổn thƣơng, chịu nhiều sức ép từ cả bên trong lẫn bên ngoài.

Một là, vay nợ của Chính phủ trên thị trường vốn trong nước cao làm giảm nguồn lực tài chính của khu vực tư nhân, giảm đầu tư tư nhân. Khi phát sinh các khoản nợ trong nƣớc, một phần nguồn lực tài chính của nền kinh tế sẽ đƣợc chuyển dịch từ khu vực tƣ nhân sang khu vực nhà nƣớc thông qua kênh trái phiếu chính phủ. Thay vì gửi tiền vào ngân hàng; sở hữu cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp hay bất cứ hình thức đầu tƣ nào khác, công chúng lại sở hữu trái phiếu chính phủ. Việc huy động vốn này sẽ tác động đến thị trƣờng vốn nói chung, làm tăng cầu tín dụng, đẩy lãi suất lên cao. Lãi suất tăng làm tăng chi phí đầu tƣ, giảm nhu cầu đầu tƣ của nền kinh tế, có thể dẫn đến hiệu ứng thu hẹp đầu tƣ tƣ nhân.

Hai là, nợ công tác động đến sự tăng trưởng kinh tế và ổn định môi trường kinh tế vĩ mô. Khi các quốc gia gặp vấn đề về nợ công, Chính phủ tạo sức ép lên NSNN, do đó phải tiến hành chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm

chi tiêu, tăng thuế, khó có thể huy động vốn trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Điều này sẽ làm giảm đầu tƣ, kìm hãm sự phục hồi của nền kinh tế, làm chậm tốc độ tăng trƣờng, thậm chí có thể đầy nền kinh tế vào “khủng hoảng kép”. Hậu quả trực tiếp sẽ là tăng trƣởng kinh tế thấp, thậm chí là tăng trƣởng âm.

Ba là, nợ công tác động đến tỷ giá và gây nguy cơ thâm hụt cán cân thương mại. Khi chính phủ tăng vay nợ, lãi suất trong nƣớc sẽ tăng tƣơng đối so với lãi suất nƣớc ngoài, các nguồn tài chính nƣớc ngoài sẽ đổ vào trong nƣớc khiến tỷ giá hối đoái tăng (đồng tiền trong nƣớc tăng giá). Lúc này, giá cả hàng hóa trong nƣớc sẽ đắt lên tƣơng đối so với hàng hóa nƣớc ngoài, giảm năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế khiến xuất khẩu ròng giảm. Thâm hụt ngân sách và thâm hụt thƣơng mại nếu xảy ra đồng thời sẽ gây hiện tƣợng “thâm hụt kép”, gây tác động tiêu cực cho sự phát triển kinh tế.

Bốn là, nợ công tăng cao gây căng thẳng và bất ổn chính trị. Bên cạnh những tác động tiêu cực về mặt kinh tế, khủng hoảng nợ công có thể đƣa quốc gia tới nguy cơ suy giảm chủ quyền chính trị khi phải chịu những áp lực to lớn từ phía các chủ nợ và các tổ chức tài chính quốc tế nhằm cải cách lại thể chế, thay đổi bộ máy quản lý... Bài học Argentina năm 2001 cho thấy một ví dụ cụ thể về những tác động chính trị khi một quốc gia lâm vào tình trạng tuyên bố chậm trả nợ. Ngoài ra, việc lệ thuộc quá nhiều vào các khoản vay nợ trong và ngoài nƣớc cũng sẽ làm giảm vị thế chính trị và uy tín của quốc gia trong các mối quan hệ song phƣơng và đa phƣơng, đặc biệt với các đối tác là các nƣớc chủ nợ.

Năm là, nợ công cao gây bất ổn định an sinh xã hội. Khi gặp phải các vấn đề về nợ công, động thái đầu tiên là chính phủ sẽ phải thắt chặt chi tiêu, thực hiện các chính sách cắt giảm phúc lợi cũng nhƣ tăng nguồn thu thuế từ cộng

đồng để giảm thâm hụt ngân sách và có thể phải đề xuất những hỗ trợ cần thiết từ các tổ chức tín dụng quốc tế . Điều này dẫn tới làn sóng các cuộc biểu tình, phản đối của dân chúng đặc biệt là những ngƣời nghèo, những ngƣời yếu thế trong xã hội. Chính sách thắt chặt chi tiêu đồng nghĩa với việc lƣơng hƣu và phúc lợi xã hội cho ngƣời dân sẽ không còn đƣợc đảm bảo, làm gia tăng nguy cơ nảy sinh và lan rộng các tệ nạn xã hội. Trong trƣờng hợp khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp, để đổi lấy hai gói cứu trợ, thủ đô Althens đã phải thông qua các biện pháp “thắt chặt chi tiêu đến nghẹt thở”. Tiền lƣơng và lƣơng hƣu bị cắt giảm từ 25-40% là nguyên nhân chính khiến số ngƣời tự sát tại Hy Lạp trong năm 2010 tăng 25% so với năm 2009. Những ngƣời dân Hy Lạp rơi vào cảnh túng quẫn này là do mức lƣơng hƣu ít ỏi đã bị cắt giảm tới mức không thể nuôi sống nổi bản thân và không đƣợc nhận bất kỳ sự giúp đỡ nào từ Nhà nƣớc. [Nguồn: Minh Điểm, “Eurozone đối mặt với “bão”: Khủng hoảng xã hội” trên trang thông tin trực tuyến của báo An ninh thủ đô ngày 07/4/2012].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách quản lý nợ công ở việt nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)